8 việc cần làm của phụ nữ khi có ý định sinh
con
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), có tới 87% số phụ
nữ tại các nước đang phát triển
không quan tâm tới việc tiến hành
xét nghiệm trước khi có ý định
mang thai. Họ chỉ quan tâm tới việc
siêu âm thai để xem con trai hay
con gái.
1. Làm một số xét nghiệm về huyết học và nội
tiết
Việc không tiến hành xét nghiệm trước khi có ý
định mang thai là một nhận thức cũng như thói
quen sai lầm, có thể gây những hậu quả nghiêm
trọng cho cả mẹ và con.
Theo các chuyên gia phụ sản thuộc Trung tâm
Bà mẹ và Trẻ em tại Vacsava (Ba Lan), từ 3 đến
6 tháng trước khi có kế hoạch mang thai, việc
đầu tiên cần phải làm là các xét nghiệm sau
đây:
Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm rất quan
trọng nhằm xác định nhóm máu của người mẹ
để trong trường hợp sinh con, thai phụ bị tai
biến như băng huyết cần truyền máu sẽ giúp
các bác sĩ xử lý nhanh.
Mặt khác, khi xét nghiệm sẽ biết bạn có bị thiếu
máu không, để từ đó tìm cách khắc phục, như
bổ sung chất sắt, B12.
Trong trường hợp bạn có yếu tố Rh âm, phải
làm xét nghiệm xác định yếu tố Rh của chồng,
để tránh sự không tương hợp Rh, mà hậu quả
của nó là thai nhi sau này sẽ bị thiếu máu, vàng
da, điều trị tốn kém.
Xét nghiệm hàm lượng đường và đạm trong
nước tiểu và máu: Đối với người phụ bình
thường, trong nước tiểu không có đường. Nếu
có, chỉ xuất hiện sau khi ăn quá nhiều đường
(đường sinh lý) hay do bệnh tiểu đường.
Nếu hàm lượng đường trong huyết cao trong
thời gian mang thai, thai sẽ bị một trong dị tật:
Khiếm khuyết ống thần kinh, không có não, có
đuôi, nứt đốt sống, não úng thủy, dị tật về tim và
thận, thai quá to gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy
hô hấp, bị hạ đường huyết, tăng bilirulin.
Do vậy, việc xét nghiệm nếu thấy hàm lượng
đường trong huyết cao thì cần có biện pháp để
đưa về đường huyết ổn định, nhằm tránh những
rủi ro nêu trên.
Hàm lượng đạm trong nước tiểu sẽ cho biết
chức năng thận, qua đó đánh giá mức độ một
số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường hay suy
thận. Hàm lượng đạm cao trong nước tiểu gây
nguy cơ ngộ độc thai nghén, dẫn tới nhiều tai
biến khác.
Xét nghiệm huyết trắng nhằm phát hiện viêm
nhiễm đường sinh dục: Viêm nhiễm đường sẽ
dẫn tới sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, làm lây
bệnh cho trẻ sơ sinh.
Biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết là huyết trắng.
Việc xét nghiệm huyết trắng sớm nhằm xác định
rõ bệnh gì để chọn cách điều trị thích hợp.
Xét nghiệm nồng độ các hoóc-môn tuyến giáp:
Nồng độ các hoóc-môn tuyến giáp quá thấp sẽ
gây khó khăn trong việc thụ thai và có thể là
nguyên nhân gây sẩy thai. Trái lại, nếu nồng độ
quá cao thì sẽ gây sinh non.
Việc tiến hành xét nghiệm trước khi có ý định
thụ thai nhằm xác định nồng độ các hoóc-môn
để có thời gian áp dụng các biện pháp điều
chỉnh nồng độ hoóc-môn cân bằng.
Xét nghiệm tìm virus viêm gan B: Viêm gan B là
căn bệnh khá phổ biến tại nhiều nước đang phát
triển, có nơi tỷ lệ mắc bệnh đến 21%. Nếu mẹ bị
viêm gan B, virus rất dễ gây cho trẻ sau sinh và
gan sẽ không làm tốt chức năng, dấn tới thai
phụ sẽ bị một số bệnh lý khác ảnh hưởng xấu
tới thai nhi.
Trong trường hợp xác định không bị viêm gan
B, người mẹ tương lai cần uống ba liều vắc-xin
phòng ngừa. Đã xảy ra trường hợp sẩy thai khi
thai phụ mắc viêm gan B.
2. Theo dõi chặt chẽ huyết áp
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân
chính gây ngộ độc thai nghén mà hậu quả là
sinh non hay sẩy thai.
Khi huyết áp gia tăng cần có biện pháp thích
hợp điều chỉnh thông qua chế độ ăn-uống chống
huyết áp cao hay gia tăng hoạt động thể lực.
3. Điều trị những bệnh răng – miệng
Khi đã mang thai, việc điều trị các bệnh đau
răng, sâu răng bằng các loại thuốc kháng sinh là
điều cấm kỵ, vì các hoạt chất kháng viêm sẽ
nhanh chóng thâm nhập vào hệ lưu thông máu
của mẹ và thâm nhập vào thai nhi gây nhiều tổn
thương cho sự phát triển của thai nhi.
Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ nhiều hợp
chất của thuốc trong thai nhi cao hơn rất nhiều
so với trong cơ thể mẹ, vì thai nhi chưa hình
thành đầy đủ cơ chế chuyển hóa các loại thuốc.
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển bào thai
rất mẫn cảm với các hớp chất hóa học làm tổn
thương tới quá trình hình thành các bộ phận của
thai nhi.
4. Không uống rượu, bia và hạn chế dùng các
loại thuốc thông thường
Có thế uống một ly rượu vang đỏ vào sau bữa
tối để khí huyết lưu thông tốt hơn. Việc uống
rượu, bia vô độ dẫn đến những tổn thương hệ
thần kinh sau này của trẻ và khi trưởng thành dễ
bị rơi vào nghiện ngập.
Chỉ khi thật cần thiết mới dùng đến những loại
thuốc thông thường như cảm cúm, giảm đau.
Trong trường hợp bị cảm, nhức đầu và sổ mũi
nên dùng các loại lá thảo mộc để điều trị.
5. Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu rau xanh và
trái cây
Nhiều phụ nữ ngộ nhận rằng, khi chuẩn bị manh
thai cần ăn nhiều thịt và các món “sơn hào hải
vị” để tẩm bổ cho cơ thể. Trong khi đặc biệt
quan trọng lại là chế độ dinh dưỡng cung cấp
cho cơ thể đầy đủ liều lượng các vitamin và
khoáng chất từ nguồn thiên nhiên, đó là rau
xanh và trái cây.
Lượng đạm cho cơ thể chủ yếu từ cá và thịt gia
cầm, các chế phẩm từ sữa bò, lạc và vừng. Nên
ăn ít và chia thành 5bữa/ngày để đảm bảo đủ
chất và các cơ quan nội tạng hoạt động vừa
sức.
Hàng ngày, nên uống ít nhất là 1,5 lít nước, có
thể là nước trái cây ép hoặc nước khoáng
không ga. Trong thành phần bữa ăn nên hạn
chế các món giầu chất béo có nguồn gốc động
vật và đường.
6. Gia tăng dùng a-xít folic
Các nghiên cứu tại Anh cho thấy nếu hằng ngày
cung cấp 0,4mg a-xít folic trong suốt ba tháng
trước khi thụ thai sẽ giảm 59% nguy cơ xuất
hiện các khuyết tật trong hệ thần kinh của trẻ
sinh ra.
A-xít folic tham gia vào quá trình tổng hợp các
a-xít nucleic tạo AND, tham gia điều hòa sự tăng
trưởng và hoạt động của tất cả các tế bào. A-xít
folic còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư
cổ tử cung ở phụ nữ. A-xít folic có chứa trong
gan gia cầm, các loại đậu, bi-na, rau súp lơ
xanh, hạt ngũ cốc.
Phần lớn trong chúng ta đều thiếu hụt a-xít folic
vì hàm lượng của nó trong cơ thể luôn bị giảm
sút do chúng ta bị stress, uống cà phê, uống
rượu, dung các thuốc tránh thai. Là loại a-xít dễ
bị phân hủy dưới tác động của nhiệt độ cao và
ánh nắng mặt trời (hao hụt tới 70%).
Ngoài ra, cơ thể chúng ta chỉ hấp thụ 50% a-xít
folic từ nguồn thực phẩm song laọi hấp thụ
100% từ nguồn tổng hợp. Do đó, tốt nhất là
dùng các loại a-xít folic tổng hợp có bán tại các
cửa hàng dược phẩm.
7. Gia tăng vitamin nhóm B và chất sắt
Vitamin nhóm B có tác động làm giảm và điều
hòa nồng độ homocysteine – loại axít amin có
tác động mạnh mẽ tới sức khỏe. Nồng độ axít
amin này cao có thể làm rối loạn quá trình sinh
lý của các tế bào.
Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy nồng độ
homocysteine cao dẫn tới phát sinh bệnh tim –
mạch, huyết áp cao.
Có thể khẳng định rằng, chất sắt cần thiết cho
phụ nữ như con người cần không không khí.
Theo khảo cứu của Trung tâm Bà mẹ và Trẻ em
Ba Lan, có tới 45% phụ nữ trong kỳ mang thai bị
thiếu hụt chất sắt.
Tỷ lệ phụ nữ bị thiếu hụt chất sắt cao hơn nam
giới. Việc để thiếu hụt chất sắt ở những bà mẹ
mang thai có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho trẻ như nhẹ cân, thiếu máu, sinh non và sẩy
thai. Do vậy, việc bổ sung chất sắt cho phụ nữ
trước khi mang thai là rất quan trọng để rơi vào
tình trạng thiếu máu.
Nhu cầu hàng ngày cho cơ thể là khoảng 2mg
chất sắt. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu tăng
lên 26mg/ngày. Chất sắt có chứa trong gan lợn
(18,7mg/100g), gan bò (9,4mg/100g), hạt đậu
(6,9mg/100g).
Song để có thể hấp thụ chất sắt từ nguồn thực
phẩm thì phải cung cấp cho cơ thể chất “xúc
tác” – đó là vitamin nhóm B – đặc biệt là B6,
B12 và B9 (a-xít folic) cùng vitamin C.
8. Cần có chế độ tập luyện thể dục tăng cường
sự dẻo dai các cơ
Các khảo cứu tại nhiều nước cho thấy, những
phụ nữ thường xuyên tập luyện thể lực, các cơ
được tăng cường hầu như không bị đau cột
sống khi mang thai và khi sinh nhẹ nhàng và
chóng vánh.
Việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn có
tác động tích cực với tinh thần, giúp đầu óc
sảng khoái, giải tỏa stress – kẻ thù khi mang
thai.
Các hoạt động thể lực cho phụ nữ trước khi thụ
thai có thể là tập thể dục aerobic, đi bộ nhanh,
bơi lội, đi xe đạp. Nên chọn loại hình vận động
mà mình ưa thích.