Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguy cơ thường gặp ở trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.69 KB, 9 trang )

Nguy cơ thường gặp ở trẻ sơ sinh
suy dinh dưỡng
Một số nguy cơ thường gặp ở trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong
tử cung
tre so sinh suy dinh
duong
- Hạ thân nhiệt:
Trẻ rất dễ nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Lúc mới sinh, thân
nhiệt của trẻ giống như thân nhiệt của mẹ, nhưng sẽ giảm ngay
sau đó. Nếu không được ủ ấm, thân nhiệt có thể giảm xuống còn
360C hay thấp hơn nữa.
Thân nhiệt quá thấp (dưới 350C) có thể do không đủ ấm nhưng
cũng có thể do nhiễm trùng. Nếu không đủ ấm thì cần ủ ấm cho
trẻ bằng áo ấm, găng tay, vớ, túi chườm nóng, lò sưởi hoặc dùng
phương pháp Kanguroo (cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ). Nếu
thân nhiệt thấp kéo dài phải chú ý tới nguyên nhân nhiễm trùng
hoặc nuôi dưỡng kém.
- Hạ đường máu:
Biểu hiện của hạ đường máu ở trẻ sơ sinh thường không đặc
hiệu, thường có đường máu thấp và trở về bình thường sau điều
trị. Một số trẻ có biểu hiện li bì, rên nhẹ hoặc khóc thét, giảm
trương lực cơ, run rẩy, co giật, tím tái, có cơn ngừng thở. Khi trẻ
bị hạ đường máu, ngoài việc được bác sĩ cho tiêm glucose 10%
bằng đường tĩnh mạch, nên lưu ý cho trẻ ăn sữa càng sớm càng
tốt.
Trong dự phòng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh, việc vấn đề dinh
dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ ngay sau sinh là rất quan
trọng. Vì vậy, chế độ ăn cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để
đảm bảo sự tăng cân bình thường của thai nhi, tử cung, bánh
rau, nước ối và khối lượng tuần hoàn máu của mẹ. Ngoài ra, bà
mẹ cần nghỉ ngơi trước khi sinh và trong thời kỳ hậu sản. Đối với


trẻ sơ sinh thì nên cho trẻ bú sớm ngay sau sinh để phòng tránh
hạ đường huyết, nếu trẻ không bú được thì vắt sữa mẹ cho ăn
bằng cốc, thìa.
- Nhiễm trùng đường hô hấp – những dấu hiệu nghi ngờ:
Trẻ thay đổi kiểu thở, thở bất thường.
Trẻ khóc nhiều, kích thích hoặc khó đánh thức.
Bú ít.
Ho.
Ọc sữa hầu hết cử bú.
Tiểu ít.
Da xanh tái.
Sốt.
- Rối loạn tiêu hóa:
Sự dung nạp thức ăn của trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung kém
hơn trẻ bình thường cùng tuổi thai vì ruột rất yếu (ruột là cơ quan
bị ảnh hưởng đầu tiên do thiếu oxy trong giai đoạn bào thai).
+ Nôn óí: bình thường trẻ có thể ợ hơi mà trẻ nuốt phải trong khi
bú, đôi khi cũng trớ ra một ít sữa. Điều đó không đáng ngại.
Nhưng nếu trẻ bị nôn ói nhiều quá sẽ bị mất nước, sụt cân.
Thường phân su bắt đầu được thải ra khoảng 8 – 10 giờ sau
sinh. Nếu phân su đào thải ra chậm, trẻ có thể bị chướng bụng,
nôn ói. Trường hợp này cần phải lưu ý để phát hiện bất thường ở
ống tiêu hóa. Nếu kèm theo bị tiêu chảy, có thể là trẻ bị viêm
đường ruột, nhiễm trùng máu, viêm màng não và nhiều bệnh
viêm nhiễm khác cũng có thể gây nôn ói.
Nếu chất nôn ra màu xanh hay vàng có thể là trẻ bị tắc ruột, đặc
biệt khi bụng trẻ chướng căng, hoặc không đi ngoài được, cần
cho trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
+ Tiêu chảy: cần xem có thay đổi màu của phân, có mùi hôi, phân
có lẫn nhầy máu…

- Trẻ không lên cân:
Bình thường, trong những ngày đầu sau sinh, trẻ có hiện tượng
sụt cân sinh lý, nhưng không quá 10% cân nặng lúc sinh ra, trẻ
sẽ ít sụt cân hơn nếu trẻ được bú sữa non của mẹ ngay trong giờ
đầu sau sinh. Sau tuần đầu, trẻ lấy lại cân nặng lúc sinh ra, nếu
trẻ sinh non thì sẽ chậm hơn. Sau đó, trong thời kỳ sơ sinh, trẻ bú
mẹ tăng cân liên tục với tốc độ nhanh, mỗi ngày tối thiểu 25g.
Nếu trẻ không lên cân hoặc sụt cân, có thể là có vấn đề xấu, cần
quan tâm. Về mức độ thiếu cân cần phân biệt:
+ Thiếu cân nhẹ: từ 5% đến 15% so với cân nặng bình thường,
không kể sụt cân sinh lý.
+ Thiếu cân trung bình: từ 15% đến 25%.
+ Thiếu cân nặng: trên 30%.

tre so sinh bi suy dinh duong
Những trẻ này phải xem lúc trẻ sinh có khỏe không? Có bú nhiều
không? Xem có những dấu hiệu bất thường khác không và cần
hỏi ý kiến của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung do thiếu hụt về cân
nặng và tầm vóc nên trong điều trị và chăm sóc sẽ có nhiều khó
khăn hơn những trẻ khác.

×