Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

TÌNH HÌNH UNG THƯ NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.18 KB, 36 trang )
















TÌNH HÌNH UNG THƯ
NGUYÊN BÀO VÕNG
MẠC



TÌNH HÌNH UNG THƯ NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC


TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát tình hình ung thư nguyên bào võng mạc ở các tỉnh phía
nam và hướng phát hiện bệnh sớm.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt dọc hàng loạt ca không so
sánh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 11 năm 2005
trên 61 bệnh nhi.
Kết quả: 61 ca UTNBVM tại bệnh viện Mắt Tp HCM trong 2 năm 2003-


2005 cho thấy UTNBVM xuất hiện ở 22 tỉnh thành phía Nam Việt Nam, có ở 5
dân tộc phổ biến, với tần suất 2 bệnh nhân/1 triệu dân/2năm. Khoảng 40% là
UTNBVM di truyền. Tất cả đều đến điều trị muộn mà nguyên nhân chủ là do cha
me.
Kết luận: Hướng phát hiện sớm là sàng lọc đối tượng nguy cơ (anh chị em
ruột của bệnh nhi có bệnh sử gia đình, UTNBVM hai mắt, một mắt nhiều u, dưới 7
tuổi và con cái sau nầy của chúng) và tuyên truyền về UTNBVM cho nhân dân.
ABSTRACT
Purposes: Accessment of retinoblastoma situation in the south of viet nam
and early diagnosis strategy.
Methods: The longitudinal prospective study with the description of the
cases without comparison. We studied over 61 patients from nov, 2003 to nov,
2005.
Results: Study of 61 case of retinoblastoma at Eye hospital of HCMC
during 2003-2005 showed that: retinoblastoma was in 22 provinces of south of
VietNam, in 5 popular races, with prevalence of 2patients/1million/2years. There
are about 40% hereditary retinoblastoma. All patients were treated lately due to
their parent.
Conclusion: Screen risk objects (patient,s brothers and sisters with family
history, bilateral retinoblastoma, multitumor retinoblastoma, under 7 years old and
their offsing) and communicate about retinoblastoma to people.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư nguyên bào võng mạc (UTNBVM) là một bệnh bẩm sinh, ác tính,
có tính di truyền(5,8). Trong những năm qua, ở các tỉnh phía nam Việt Nam, hầu
hết, bệnh nhi đến điều trị ở giai đoạn muộn, xâm lấn nhiều, có nguy cơ đến tính
mạng bệnh nhi, nên tất cả đều phải cắt bỏ nhãn cầu(1,2). Trong khi đó, ở các nước
phát triển, tỉ lệ điều trị thành công 95% do được phát hiện ở giai đoạn sớm. Như
vậy, việc tìm hiểu thực trạng UTNBVM ở các tỉnh phía Nam, đề xuất các biện
pháp nhằm phát hiện sớm để nâng cao hiệu quả điều trị UTNBVM của chúng ta là

điều cần thiết. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ tì nh hình UTNBVM
ở các tỉnh phía Nam và hướng phát hiện sớm” với các mục tiêu sau:
Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của UTNBVM ở các tỉnh phía Nam
Việt Nam.
Phân độ lâm sàng UTNBVM
Phân loại di truyền UTNBVM
Xác định các đối tượng nguy cơ cần sàng lọc để phát hiện sớm
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
61 bệnh nhi và cha mẹ bệnh nhi UTNBVM điều trị tại bệnh viện Mắt Tp.
HCM từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 11 năm 2005 thỏa các điều kiện: Bệnh nhi
được chẩn đoán xác định UTNBVM dựa vào kết quả khám lâm sàng, CT, siêu âm
và giải phẫu bệnh sau khi đã cắt bỏ nhãn cầu. Loại trừ các trường hợp: không cùng
huyết thống như con nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ không đầy đủ, trẻ IVF.
Các biến số nghiên cứu
Giới tính, dân tộc, địa dư, thời gian đến muộn, lí do đến muộn, phân độ
bệnh, phân loại di truyền.
Phương pháp thống kê
Mô tả, dùng bảng phân bố tần suất để mô tả các đặc điểm về dịch tễ, lâm
sàng của các biến số. Dựa vào tần suất nguy cơ thực tế để phân loại bệnh di
truyền, qua đó xác định các đối tượng nguy cơ cần khám sàng lọc.
KẾT QUẢ
Dịch tễ học lâm sàng
Bảng 1. Phân bố giới tính.
Giới tính

Số ca

Tỉ lệ %
Nam


33

57,54
Nữ

28

42,46
Tổng

61

100
p = 0,24 > 0,05. Tỉ lệ nam/nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2. Phân bố dân tộc.
Dân tộc

Số ca

Tỉ lệ %
KINH

54

88,55
HOA

2


3,27
KHỜ ME

2

3,27
CHĂM

1

1,64
ÊĐÊ

2

3,27
TỔNG

61

100
Nhận xét: Đa số bệnh nhi là dân tộc kinh (88,55%).
Bảng 3. Phân bố theo địa dư.


Tỉnh thành

Dân số/triệu

Số bn


Tỉ lệ/ triệu
1

TP. HCM

5.5548

11

1.9803
2

Long An

1.3923

2

1.5884
Tiền giang

1.6602

2
Đồng tháp

1.6261

1

Sóc trăng

1.2343

2
Cần thơ

1.1143

3
Kiên giang

1.6066

4
Cà mau

1.1811

2
An giang

2.1468

3
3

Đồng Nai

2.1427


3

2.0940
Bình Dương

0.8511

2
Tây Ninh

1.0171

3
Bình Phước

0.7646

2
4

Ninh Thuận

0.5461

3

2.0504
Phú Yên


0.8367

3
Khánh Hòa

1.0966

1
QuảngNam

1.4388

2
Bình Định

1.5303

2
Bình Thuận

1.1202

2
Đà Nẳng

0.7471

2
5


Lâm Đồng

1.1201

3

2.1608
Đắc Lắk

1.6567

3
Bệnh trải đều ở các tỉnh thành thuộc 5 vùng địa dư
Vùng 1 (1,9803), vùng 2 (1,5884), vùng 3 (2,0940), vùng 4 (2,0504), vùng
5 (2,1608). Tỉ lệ mắc bệnh từ 1,58 đến 2,16 trên 1 triệu dân trong 2 năm. Thời gian
từ lúc cha/mẹ phát hiện bệnh đến khi trẻ được điều trị
Bảng 4. Thời gian lúc cha/mẹ phát hiện bệnh đến khi trẻ được điều trị.
<1th

1-3

3-6

6-9

9-12

> 12

Tổng

10 ca

16 ca

13 ca

2 ca

10 ca

10 ca

61 ca
Thời gian đến điều trị muộn trung bình: 5 tháng (1tuần – 18 tháng).
Bảng 5. Lý do điều trị muộn.
Lý do điều trị muộn

Số ca

Tỉ lệ (%)
Cha mẹ nghĩ rằng bệnh không nguy hiểm

38

62,12
Gia đình không có điều kiện khám chữa bệnh

12

19,67

Chẩn đoán sai bởi bác sĩ khám đầu tiên

4

6,55
Gia đình không đồng ý với quyết định điều trị ban đầu

3

4,91
Điều trị không đúng

4

6,55
Tổng

61

100
Tổng số ca điều trị muộn: 61 ca (100%). Điều trị muộn hoàn toàn do
cha/mẹ bệnh nhi: 53 ca (86,88%). Đến điều trị muộn do điều trị sai bởi người
không chuyên môn: 4 ca (6,55). Điều trị muộn do bác sĩ: 4 ca (6,55).
Phân độ bệnh
Bảng 6. Phân độ bệnh theo Reese-Ellsworth.
Độ 1

Độ 2

Độ 3


Độ 4

Độ 5

Tổng
A:0

B:0

A:0

B:0

A:0

B: 1

A: 8

B: 6

A: 26

B: 20

61 ca
0%

0%


0%

0%

0%

1,68%

13,13%

9,90%

42,65%

32,64%

100%
Đa số các bệnh nhi (60 ca) ở độ Reese-Ellsworth 4 và 5.
Bảng 7. Phân độ bệnh theo A, B, C, D, E, F.
Độ

A

B

C

D


E

F

TỔNG
Số ca

0

0 ca

0 ca

8 ca

22 ca

31 ca

61 ca
Tỉ lệ

0%

0%

0%

13,13%


36,06%

50,81%

100%
Tất cả bệnh nhi ở độ D, E, F; trong đó đa số ở độ E và F (86,87%).

×