Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thị xã Sông Công - Điểm đến tour du lịch doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.14 KB, 5 trang )

Thị xã Sông Công - Điểm đến tour du lịch " Về thủ đô
kháng chiến"
Bên cạnh tiềm năng phát triển về kinh tế- xã hội, Sông Công còn có nhiều tiềm năng phát triển
về du lịch sinh thái theo hướng hiện đại với hồ Ghềnh Chè, Hồ Núc Nác, Di tích lịch sử Căng Bá
Vân.

Bên cạnh dòng Sông Công còn có Núi Tảo, với những cánh rừng, sông, núi , hồ và những dãy
đồi bát úp khoác trên mình màu xanh thiên nhiên xen kẽ với dòng chảy Sông Công. Nơi đây sẽ
mọc lên các khu vui chơi giải trí, khu quần vợt- sân gôn, trường đua ngựa và khu tham quan,
nghỉ dưỡng

Những cảnh quan thiên nhiên giàu đẹp, ấn tượng của Sông Công sẽ kết hợp với khu du lịch Hồ
Núi Cốc và hệ thống hang động thiên nhiên, các khu di tích lịch sử- văn hoá cùng các danh lam
thắng cảnh của tỉnh sẽ hấp dẫn du khách. Trong những năm tới Sông Công sẽ là điểm đến trong
tour du lịch "Về Cội nguồn Kháng chiến" của Thái Nguyên.

Thị xã công nghiệp trẻ

Là Thị xã Công nghiệp trẻ được thành lập năm 1985, Sông Công cách thành phố Thái Nguyên
phía nam 20 Km và cách phía bắc Hà Nội 60 km. Có tổng diện tích tự nhiên 83,64 km2 với dân
số trên 49 nghìn người. Là Thị xã công nghiệp, Sông Công không chỉ lợi thế phát triển về công
nghiệp mà có nhiều tiềm năng để phát triển Thương mại - Dịch vụ.

Nằm giữa Thành phố Thái Nguyên và thủ Đô Hà Nội nên từ Sông Công đến các tỉnh và huyện
bạn rất thuận lợi. Sông Công có hệ thống giao thông nội và ngoại thị đã được đầu tư, xây dựng
mới và cải tạo nâng cấp; Cùng với các tuyến xe buýt Đồng Hỷ-Thành Phố TN và Nỉ - Hà Nội đã
tạo lợi thế giao thương giữa các vùng kinh tế trung tâm trong tỉnh và các tỉnh khác. Quốc lộ 3
mới ( Hà Nội-Thái Nguyên) được xây dựng chạy qua phía bắc thị xã. Đây là điều kiện thuận lợi
để mở rộng thu hút đầu tư phát triển KT-XH và Thương mại-Du lịch của Sông Công.



Là một Thị xã trẻ, Sông Công có nhiều lợi thế phát triển trên lĩnh vực công nghiệp, hiện nay thị
xã đã thu hút đầu tư được trên 80 dự án và có 177 doanh nghiệp và 20 chi nhánh các văn phòng
địa diện đang hoạt động SX, kinh doanh trên các lĩnh vực tại địa phương. Với Khu công nghiệp
tập trung của tỉnh và các cụm công nghiệp đang được phát triển và khởi sắc…

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế của Thị xã luôn ổn định, mức
tăng trưởng bình quân đạt trên 20%/năm. Cơ sở hạ tầng để phát triển KT-XH đã và đang từng b-
ước hoàn chỉnh và cải tạo nâng cấp vững chắc. Đặc biệt hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển
Thương mại- Dịch vụ tại địa phương được quan tâm đầu tư nâng cấp.

Hệ thống mạng lưới chợ đang được củng cố, đầu tư đã có gần 2000 hộ kinh doanh cá thể, cùng
với TT Thương Nghiệp Mỏ Chè, Phố Cò đang hoạt động và Siêu thị Hương Giang tại TT Thị xã
chuẩn bị đi vào hoạt động; Hệ thống các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ tư nhân đủ năng lực để
đáp ứng với nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đến với Sông Công.

Tiềm năng phát triển du lịch

Với các lợi thế để thị xã phát triển thành Đô Thị công nghiệp ở phía nam tỉnh Thái Nguyên, Sông
Công còn có nhiều tiềm ẩn là vùng Du lịch tiềm năng; Bởi, tự nhiên nơi đây đã hình thành dòng
Sông Công với chiều dài trên 9 km theo hướng Tây Bắc - Đông nam như đã chia thị xã thành 2
vùng Đông - Tây; Phía đông với khu Công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ;
Phía tây là những vùng đồi bát úp với những cánh rừng và hồ nước tự nhiên xanh mát bốn mùa.
Phong cảnh thiên nhiên nơi đây giàu đẹp chứa nhiều tiềm ẩn về cảnh quan du lịch phát triển theo
hướng hiện đại.


Dọc bờ Sông Công về phía đông là vùng đất tương đối bằng phẳng, nơi đây có ngọn Núi Tam
Đảo cao gần 50 mét so với mặt sông, được quy hoạch khu công viên cây xanh theo dọc bờ Sông
Công. Hữu ngạn dòng Sông Công tươi mát hiền hoà là 2 xã Bình Sơn và Vinh Sơn với diện tích
3.697 ha, đây là vùng đất thoải thuộc sườn đông dãy Tam Đảo hùng vĩ nối liền với hàng trăm

quả đồi bát úp khoác trên mình màu xanh của rừng cây, đồi chè và các thung lũng tự nhiên đã tạo
lên những lòng hồ quanh năm có nước trong xanh.

Đi dọc đường Cách mạng tháng 10, qua cầu treo Sông Công tới Vinh Sơn, đây là xã nằm ở phía
tây nam Thị xã và liền kề phía Nam xã Bình Sơn. Vinh Sơn có cảnh quan thiên nhiên khá độc
đáo, có Hồ Núc Nốc với diện tích mặt nước 15 ha, có cánh rừng tái sinh và những đồi chè xanh
ngát nối tiếp nhau nhấp nhô như làn sóng. Qua Vinh Sơn tới xã Bình Sơn, vùng đất nơi đây bốn
mùa xanh mát được điều hoà bởi Hồ Ghềnh Chè ở phía tây của xã, hồ có diện tích mặt nớc 90
ha, với chiều dài 13 km, chiều rộng 7 km và độ sâu 15 m và được bao quanh bởi những cánh
rừng nguyên sinh và tái sinh đang ở độ phát triển.

Bình Sơn đã nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căn Bá Vân, đây là 1 trong những khu di tích lịch
sử được Bộ Văn hoá công nhận và được nhà nước công nhận là xã Anh Hùng trong thời kỳ
kháng chiến. Để xây dựng, phát triển miềm tây của thị xã và khai thác tiềm năng phát triển kinh
tế theo hướng du lịch sinh thái. Thị xã đã xây dựng cầu cứng nối liền trung tâm thị xã với 2 xã;
Con đường chạy dọc theo dòng sông Công nối liền xã Vinh Sơn & Bình Sơn đang đầu tư nâng
cấp.



Sông Công rất thuận lợi trong việc giao thương với các vùng kinh tế tây bắc của huyện Phổ Yên,
phía nam huyện Đại Từ và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Các lợi thế này nếu được
khai thác sẽ tạo cho ngành Thương mại- Du lịch của thị xã Sông Công có những bước phát triển
nhanh và bền vững và sẽ là điểm đến trong tour du lịch của Thái Nguyên.


Để khai thác, phát triển tiềm năng về du lịch của thị xã. Thị Uỷ- HĐND-UBND thị xã đã có chủ
trương, chính sách và các giải pháp tích cực để thu hút mở rộng vốn đầu tư phát triển KT-XH và
thương mại- du lịch tại địa phương. Bằng sự cố gắng nỗ lực của thị xã và sự quan tâm giúp đỡ
của Tỉnh Uỷ- HĐND-UBND tỉnh, Sở Công Thương Thái Nguyên.


Đặc biệt là sự quan tâm của ngành Du lịch Việt Nam. Chắc chắn TX Sông Công sẽ có những bư-
ớc phát triển mới về Thương mại- Du lịch trong thời gian tới và trở thành điểm du lịch hấp dẫn
trong tour du lịch"về nguồn", về "Thủ Đô kháng chiến, Thủ Đô gió ngàn" của du khách trong và
ngoài nước đến với Sông Công- Thái Nguyên./.

×