Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trẻ đẻ non và cách chăm sóc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.93 KB, 8 trang )

Trẻ đẻ non và cách chăm sóc
Trẻ đẻ non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy
37 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối
cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu. Đẻ
non hiện nay vẫn là một vấn đề đáng được quan tâm
bởi tỷ lệ trẻ đẻ non có thể lên tới 3% - 20% trong tất
cả các lần đẻ sống.
Đẻ non không những là nguyên nhân chủ yếu gây ra
tử vong ở trẻ trong thời kỳ chu sinh (trước và sau
sinh) mà đẻ non còn để lại nhiều di chứng nguy hiểm
cho sự phát triển của trẻ. Theo ước tính có chừng một
phần ba số trẻ bị đe dọa có di chứng lâu dài là do đẻ
non.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đẻ non
Đẻ non liên quan đến nhiều điều kiện trong đó có tình
trạng tử cung không còn giữ được thai nhi, những cản
trở trong quá trình thai nghén, nhau thai bong sớm
hoặc một kích thích làm co bóp tử cung trước khi
chuyển dạ. Những yếu tố làm tăng nguy cơ đẻ non
bao gồm:
- Trong tiền sử sản khoa đã có lần đẻ non hay thai
chết khi đẻ.
- Thai phụ thiếu dinh dưỡng, thiếu máu hoặc mắc các
bệnh mạn tính như lao, sốt rét trong quá trình mang
thai.
- Bà mẹ ít tuổi (dưới 18) hay nhiều tuổi (trên 35) và
việc lao động quá sức khi có thai.
- Đời sống kinh tế thấp, bị căng thẳng thần kinh, áp
lực khi mang thai.
- Có những biến cố xuất hiện khi đang mang thai như


rong huyết, đa ối, chửa đa thai (sinh đôi, sinh ba…)
nhiễm độc thai, viêm cổ tử cung, nhiễm khuẩn đường
tiết niệu…

Ảnh hưởng có thể gây ra cho trẻ khi đẻ non

Đẻ non khiến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ
phát triển không đầy đủ về giải phẫu, sinh lý như sự
kiểm soát thân nhiệt kém, chức năng phổi, hệ miễn
dịch, khử độc cũng như bài tiết chất độc chưa hoàn
thiện. Dẫn đến việc các chức phận đó hoạt động kém
gây tổn hại đến khả năng bảo vệ khi trẻ chào đời và
khó khăn hơn trong việc đối phó với các điệu kiện
khắc nhiệt của đời sống ngoài tử cung.
Đẻ non cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở thời
kỳ sơ sinh và biến chứng quan trọng nhất là bệnh
màng trong gây ra xẹp phổi và hội chứng hô hấp suy
kiệt, gây suy hô hâp cấp, tiếp đến là chảy máu phổi
và nhiễm khuẩn phổi hoặc nhiễm khuẩn các phủ tạng
khác.

Trong quá trình phát triển của thai nhi, các mạch máu
ở võng mạc (võng mạc là màng mỏng lót mặt trong
thành nhãn cầu giúp ta nhìn thấy) xuất phát từ phần
trung tâm phía sau rồi phát triển dần về phía trước và
kết thúc vào lúc trẻ được đủ tháng.

Ở trẻ đẻ non quá trình này chưa hoàn thành. Sau khi
bé được sinh ra nếu các mạch máu tiếp tục phát triển
bình thường thì trẻ không mắc bệnh, nếu các mạch

máu phát triển một cách bất thường trẻ sẽ mắc bệnh
về võng mạc. Cho đến nay người ta cũng chưa biết
chính xác nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc này.
Cân nặng và tuổi thai khi sinh thấp, thở ôxy nồng độ
cao và kéo dài, thiếu máu, truyền máu là những yếu
tố có nguy cơ đối với bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non.
Điều đáng ngại nữa là trẻ đẻ non thường để lại những
hậu quả xấu về mặt phát triển tâm trí và vận động.
Trẻ có thể giảm sút trí tuệ, chiều cao và trọng lượng.

Chăm sóc trẻ đẻ non

Như chúng ta đã biết, sự phát triển những khả năng
sinh lý của trẻ cũng như điều chỉnh thân nhiệt, miễn
dịch, chức năng thận, tiêu hóa, phổi, thần kinh, và
khả năng miễn dịch đều phụ thuộc vào tuổi thai chứ
không phụ thuộc vào cân năng khi sinh của trẻ. Do
vậy đối với trẻ đẻ non chúng ta cần có chế độ chăm
sóc và nuôi dưỡng đặc biệt phù hợp cho trẻ.
Trẻ đẻ non trong những ngày đầu tiên thì việc ăn
uống rất khó khăn hơn. Trẻ bú yếu, khả năng tiêu hóa
kém do vậy việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non
khó khăn hơn nhiều so với các trẻ sơ sinh bình
thường đủ tháng. Nguyên tắc chung trong việc nuôi
dưỡng trẻ đẻ non là đảm bảo đủ sữa cho trẻ (cho trẻ
bú ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt) để tận dụng
các chất dinh dưỡng quý giá trong sữa non. Sữa non
rất giàu chất đạm, kháng thể vitamin A và bạch cầu.
Nếu lúc đầu trẻ đẻ non quá yếu và không thể tự bú
mẹ thì có thể vắt sữa mẹ và đổ thìa cho trẻ bú. Cho

trẻ bú nhiều lần tùy vào khả năng tiêu hóa của trẻ và
khoảng cách giữa các lần bú gần nhau.
Một điều chú ý cũng rất quan trọng đó là trẻ đẻ non
thiếu lớp mỡ dưới da và khả năng sinh nhiệt kém do
trung tâm điều hòa thể nhiệt hoạt động kém. Bên
cạnh đó việc ăn uống kém và không đủ năng lượng
để chống đỡ với cái lạnh bên ngoài cũng là nguyên
nhân khiến trẻ đẻ non dễ bị nhiễm lạnh do vậy bạn
cần chú ý phòng chống hạ thân cho trẻ. Bởi nếu trẻ bị
nhiễm lạnh thì sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa
của cơ thể trẻ điều này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe
của trẻ bị ảnh hưởng không tốt.
Để giữ thân nhiệt cho trẻ có thể áp dụng phương
pháp Kanguru. Đây là một tiện lợi không tốn tiền mà
đạt hiệu quả cao. Bạn đặt trẻ nằm sấp trên ngực mẹ
giữa hai bầu vú, sao cho da mẹ và da bé kề nhau, đầu
sát dưới cầm mẹ, mặt quay sang một bên. Đầu có thể
đội mũ hoặc quấn khăn cho trẻ để giữ ấm, sau đó
dùng một tấm chăn bông đắp lên người trẻ và ngoài
cùng là áo của người mẹ.
Bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin C và vitamin D
cho trẻ bởi vitamin C có tác dụng quan trọng trong
chuyển hóa chất đạm còn vitamin D thì có tác dụng
giúp phòng chống bệnh còi xương.
Điều cũng không kém phần quan trọng nữa trong
việc chăm sóc trẻ đặc biệt đối với những trẻ đẻ non là
việc chống nhiễm trùng cho trẻ bởi trẻ đẻ non có sức
chống đỡ kém do vậy sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và nếu bị
nhiễm thì sẽ rất trầm trọng. Do vậy bạn cần hạn chế
đến mức thấp nhất những yếu tố nhiễm khuẩn từ thức

ăn hay các đồ dùng cho trẻ. Hãy thực hiện các biện
pháp giữ vệ sinh như luộc sôi thường xuyên các dụng
cụ cho bé ăn, rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ bú…
Phòng ngừa
Cần biết rằng đẻ non không phải là định mệnh. Đẻ
non là vấn đề rất nguy hiểm xong vẫn có thể phòng
tránh được bằng các biện pháp phù hợp giúp trẻ phát
triển khỏe mạnh như:
1. Phổ biến rộng rãi cho mọi người trên các phương
tiện thông tin về những tình huống có thể đưa tới đẻ
non.
2. Các bà mẹ nên đi khám thai nhiều lần trong thời kỳ
mang thai, nên tự trang bị cá kiến thức và kỹ năng tối
thiểu để tự bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi. Nếu
có nghi ngờ đẻ non thì trong thời gian mang thai cần
được nhập viện để theo dõi và thực hiện các liệu pháp
cần thiết.

×