Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

MỞ THÔNG ĐẠI TRÀNG TRONG DỊ DẠNG HẬU MÔN TRỰC TRÀNG: HỒI CỨU CÁC BIẾN CHỨNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.71 KB, 9 trang )

MỞ THÔNG ĐẠI TRÀNG TRONG DỊ DẠNG HẬU MÔN TRỰC
TRÀNG: HỒI CỨU CÁC BIẾN CHỨNG

Giới thiệu: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đưa ra những đặc trưng về tần
suất và các loại biến chứng liên quan đến việc mở thông đại tràng ở sơ sinh trong
dị dạng hậu môn trực tràng.
Phương pháp: Chúng tôi hồi cứu 5 năm (2001- 2005) trong điều trị mở
thông đại tàng ở những trẻ dị dạng hậu môn trực tràng dạng cao và trung gian và
ghi nhận các biến chứng xảy ra sau khi làm hậu môn tạm (từ lúc mở cho đến khi
đóng hậu môn tạm).
Kết quả: 64 trẻ trong 182 trường hợp di dạng hậu môn trực tràng có biến
chứng bao gồm 52 trai, 12 gái. Vị trí của đại tràng ở đại tràng sigma 171, đại tràng
xuống 3, đại tràng ngang 8. 105 trường hợp làm hậu môn tạm kiểu quai, còn lại 77
trường hợp cắt rời 2 đầu. Trọng lượng trung bình 2,65 kg (nhỏ nhất 1,9, lớn nhất
3,4). Tuổi ở thời điểm làm hậu môn tạm là 2,3 ngày. Các biến chứng bao gồm: Sa
19, tắc ruột 8, xoắn ruột 2, hoại tử hậu môn tạm 5, u phân 15, tụt 6.
Kết luận: Mở thông đại tràng trong dị dạng hậu môn trực tràng không nên
xem là một phẫu thuật đơn giản. Trong nghiên cứu của chúng tôi tần xuất biến
chứng còn cao.
ABSTRACT
Introduction: The aim of this study was to characterize the type and
incidence of complications related to colostomy formation newborn with anorectal
malformations.
Methods: We review a 5-year (2001- 2005) experience of our department in
the management of neonates with high and intermediate anorectal anomalies who
required colostomy at birth. We reported the complications occurred after
colostomy formation (from colostomy to closed colostomy).
Results: There were 182 neonates with anorectal malformations of whom,
64 (52 boys and 12 girls) were included in the study. The site of colostomy was
sigmoid colon (n= 171), descending colon (n=3), transverse colon (n=8). 105
colostomies were loop and the remaining 77 were divided. The median birth


weight was 2.65 kg (range 1,9 to 3,4). The age at colostomy formation was 2,3
days. The complications included prolapse in 19 , intestinal obtruction in 8,
volvulus in 2, necrosis of stoma in 5, distal colon fecaloma in 15, retractions in 6.
Conclusions: Formation of colostomy for anorectal malformations should
not be considered a minor procedure. In our study the incidence of complications
after colostomy is high.
MỞ ĐẦU

Dị dạng hậu môn trực tràng là chỉ định chiếm tỉ lệ nhiều nhất để mở thông
đại tràng ra da ở lứa tuổi sơ sinh. Đây là phẫu thuật tạm thời nhằm mục đích tháo
phân, giảm bớt áp lực đường tiêu hoá, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng đường
tiết niệu trong trường hợp có rò trực tràng- niệu đạo hoặc bàng quang trước khi
phẫu thuật triệt để. Có nhiều phương pháp mở thông đại tràng ra da, nhưng đa số
các phẫu thuật viên nhi ưa chuộng cắt đôi chổ mở thông đại tràng (divided
colostomy), đặc biệt với bất sản hậu môn trực tràng, hoặc bất sản hậu môn có rò,
tồn tại ổ nhớp bởi vì nguy cơ nhiễm trùng và sa niêm mạc hậu môn tạm. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều phẫu thuật viên còn làm hậu môn tạm kiểu quai (loop
colostomy) với nhiều biến chứng gây khó khăn không nhỏ khi tạo hình hậu môn
trực tràng (anorectoplasty). Mục tiêu bài báo cáo nầy nhằm nêu ra những tỉ lệ và
những loại biến chứng liên quan đến thực hiện mở thông đại tràng ra da ở lứa tuổi
sơ sinh trong dị dạng hậu môn trực tràng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi hồi cứu 182 trường hợp dị dạng hậu môn trực tràng nhập viện tại
khoa Ngoại BV Nhi Đồng 1 từ năm 2001 – 2005. đã được thực hiện mở thông đại
tràng tạm thời. Chúng tôi nghi nhận 64 trường hợp có biến chứng sớm và muộn,
qua đó phân tích dựa vào tuổi và trọng lượng lúc mổ, loại dị dạng hậu môn trực
tràng dựa vào bảng phân loại của Wingspread, dị tật phối hợp, phương pháp mở
thông đại tràng, vị trí đại tràng, biến chứng sau mổ.
KẾT QUẢ
Tuổi thai trung bình là 35 tuần (thấp nhất là 32, cao nhất là 40). Trọng

lượng sau sinh 6,5 kg (thấp nhất 1,9, cao nhất 3,4). Thời gian từ lúc mới sinh đến
lúc làm hậu môn tạm là 2,3 ngày. Chúng tôi ghi nhận có 52 cháu trai (bất sản hậu
môn không dò 7, bất sản hậu môn có dò 18, bất sản hậu môn trực tràng không dò
11, bất sản hậu môn trực tràng có dò 16), 12 gái (bất sản hậu môn trực tràng không
dò 1, bất sản hậu môn trực tràng có dò 8, bất sản hậu môn có dò 3). 105 trường
hợp làm hậu môn tạm kiểu quai (loop colostomy ) vị trí chủ yếu ở đại tràng
sigmoid (bảng 1) . hậu môn tạm 2 đầu tách rời 177 trường hợp.
Bảng 1: Vị trí và kiểu làm hậu môn tạm
Vị trí hậu môn tạm

Kiểu hậu môn tạm
Quai (n = 190)

Tách rời (n = 77)
Đại tràng sigma
Đại tràng xuống
Đại tràng ngang

99
2
4

72
1
4
Bảng 2: Phân loại biến chứng xảy ra liên quan đến 2 đầu hậu môn tạm
Biến chứng

Kiểu hậu môn tạm
Quai (n = 56)


Tách rời (n = 8)
Sa
Tắc ruột
Xoắn ruột
Họai tử đầu hậu môn tạm
U phân phía trước hậu môn tạm
Tụt hậu môn tạm

18
8
2

15
6

1


5

Tổng cộng

49

6
Ghi chú: có 3 bệnh nhân nhiều hơn một biến chứng.
BÀN LUẬN
Mở thông đại tràng thường thực hiện ở tuổi sơ sinh trong điều trị dị dạng
hậu môn trực tràng ở bé trai và bé gái ngoại trừ ở dạng thấp có rò ra tầng sinh môn

với mục đích:
- Tháo phân, giảm áp lực đường tiêu hoá đặc biệt là ở đại tràng.
- Giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng tiểu ở bé trai trong những trường hợp có rò
trực tràng- niệu đạo.
- Cho phép xác định tốt hơn phương diện X quang về vấn đề phân loại dị
dạng hậu môn trực tràng trong thời gian chờ đợi phẫu thuật triệt để.
- Bảo vệ vùng bên dưới hậu môn tạm khi phẫu thuật triệt để (tạo hình hậu
môn trực tràng) được thực hiện.
Có nhiều biến chứng xảy ra sau khi làm hậu môn tạm được thông báo qua
nhiều y văn. Theo Weber và cộng sự các biến chứng xảy ra là: Sa hậu môn tạm,
hâm đỏ da xung quanh hậu môn tạm, tắc ruột, loét và chảy máu miệng hâu môn
tạm. Tần xuất những biến chứng thay đổi từ 28 đến 74%. Trong lô nghiên cứu của
chúng tôi tỉ lệ biến chứng chiếm khoảng 64/ 182.
Tuy nhiên tỉ lệ biến chứng nầy còn cao hơn nữa nếu chúng tôi xác định
nhiễm trùng tiểu trong những trường hợp ứ đọng phân tạo thành u phân ở những
bé trai có dò trực tràng tiềt niệu do hậu môn tạm tách rời không hoàn toàn.
Có nhiều thảo luận về vị trí đại tràng và kiểu làm hậu môn tạm trong điều
trị bước đầu dị dạng hậu môn trực tràng. Theo Wilkins và Pena cũng như các tác
giả khác, khuyến cáo nên làm hậu môn tạm kiểu tách rời hoàn toàn 2 đầu (divided
colostomy) ở khúc nối đại tràng xuống và đại tràng sigma bởi vì có những thuận
lợi sau:
- Khẩu kính nhỏ. Vì thế có khả năng khống chế làm giảm khuynh hướng sa
hậu môn tạm.
- Loại hẳn sự tiếp xúc phân với đầu xa hậu môn tạm.
- Đoạn đại tràng bên dưới hậu môn tạm đủ chiều dài nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện tạo hình hận môn trực tràng mà miệng nối không
căng.
- Làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
Trong lô nghiên cứu chúng tôi, đa số vị trí làm hậu môn tạm ở đại tràng
sigma theo kiểu quai, vì thế chưa đủ đánh giá chính xác biến chứng giữa các vị trí

cũng như kiểu mở đại tràng. Có 5 trường hợp hoại tử đầu hậu môn tạmtừ nhẹ
(không cần phải can thiệp phẫu thuật lại 3/ 5 trường hợp) đến nặng (phải can thiệp
lại 2/ 5 trường hợp ) xảy ra sau khi làm hậu môn tạm theo kiểu tách rời 2 đầu.
Nguyên nhân của biến chứng nầy theo chúng tôi nhận định:
- Thiếu kinh nghiệm trong việc chọn mạch máu nuôi hoặc.
- Bờ mạc treo được cố định quá chặt vào thành bụng.
KẾT LUẬN
Mở thông đại tràng trong dị dạng hậu môn trực tràng không nên xem là một
phẫu thuật đơn giản. Trong nghiên cứu của chúng tôi tần xuất biến chứng còn cao.

×