Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm thế nào để giúp trẻ không bị trớ, oẹ khi ăn? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.95 KB, 5 trang )

Làm thế nào để giúp trẻ không bị trớ, oẹ
khi ăn?
Con tôi mới 8 tháng tuổi, ăn uống rất khó
khăn, thường hay ọe. Cháu đã đi khám bác
sĩ cho uống thuốc chống nôn nhưng vẫn
không thấy thuyên giảm. Xin hướng dẫn
giúp cách chữa bệnh cho cháu. Cảm ơn!
Trả lời:
Nôn là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ do đặc
điểm của bộ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ
tâm vị yếu, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang.
Nôn trớ có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần lên.
Nôn trớ cũng là triệu chứng trong nhiều
bệnh khác nhau, nhưng nôn nhiều kéo dài
thường ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng, rối loạn nước và điện giải
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày
bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn
là do sự co bóp phối hợp của cơ hoành, cơ
thành bụng và cơn trơn dạ dày thực quản.
Trớ là sự co bóp của cơ trơn dạ dạy thực
quản, không có sự tham gia của cơ hoành và
thường là thức ăn chưa tiêu hóa.
Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ
em:
Nôn trớ liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở
trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú
chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng
cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu
ăn bổ sung với thức ăn mới lạ Nôn thường
xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu


là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không
ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ
cần điều chỉnh cách cho ăn.
- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi
khi nhìn thấy thức ăn.
- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày
để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết.
- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên
bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
- Pha sữa đúng công thức và nên cho ăn
bằng thìa hoặc uống bằng cốc.
- Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì
cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình
để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
- Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp
sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành
hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.
Nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh
nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng,
viêm phổi, viêm màng não một số bệnh
ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột
non hoại tử Trẻ nôn đột ngột và kèm theo
các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Bạn
cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí
kịp thời.
Để giảm bớt nôn trớ và phòng thiếu dinh
dưỡng thì cần lưu ý cách cho trẻ ăn.
- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong
ngày, tăng số lần cho bú.
- Sau khi ăn nên bế vác trẻ 10-15 phút.

- Chế độ ăn đặc dần lên.
- Sử dụng thuốc chống nôn motilium,
primperan (lưu ý bạn chỉ sử dụng thuốc cho
bé theo sự hướng dẫn của thầy thuốc).
Nếu chẩn đoán nôn do các dị tật bẩm sinh
thường phải xử trí ngoại khoa.
Chúc cho bé yêu của bạn hay ăn chóng lớn.

×