Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B ÂM ĐẠO – TRỰC TRÀNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.48 KB, 17 trang )

NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B
ÂM ĐẠO – TRỰC TRÀNG

TÓM TẮT
Streptococcus nhóm B được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh lý nhiễm
trùng sơ sinh, thai chết lưu, ối vỡ sớm và sanh non. Tại Việt Nam, chiến lược tầm
soát nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở sản phụ và dự phòng
nhiễm trùng sơ sinh do Streptococcus nhóm B vẫn chưa được thực hiện đúng mức.
Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn chưa có số liệu về tình hình
nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng của phụ nữ có thai nên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này để khảo sát tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B, kết quả
kháng sinh đồ của các sản phụ đến sanh tại bệnh viện Từ Dũ và một số yếu tố liên
quan.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ
tháng 9/2005 đến tháng 1/2006 tại phòng sanh bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí
Minh. Có 200 sản phụ thỏa điều kiện chọn mẫu, được phỏng vấn theo bảng câu
hỏi in sẵn và lấy bệh phẩm ở âm đạo-trực tràng để phân lập vi khuẩn và thử kháng
sinh đồ.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng của sản
phụ 17% có liên quan đến nơi cư ngụ của sản phụ (ở nội thành thành phố Hồ Chí
Minh). Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng vẫn còn đáp ứng tốt với các
kháng sinh Augmentine, Cefazoline, Vancomycine
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở sản phụ
khá cao và Streptococcus nhóm B vẫn còn nhạy cảm với kháng sinh điều trị, tuy
nhiên chiến lược dự phòng nhiễm trùng sơ sinh do Streptococcus nhóm B chưa
được phổ biến rộng rãi. Nên chăng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục vệ
sinh sinh dục trong thai kỳ cho sản phụ và đề ra 1 chiến lược dự phòng tích cực
nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở các sản
phụ chuyển dạ sanh.
ABSTRACT
Background: group B streptococci is the first cause of the neonatal


infections, stillbirth, premature rupture membrane and premature labor. In
Vietnam, the screening of group B streptococci infection and the prophylatic of
group B streptococci neonatal infection have not been used. Specially, there are
not researches on rate of group B streptococci vagina and rectum infections in
pregnancies in HoChiMinh city, so that we carried out this study.
Method: a cross-sectional study was carried out from september 2005 to
january 2006 at the delivery room in Tu Du hospital. There were 200 pregnancies
interwied and taken the pattern in vagina and rectum for culture and
antibioticgram.

Results: the rate of group B streptococci vagina and rectum infection in
pregnancies: 17%. There are a correlation of the living place (centre of
HoChiMinh city) and group B streptococci vagina and rectum infection. Group B
streptococci is sensintive to Augmentine, Cefazoline and Vancomycin.
Conclusion: the rate of group B streptococci vagina and rectum infection is
high and group B streptococci is still sensitive to antibiotics, but the program of
the screening neonatal infection is not popular. We should encourage the
education of hygiene pregnancies and recommend an efficacious program for
reducing the rate of group B streptococci vagina and rectum infection in
pregnancies.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Streptococcus được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh lý nhiễm trùng sơ
sinh với triệu chứng đa dạng, không điển hình và có tỷ lệ tử vong cao(11). Sự lây
truyền dọc từ mẹ sang con có thể xảy ra khi thai phụ có nhiễm Streptococcus
nhóm B âm đạo vào thời điểm chuyển dạ hoặc ối vỡ. Ngoài ra, Streptococcus
nhóm B còn là tác nhân gây nên thai chết lưu, ối vỡ sớm và sanh non. Năm 1996,
trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ và tổ chức y tế thế giới đã ban hành khuyến
cáo về chiến lược điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm Streptococcus nhóm B ở các
thai phụ, và kết quả cho thấy sự giảm ngoạn mục tần suất bệnh và tỷ lệ tử vong
của nhiễm trùng sơ sinh (4 – 6%). Tại thành phố Hồ Chí Minh, vẫn chưa có số liệu

về tình hình nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng của phụ nữ có thai,
cũng như chiến lược tầm soát nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo trực tràng và
nhiễm trùng sơ sinh chưa được thực hiện đúng mức. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này để khảo sát tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng,
kết quả kháng sinh đồ của các thai phụ sanh tại bệnh viện Từ Dũ và một số yếu tố
liên quan.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng của các
thai phụ tại phòng sanh Bệnh viện Từ Dũ.
- Xác định mối liên quan giữa nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực
tràng với các đặc điểm của dân số nghiên cứu và thói quen vệ sinh trong thai kỳ.
- Kết quả kháng sinh đồ của các thai phụ nhiễm Streptococcus nhóm B.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
- Tất cả các thai phụ chuyển dạ sanh và sanh con tại phòng sanh bệnh viện
Từ Dũ, tuổi thai từ 28 – 40 tuần, có dấu hiệu chuyển dạ, đồng ý tham gia nghiên
cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ: đang sử dụng kháng sinh, dùng bất cứ thuốc đặt âm
đạo, hay làm các thủ thuật đường âm đạo trong vòng 2 tuần; thụt rửa âm đạo trong
vòng 48 giờ; bệnh tâm thần và từ chối tham gia nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2005 đến tháng 1/2006
Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
- Cách tiến hành: các sản phụ đến sanh tại Bệnh viện Từ Dũ được giải thích
cách tiến hành lấy mẫu, phỏng vấn theo bảng câu hỏi có sẵn và thực hiện lấy mẫu
sau khi đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển về
khoa Vi sinh Đại học Y Dược trong vòng 24 giờ để được phân lập, định danh vi
khuẩn và thử kháng sinh đồ.
Cách lấy mẫu

Phết bệnh phẩm ở 1/3 ngoài âm đạo bằng cách đưa 1 tampon vô trùng qua
lỗ âm đạo. Lấy bệnh phẩm nhẹ nhàng bằng cách xoay tampon 1 hoặc 2 vòng
quanh trục. Không cần dùng mỏ vịt để bộc lộ âm đạo.
Sử dụng chính tampon vừa lấy ở âm đạo để phết bệnh phẩm ở trực tràng.
Đưa tampon nhẹ nhàng vào lỗ hậu môn, qua khỏi cơ vòng hậu môn, xoay tampon
1 hoặc 2 vòng rồi rút tampon ra.
Đặt tampon vào ống chứa 4mL môi trường chuyên chở vô trùng. Tiệt trùng
nhanh xung quanh nắp ống nghiệm bằng cách hơ qua ngọn lửa đèn cồn trước khi
mở và đóng nắp ống nghiệm.
- Xử lý và phân tích: nhập, quản lý và xử lý số liệu bằng phần mềm EPI-
INFO 2002 version 3.3.2.
KẾT QUẢ
Có 200 sản phụ đáp ứng với tiêu chuẩn chọn mẫu được theo dõi chuyển dạ
và sanh tại bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi ghi nhận được các kết quả như sau:
Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng 17%
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm sản phụ
Tuổi trung bình 26 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi và lớn nhất 43 tuổi, sản phụ trong
nhóm tuổi sinh sản 25 – 29 chiếm 1/3 tổng số mẫu
Đặc điểm địa dư – kinh tế – xã hội
70% sản phụ sống tại thành phố Hồ Chí Minh, 37% là nội trợ, 37,5% học
vấn đến cấp 2, và 76% có thu nhập đủ sống.
Đặc điểm thai kỳ
61% đối tượng nghiên cứu là con so, tuổi thai trung bình 37 tuần, có 3%
sản phụ có tiền căn sanh non và 13,5% có tiền căn bị sẩy thai.
Các yếu tố liên quan
Chỉ ghi nhận nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng với khu vực
cư trú của sản phụ (ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh). Không tìm thấy mối liên
quan giữa nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng với tình trạng tiền
thai, tuổi thai, tình trạng vỡ ối và thói quen vệ sinh của sản phụ.

Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B với nơi cư trú
Đặc điểm

GBS (+) N (%)

GBS (-) N (%)

Giá trị p
Nội thành

21(23)

71(77)

0,04
Ngoại thành

3(6)

46(94)
Tỉnh khác

10(17)

49(83)
Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B với thai kỳ hiện tại:
Đặc điểm

GBS (+)
N (%)


GBS (-)
N (%)

Giá trị p
Tiền thai
Con so
Con rạ


19 (15,2)
15 (20)


106 (84,8)
60 (80)


0,91

Tuổi thai
< 38 tuần
≥ 38 tuần


13 (17,8)
21 (16,5)


60 (82,2)

106 (83,5)


0,053

Vỡ ối

Không


28 (18,1)
6 (13,3)


127 (81,9)
39 (86,7)


0,46
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B với thói quen vệ sinh
Đặc điểm

GBS (+)
N (%)

GBS (-)
N (%)

Giá trị p
Kiêng tắm rửa


Không


5 (20,8)
26 (16,5)


19 (79,2)
147 (83,5)


0,59

Thụt rửa âm đạo

Không


6 (18,2)
28 (16,8)


27 (81,8)
139 (83,2)


0,84

Dùng dịch sát khuẩn


Không


9 (21,4)
25 (15,8)


33 (78,6)
133 (84,2)


0,39

Số lần rửa âm hộ mỗi ngày (trung bình)

4,37

4,21

0,16
Kết quả kháng sinh đồ
Độ nhạy của Streptococcus nhóm B cao đối với nhóm Peniciline
(Augmentin 91,2%), nhóm Cephalosporine (Cefazolin 79,4%), và nhóm
Vancomycin (71%).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở thai phụ trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của các tác giả Aya(5) và Ngọc
Khanh(7) vì 2 tác giả này lấy bệnh phẩm chủ yếu ở âm đạo mà bỏ qua phần bệnh
phẩm tại trực tràng. Tỷ lệ này của chúng tôi phù hợp với kết luận của tác giả Stoll:

nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở các nước đang phát triển là
17,8%, riêng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 19%.
Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng
Tác giả

Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng (%)
Aya
Ngọc Khanh(7)
Al-Sweih
Kubota
Stoll
Werawatakul
Chúng tôi

4,4
4,5
14,6
10
17,8
6,22
17
Chúng tôi chỉ ghi nhận mối liên quan giữa nhiễm Streptococcus nhóm B âm
đạo - trực tràng với nơi cư ngụ của sản phụ tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng có một sự biến
thiên khá lớn giữa những vùng miền, khu vực địa lý khác nhau. Chúng tôi không
ghi nhận được mối liên quan giữa nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực
tràng với tiền thai, tình trạng vỡ ối và thói quen vệ sinh của sản phụ giống như
nghiên cứu của tác giả Valkeburg.
Nhóm kháng sinh nhạy cảm với Streptococcus nhóm B: chúng tôi ghi nhận
được là Augmentin phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ngọc Khanh ở Hà Nội(7),

tuy nhiên vì đây là thuốc đắt tiền nên không thể xem là thuốc đầu tay để điều trị dự
phòng, trong khi theo khuyến cáo của CDC và tổ chức y tế thế giới là dùng
Penicillin và ampicillin nhưng độ nhạy của thuốc chúng tôi nghiên cứu không cao
(65% và 61%). Bên cạnh đó, nhóm Cephalosporine với Cefazoline cũng có độ
nhạy khá cao (79%), giá thành có thể chấp nhận được nên thường được ưa chọn sử
dụng tại phòng sanh bệnh viện Từ Dũ.
KẾT LUẬN
Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở sản phụ chiếm tỷ lệ khá cao
(17%) (chủ yếu ở nhóm sản phụ sống tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh), có độ
nhạy cảm cao với kháng sinh Cefazoline (79%). Tuy nhiên, chiến lược tầm soát
Streptococcus nhóm B ở sản phụ và dự phòng nhiễm trùng sơ sinh vẫn chưa được
áp dụng rộng rãi. Chúng tôi thiết nghĩ nên chăng sử dụng Cefazoline như một lựa
chọn đầu tiên để dự phòng nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.

×