Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bản chất của phương pháp phân loại đất theo phát sinh? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.52 KB, 6 trang )

Bản chất của phương
pháp phân loại đất theo
phát sinh?

Phân loại đất theo phát sinh còn được gọi là
trường phái phân loại phát sinh. Cơ sở khoa học
của phương pháp là học thuyết phát sinh đất.
Học thuyết do nhà bác học Nga V.V. Docuchaev
(1846-1903) đưa ra năm 1883 trong công trình
"Ðất chernozem ở Nga". Trong đó Nhà bác học
cho rằng, "Ðất là một vật thể có lịch sử tự nhiên
hoàn toàn độc lập; nó là sản phẩm hoạt động
tổng hợp của: (1) mẫu chất và đá mẹ, (2) khí
hậu, (3) thực vật và động vật, (4) địa hình và (5)
tuổi khu vực. Học thuyết hình thành đất của
Docuchaev được các nhà khoa học Nga và thế
giới tiếp thu và hoàn thiện đồng thời bổ sung
thêm một yếu tố (6) là tác động của con người
trong quá trình hình thành đất trồng trọt. Sự tác
động tổng hợp của những yếu tố đó sẽ quyết
định quá trình hình thành đất chính. Các vùng
địa lý tự nhiên khác nhau, yếu tố hình thành đất
không giống nhau sẽ diễn ra các quá trình hình
thành đất khác nhau. Kết quả hoạt động của các
quá trình hình thành đất được biểu hiện rõ trong
cấu tạo phẫu diện đất. Mỗi tầng đất trong phẫu
diện là sản phẩm đặc trưng của một hay nhiều
quá trình phát sinh nào đấy nên được gọi là
"tầng phát sinh". V.V. Docuchaev cũng là người
đầu tiên đưa ra nguyên tắc phân chia phẫu diện
đất thành các tầng và đề nghị dùng các chữ cái


viết hoa A, B, C, D để ký hiệu cho các tầng.
Nội dung phương pháp
a. Nghiên cứu các yếu tố hình thành đất
Nội dung này bao gồm thu thập và nghiên cứu
các tư liệu có liên quan tới các yếu tố tự nhiên
như học thuyết hình thành đất đã nêu.
b. Nghiên cứu xác định các quá trình hình
thành đất.
Từ những kết quả nghiên cứu các yếu tố hình
thành đất kết hợp với nghiên cứu phẫu diện đất
ngoài thực địa, với kết quả phân tích đất trong
phòng thí nghiệm sẽ biết được quá trình hình
thành đất. Cần lưu ý, các quy trình nghiên cứu
ngoài thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm
phải được tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không sẽ
cho ta kết quả không chính xác dẫn đến phân
loại sai. Cũng nên biết rằng một số chỉ tiêu
không được định lượng chặt chẽ nên phương
pháp này được xem là phương pháp bán định
lượng.
c. Nghiên cứu xây dựng bảng phân loại đất
Ðất trong lãnh thổ nghiên cứu cần phải được
chia ra các loại theo một hệ thống phân cấp từ
cao xuống thấp nhất. Hệ thống phân cấp như
vậy trong Thổ nhưỡng học được gọi là hệ
thống phân vị. Hệ thống phân vị ở Liên xô
(cũ) áp dụng gồm 8 cấp như sau:
Bậc (Razriad). Biến chủng (Raznơvid) 
Chủng (Vid)  Thuộc (Rod)  Loại phụ (Podtip)
 Loại (Tip)  Lớp phụ (Podclas) Lớp (Clas)

Theo V.A. Kovda (1973), ở nước Nga vଠLiên
xô (cũ) tồn tại 3 hướng phân loại. Thứ nhất "địa
lý - phát sinh" hay "yếu tố - phát sinh" mà đại
diện là V.V. Docuchaev và N.M. Sybisev (trên
cơ sở yếu tố hình thành đất tổng hợp và địa lý
cảnh quan) áp dụng cho cấp phân vị cao nhất
(lớp và lớp phụ). Hướng phân loại kế tiếp đó là
"Phẫu diện- phát sinh" đứng đầu là P.S.
Kosovitz (1914), K.G. Glinka (1925), K. K.
Gedroiz (1925) ; trên cơ sở các quá trình hình
thành đất, 10 loại (Tip) đất đã được phân chia
và hướng thứ 3 "Phát sinh- tiến hoá" ("Phát
sinh- lịch sử") do V.R. Volobujev (1964) và M.A.
Glazovxka (1960) đề xướng; các nhà khoa
học này đã đi sâu nghiên cứu trong phạm vi của
2 hướng trước đó. Ví dụ, nghiên cứu phản ứng
đất hay nghiên cứu địa hoá phục vụ phân chia
đất ở các cấp khác nhau.
Tuy nhiên, một trong những mục đích của các
hướng khác nhau là để tìm ra một cấp phân vị
cơ bản nhất với những tiêu chuẩn (criterions) rõ
ràng. Cuối cùng các nhà khoa học thống nhất
lấy "loại" làm cấp cơ sở.
• Loại (Tip): Các đất được tách ra từ một lớp
phụ, bao gồm một nhóm các loại phụ đất được
hình thành và tiến hoá trong cùng điều kiện sinh
vật, khí hậu, thuỷ văn và đặc trưng bằng những
biểu hiện của quá trình hình thành đất rõ ràng.
Những đặc điểm chung của các đất trong một
loại đất là:

- Cùng phương thức thu nhận chất hữu cơ và
nhiệt, cùng đặc điểm phân giải chất hữu cơ.
- Cùng quá trình phong hoá đá, khoáng vật
nguyên sinh, cùng kiểu hình thành khoáng vật
thứ sinh và phức chất hữu cơ- vô cơ.
- Cùng chế độ nước trong đất.
- Cùng một cách di chuyển vật chất trong đất.
- Cùng hướng sử dụng, cùng áp dụng những
biện pháp để duy trì và nâng cao độ màu mỡ
của đất.
Thuật ngữ "loại" ở đây cũng quan trọng và
tương đương với thuật ngữ "loài" trong phân
loại thực vật.
• Loại phụ (podtip): Các đất được phân ra trong
phạm vi loại đất. Các loại phụ đất khác nhau bởi
mức độ phát triển của quá trình hình thành đất.
Loại phụ chỉ giai đoạn phát triển khác nhau về
chất lượng đất.
• Thuộc (hay Họ)- (Rod): Các đất được tách ra
trong một loại phụ trên cơ sở chúng khác nhau
về đá mẹ hay mẫu chất.
• Chủng (Vid): Các đất được phân ra trong một
thuộc, chúng khác nhau do thành phần cơ giới
không giống nhau.
• Biến chủng (Raznơvid): Các đất được tách ra
trong phạm vi một chủng
• Bậc (Razriad): Các đất được tách ra trong
phạm vi một biến chủng
d. Cách đặt tên đất
Phân loại đất theo phát sinh giải thích sự hình

thành, chiều hướng biến đổi và phát triển, tính
chất của các loại đất. Việc đặt tên đất gắn liền
với yếu tố và quá trình hình thành đất nên tương
đối dễ dàng, dễ tiếp thu và đặc biệt, ít gặp khó
khăn trong việc đề xuất các phương hướng cải
tạo đất.
Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất của phân loại theo
phát sinh là chưa thể hiện đầy đủ các tính chất
hiện tại của đất. Nhiều vùng đất rộng lớn dưới
tác động của con người như bố trí hệ thống cây
trồng nông lâm nghiệp, bón phân cho cây trồng,
xây dựng hệ thống thuỷ lợi, phá rừng lấy đất
canh tác Các tính chất đất không còn phụ
thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tự nhiên ban đầu
mà phụ thuộc yếu tố nội tại, yếu tố địa phương
do tác động sâu sắc của con người.

×