Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dùng khăn ướt cho trẻ em: Nguy cơ gây viêm da potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.84 KB, 6 trang )

Dùng khăn ướt cho trẻ em: Nguy cơ gây viêm da
Hội tụ nhiều tiện ích: sạch sẽ thơm tho, nhanh gọn đỡ
mất thời gian và thậm chí rất "prồ" các bà mẹ hiện
nay coi giấy ướt như một trong những sản phẩm
không thể thiếu khi chăm sóc con cái. Thế nhưng, các
chuyên gia cảnh báo, giấy ướt có thể là nguyên nhân
gây chứng hăm, viêm kẽ đặc biệt với trẻ nhỏ.
Tiện lợi nhưng
Trước ngày sinh, chị Nguyễn Thị Mai Loan (Mỹ
Đình, Từ Liêm, Hà Nội) đã chuẩn bị khá nhiều giấy
ướt. Chị giải thích rằng mang giấy ướt vào viện, khỏi
phải mang đồ lỉnh kỉnh như chậu, xô, phích nước
nóng Nhiều bà mẹ có cùng cách suy nghĩ như chị
Loan.

Đa phần giấy ướt được quảng cáo là thành phất chiết
xuất từ cây lô hội, một loại cây nổi tiếng có tính chất
làm mềm, dưỡng da. Bên cạnh đó là chất khử trùng,
diệt khuẩn Một người bán hàng ở phố Tây Sơn cho
biết: Sản phẩm thì nhiều lắm, nội có, ngoại có, giá cả
cũng vô cùng từ 10.000đ đến hơn 50.000đ một gói
khoảng 80 chiếc. Thế nhưng, người bán hàng này
cũng khuyên, cần phải chọn kỹ, đặc biệt không nên
dùng giấy mùi vì có thể họ tẩm nhiều hóa chất quá.
Thử vài loại thì đúng thật, mùi thơm từ loại khăn này
có mùi hắc, xộc thẳng vào mũi, ngay cả với người lớn
đã vậy thì đối với trẻ con khó có thể nói sản phẩm
này an toàn. Đáng chú ý là ngoài những mặt hàng có
kiểm định của y tế thì có những loại không rõ nguồn
gốc, rất có thể được nhập từ Trung Quốc vì bao bì ghi
toàn tiếng Hoa, không thể nhận biết có an toàn hay


không.
Đã có một công trình khoa học công bố trên Medical
Observer Weekly về ảnh hưởng của giấy ướt đối với
sức khỏe con người. Chuyên gia đầu ngành về gia
liễu của Australia, tiến sĩ Peter Foley, giảng viên cao
cấp Đại học Melbourne, tác giả công trình nghiên cứu
khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên sử dụng khăn
ướt cho trẻ em.
Theo nghiên cứu của ông, một số sản phẩm khăn ướt
có chứa các chất hoạt động bề mặt và hương liệu có
thể kích thích làn da vốn mỏng và rất nhạy cảm của
trẻ em, gây hăm, viêm da tiếp xúc hoặc chàm
(eczama). Đặc biệt, nếu da đã có dấu hiệu viêm hay
mẩn ngứa thì việc dùng khăn ướt sẽ khiến tình trạng
bệnh càng thêm nặng.
Khăn xô vẫn hơn
Nên tránh mua các loại
khăn ướt có một số hóa
chất sau:
2-Bromo-2-
TS Foley khuyên các ông
bố bà mẹ không nên sử
dụng khăn ướt thường
xuyên cho trẻ em, đặc biệt
là các bé sơ sinh, mà chỉ
dùng trong những lúc cho
bé đi chơi xa, cần sự tiện
lợi. Còn để làm vẹ sinh
vùng kín hàng ngày cho bé,
nên sử dụng gạc bông hoặc

khăn mặt mềm và nước ấm.
Nếu có điều kiện cũng có
thể dùng gạc bông thấm
kem sorbolene lau vùng kín
cho bé, sau đó rửa lại bằng
nước ấm.
Về ảnh hưởng của khăn ướt, BS Nguyễn Thanh
Nhàn, trưởng khoa điều trị phụ nữ và trẻ em, Viện Da
Nitropropane-1,3-Diol
(or Bronopol) - Chất gây
dị ứng, kích thích, có thể
tạo thành chất gây ung
thư.
DMDM Hydantoin -
Chất gây dị ứng, kích
thích, có thể tạo thành
gây ung thư.
Fragrance - Chất gây dị
ứng, có thể bao gồm cả
chất độc thần kinh và
chất gây rối loạn nội tiết.

liễu Quốc gia cũng khuyến cáo: Da trẻ con rất mỏng,
khi lau chùi và rửa cho trẻ cần nhẹ nhàng, tốt nhất là
rửa bằng nước sạch và thấm khô. Nếu không rửa
bằng nước mà cứ cậy có khăn ướt tiện lợi, dùng khăn
ướt lau nhiều lần, chà xát sẽ làm xướt xát da trẻ dẫn
đến dễ bị viêm da.
Điều này cũng được BS Phan Thị Huệ, trưởng khoa
Sơ sinh non tháng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đồng

tình: Cả khăn ướt có chất lượng đảm bảo (đã được
kiểm định) vẫn có thể gây dị ứng nếu trẻ có cơ địa dị
ứng với một chất nào đó trong nguyên liệu, chất liệu
sản xuất khăn.
Được biết, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội không cấp phát
khăn ướt về các khoa mà thường bố mẹ các bé tự
mua dùng. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Huệ, khi
dùng khăn ướt cho trẻ, cần chú ý theo dõi xem con
mình có bị dị ứng không. Khi phát hiện trẻ có mẩn đỏ
ở khu vực da hay dùng khăn ướt, cần ngừng sử dụng
ngay. Các bậc cha mẹ nên mua khăn của các hãng có
uy tín, có nhãn mác, hạn sử dụng rõ ràng; không mua
hàng trôi nổi, nhập lậu, nhãn mác nhòe nhoẹt, không
có hạn sử dụng
Với những trẻ da đang có tổn thương, tốt nhất là dùng
khăn xô và nước chín (nước đun sôi để nguội) lau rửa
để đảm bảo an toàn. Đây cũng là lời khuyên của BS
Lê Tố Như, phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung
ương: Khăn xô thấm nước sạch để vệ sinh là giải
pháp luôn an toàn.


×