Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ U MŨI VÀ XOANG CẠNH MŨI Ở TRẺ EM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.43 KB, 16 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ U MŨI VÀ XOANG
CẠNH MŨI Ở TRẺ EM



TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ các loại u, tỷ lệ tái phát và
đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho u mũi và xoang cạnh mũi ở trẻ em
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu ( từ năm 2000 đến năm
2005).
Kết quả nghiên cứu:11 bệnh nhân: lâm sàng giống như tình trạng viêm mũi
xoang mạn tính nhưng thường 1 bên, bệnh nhân đến trể và có biến chứng mắt (36,
6 %). Phần lớn u là u lành tính ( 63,6 %). Hầu hết u lành tính được phẫu thuật qua
nội soi muĩ xoang ( 6/7 # 85,7%). Tỷ lệ tái phát chưa đánh giá được.
Kết luận: u mũi và xoang cạnh mũi trẻ em thường lành tính, phương pháp
phẫu thuật nội soi mũi xoang để lấy u lành tính rất khả thi.
SUMMARY
Objective: To estimate the characteristics of neoplasm of nose and
paranasal sinus in children: clinical findings, pathology and effective treatments.
Methods: Retrospective study ( 2000 – 2005).
Results: 11 cases: Clinical findings are the chronic sinusitis, especially one
side. The diagnosis was delayed and complications (exophthalmos, :36,6 %).
Most of tumor are benign ( 63,6 %). Treament of this benign tumors are the
endoscopic surgery ( 85,7 %). The recurrent is unpreditable.
Conclusion: neoplasms of the nose and paranasal sinuses in children are
benign. The endocopic surgery is feasible to remove this benign tumor.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo y văn, u vùng mũi và xoang cạnh mũi ( ở người lớn và trẻ em) rất
hiếm gặp, chiếm khoảng dưới 3% u của đường hô hấp trên. U mũi và xoang cạnh
mũi ở trẻ em đôi khi gây lúng túng cho bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị. Do cấu


t rúc xoang nhỏ và chưa phát triển hoàn chỉnh, và đồng thời tình trạng nhiễm
khuẩn hơ hấp lm lu mờ bệnh cảnh lâm sàng, nên bệnh nhân nhi đến bệnh viện vì
biến chứng của u ( lồi mắt, biến dạng khuơn mặt ). Theo y văn, chưa có thống kê
đầy đủ, chỉ có những nghiên cứu thống kê mô tả và chưa có một tỷ lệ chính xác
cho các loại u này. Một số y văn, u mũi và xoang cạnh mũi ở trẻ em thường là u
lành tính có nguồn gốc từ sang thương sợi xương và từ răng, u ác tính hay gặp là
sarcom cơ vân ( rhabdomyosarcomas). Riêng ở Việt Nam, cĩ rất ít nghin cứu về u
mũi v xoang cạnh mũi ở trẻ em. Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá một số
đặc điểm:
Lâm sàng.
Giải phẫu bệnh.
Phương pháp điều trị khả thi cho u mũi xoang cạnh mũi ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân u mũi và xoang cạnh mũi ở trẻ em dưới 15 tuổi được
khám, chẩn đoán và điều trị tại BV Tai Mũi Họng TPHCM trong khoảng thời gian
6 năm từ năm 2000 đến 2005(không bao gồm u xơ vòm mũi họng).
Tiến hàng nghiên cứu
Hồi cứu bếnh án u mũi xoang từ năm 2000 đến 2005.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi


Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Tuổi

4

14

11,4
Giới
6 nam, 5 nữ.Thời gian khởi phát:
Thời gian khởi phát

Số lượng

Tỷ lệ phần trăm
Từ 1 6 tháng

6

54.5 %
Từ 6 12 tháng

4

36.4 %
> 12 tháng

1

9.1 %
Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng

Số lượng

Phần trăm
Nghẹt mũi, chảy mũi

5

45.5 %
Chảy máu mũi

4

36.4 %
Nghẹt mũi, chảy mũi, chảy máu mũi

2

18.2 %


11

100 %
Hình ảnh học
-Tất cả bệnh nhân đều được chụp X quang Blondeau – Hizt và nội soi mũi
xoang.
- CT scan: 8 / 11 trường hợp ( 72, 7 %).
- MRI: nhằm đánh giá mức độ xâm lấn u vào cấu trúc lân cận

Biến chứng
Biến chứng

Số lượng

%
Lồi mắt

3

27.3
Rễ mũi và góc trong mắt dãn rộng

1

9.1
Không

7

63.6
Tổng số

11

100.0
Giải phẫu bệnh


Phân loại


Số lượng

Tỷ lệ %
Lành Tính
(63, 6%)

1, U sợi sinh xương
(ossifying fibroma)

2

18,2 %
2, U chu bào mạch máu
(hemagio- pericytoma)

3

27, 3 %
3, U sụn niêm
(myxochondroma)

1

9,1 %
4, U niêm (myxoma)

1

9,1 %

Ác Tính
(36,4%)

5, U nguyên bào thần kinh khứu

2

18,2 %
6, Lymphoma

1

9,1 %
7,Sarcom cơ vân (Rhadomyosarcoma)

1

9,1 %
Tồng số

11

100 %
Xử lý
Phương pháp

Số lượng

Tỷ lệ %
Phẫu thuật nội soi


6

54.5 %
Phẫu thuật đường cạnh mũi

1

9.1 %
Chuyển viện

4

36.4 %
Tổng số

11

100 %
BÀN LUẬN
Tuổi
Từ 4 đến 14 tuổi, đây cũng là giai đoạn phát triển cấu trúc mũi xoang của
trẻ em nên đôi khi khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.
Giới
Gần bằng nhau, nhưng không có giá trị nhiều trong nghiên cứu.
Thời gian khởi phát, biểu hiện lâm sàng và biến chứng
Lâm sàng
Đa số biểu hiện của một bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính như chảy mũi,
nghẹt mũi nhưng trong giai đoạn này (từ 4 tuổi 14 tuổi) trẻ em thường có tình
trạng nhiễm khuẩn hô hấp nên việc chẩn đoán thường trể nên giải thích lý do thời

gian khởi phát thường kéo hơn 6 tháng. Bệnh nhân đến sớm đa số là có triệu
chứng chảy máu mũi( từ 1 tháng đến 3 tháng). Bệnh nhân đến trể nên thường có
biến chứng do u xâm lấn vào cấu trúc xung quanh, đặc biệt là hốc mắt( gặp 4 / 11
trường hợp – 36,4 % ): lồi mắt, dãn rộng khoảng cách góc trong mắt và rể mủi,
chảy nước mắt sống; đôi khi gây suy kiệt Điều cần lưu ý ở đây là thường triệu
chứng biểu hiện chỉ ở 1 bên, nên khi bệnh nhi có triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi
xảy ra một bên kéo dài chúng ta phải thăm khám cẩn thận.
Hình ảnh học
- X-quang Blonde – hizt: (100 %) hình ảnh mờ đồng nhất 1 bên. Có giá trị
đối với tuyến ban đầu tiếp nhận bệnh nhân.
- Nội soi mũi xoang: hầu hết đều có( 100 %): rất có giá trị vì
Đánh giá được hình dạng đại thể u: kích thước, bề mặt, mật độ, chân bám
Sinh thiết u.
- Những kỹ thuật cao như CT- scan, MRI cần thiết, đặc biệt CT- scan ngoài
việc cho chúng ta đánh giá u( kích thước, bờ, mật độ bên trong u, ) nó còn giúp
ta có cái nhìn về mối tương quan giữa u và các cấu trúc xương bên cạnh nhằm cho
hướng điều trị thích hợp.
Giải phẫu bệnh
- Sinh thiết qua nội soi: 100 %, sinh thiết trước phẫu thuật và sau phẫu
thuật.
- Kết quả: đa số u mũi xoang mũi và xoang cạnh mũi trẻ em là lành tính đều
này phù hợp với y văn thế giới.
Điều trị
Phải dựa vào giải phẫu bệnh và kết hợp CT- scan.
- U lành tính: tiêu chuẩn vàng là phẫu thuật để lấy u. Với những tiến bộ của
dụng cụ máy móc bộ phẫu thuật nội soi mũi xoang, việc phẫu thuật lấy u qua nội
soi khả thi. Với phẫu thuật nội soi mũi xoang chúng ta có thể lấy trọn và gần trọn
u nhưng ít sang chấn và làm thay đổi cấu trúc hơn đường cạnh mũi. Đối với u lành
tính xâm lấn rộng vào cơ quan lân cận phải có sự phối hợp nhiều chuyên khoa.
-U ác tính: kết hợp nhiều phương pháp: phẫu, xạ và hóa trị.

Tái phát
Chưa thể tiên lượng trước được. Nguyên nhân chưa rõ, đa số là chưa lấy hết
u.
KẾT LUẬN
1- U mũi và xoang cạnh mũi trẻ em hiếm gặp. Hầu hết là u lành tính, nhưng
việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn do di chứng sau phẫu thuật, đôi khi nguy
hiểm đến tính mạng bệnh nhi nếu không có sự chuẩn bị chu đáo trước phẫu thuật.
2- Việc chẩn đoán bệnh tương đối dễ nhưng bệnh nhân thường đến bệnh
viện trể và thường có biến chứng, đa số ở mắt.
3-Giải phẫu bệnh là chẩn đoán xác định để quyết định điều trị.
4- Đa số u là lành tính và được điều trị bằng phẫu thuật, lấy khối u qua
đường nội soi mũi xoang là phương pháp có thể thực hiện được.
5-Cần tiếp tục nghiên cứu với số lượng bệnh nhân nhiều hơn để có phương
pháp điều trị tốt nhất, và đánh giá tỷ lệ tái phát.

×