Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CÁC KỸ NĂNG LÂM SÀNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.97 KB, 24 trang )

KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CÁC KỸ NĂNG LÂM SÀNG


TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét khả năng thực hiện các kỹ năng lâm sàng của các
sinh viên Y đa khoa khóa Y2000 ngay sau khi thi tốt nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả các trường
hợp. Đối tượng nghiên cứu là 81 sinh viên Y đa khoa hệ chính quy khóa
Y2000 của Khoa Y, Đại học Y Dược TP.HCM. Công cụ dùng để phân tích
và xử lý số liệu là phần mềm Epi Info 6.04 và sử dụng phép kiểm ANOVA
để so sánh.
Kết quả: Qua khảo sát 81 sinh viên Y đa khoa khóa Y2000 cho kết
quả sau: Có 40,19% sinh viên được khảo sát trả lời thực hiện các kỹ năng
lâm sàng không đạt yêu cầu mục tiêu học tập từ mức độ 2 trở lên. Đối với
nhóm ngành Nội – Ngoại – Sản - Nhi có đến 30,02% sinh viên thực hiện các
kỹ năng lâm sàng không đạt yêu cầu về mức độ trong đó chuyên ngành Nội
có tỷ lệ cao nhất là 42,24%, chuyên ngành Nhi có tỷ lệ thấp nhất là 14,10%,
chuyên ngành Ngoại, Sản có tỷ lệ tương đương là 26,10% và 26,69%. Đối
với chuyên ngành Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Da liễu, Y học cổ truyền có
từ 55,13% đến 87,02% sinh viên thực hiện các kỹ năng không đạt yêu cầu về
mực độ. Có 39,30% sinh viên tốt nghiệp Khá – Giỏi và 41,09% sinh viên tốt
nghiệp Trung bình – Trung bình khá thực hiện các kỹ năng lâm sàng không
đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Kết luận: Qua khảo sát khả năng thực hiện các kỹ năng lâm sàng của
81 sinh viên Y đa khoa khóa Y2000 ngay sau khi tốt nghiệp, chúng tôi nhận
thấy có đến 40,19% sinh viên trả lời thực hiện các kỹ năng không đạt từ mức
độ 2 trở lên như mục tiêu đào tạo trong quyển sách xanh. Đối với nhóm
ngành Nội – Ngoại – Sản – Nhi, tỷ lệ sinh viên không đạt yêu cầu mức độ là
30,02%, đối với các chuyên ngành Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Da liễu, Y
học cổ truyền, tỷ lệ từ 55,13% đến 87,02%. Tỷ lệ sinh viên thực hiện các kỹ
năng lâm sàng không đạt yêu cầu mức độ của nhóm tốt nghiệp loại Khá –


Giỏi và nhóm tốt nghiệp loại Trung bình – Trung bình khá tương đương
nhau (39,30% và 41,09%).
ABSTRACT
Aim: To comment on the ability in clinical skills of medical students
as soon as the graduation examination.
Methods: Case series. Objects of study are 81 medical students in
regular training of course Y2000 in Medical school, University of Medicine
and Pharmacy at Ho Chi Minh City. The soft ware Epi Info 6.04 and
ANOVA test are used for data analysis and comparison.
Results: Investigating 81 medical students of course Y2000, we
notice that: there are 40.19% medical students who can not achieve the aim
of level 2 or more in practising the clinical skills. In subjects of the internal
medicine, surgery, obstetrics and pediatrics, the mean rate is 30.02%: the
rates are 42.38% in the internal medicine, 26.10% in the surgery, 36.69% in
the obstetrics and 14.10% in the pediatrics. In subjects of the odonto-
stomatology, ENT, dermatology and traditional medicine, the rates are from
55.13% to 87.02%. There are the rates of 39.30% graduate students
evaluated as “good” and 41.09% other graduate students, who can not
achieve the aims of level 2 or more in practising the clinical skills.
Conclusion: Investigating 81 medical students of course Y2000, we
notice that there are 40.19% students who can not achieve the aim of level 2
or more in practising the clinical skills. In the subjects of the internal
medicine, surgery, obstetrics and pediatrics, the mean rate is 30.02%. In the
subjects of odonto-stomatology, ENT, dermatology and traditional medicine,
the rates are from 55.13% to 87.02%. There is no diffence between graduate
students evaluated as “good” and other graduate students in practising the
clinical skills (39.30% and 41.09%).
Đặt vấn đề
Trong hơn thập kỷ qua, đổi mới giáo dục y học đã và đang là mục tiêu
phấn đấu của các Trường Đại học Y khoa ở nước ta. Nội dung quan trọng

hàng đầu của đổi mới giáo dục y học là xác định mục tiêu đào tạo Bác sĩ đa
khoa sao cho đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới.
Năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 12/2001/QĐ-
BGD&ĐT ngày 26.4.2001 ban hành chương trình khung đào tạo Bác sĩ đa
khoa hệ chính quy, thể hiện quyết tâm đổi mới giáo dục y học. Tuy nhiên
chương trình còn nặng về lý thuyết, hướng nhiều về lâm sàng với các chuyên
khoa sâu, đặc biệt chưa có những chuẩn mực cụ thể để đánh giá. Những
khiếm khuyết trên cùng với phương pháp giảng dạy thụ động đã ảnh hưởng
đến năng lực thực hành nghề nghiệp của các Bác sĩ đa khoa sau khi ra
Trường.
Với sự hổ trợ của Dự án Việt Nam – Hà Lan và sự tham gia của các thầy
cô giáo của 14 chuyên ngành trong 8 Trường Đại học Y khoa nước ta, cuốn
sách xanh, cuốn sách có tiêu đề: Kiến thức – Thái độ – Kỹ năng cần thiết cho
các Bác sĩ đa khoa mới tốt nghiệp, đã được hoàn thành năm 2002. Mục tiêu
cuốn sách này nhằm xác định những vấn đề và những chuẩn mực để sinh viên
cần học và đạt được trong quá trình học tập 6 năm ở trường. Nó cũng được sử
dụng như một chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo Bác sĩ đa khoa của
các Trường Đại học Y khoa nước ta. Cuốn sách xanh có 14 chuyên ngành: Nội,
Ngoại, Sản, Nhi, Truyền nhiễm, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt, Da liễu,
Lao, Tâm thần, Y học cổ truyền, Ký sinh trùng, Y tế công cộng và gồm 273
chuyên đề. Đây là những chuyên đề được giảng dạy từ năm thứ ba y khoa. Sau
khi cuốn sách xanh được ban hành, Đại học Y Dược TP.HCM đã áp dụng
giảng dạy cho sinh viên Y đa khoa khóa tuyển sinh năm 2000 (Y2000) là khóa
Y đa khoa bắt đầu học năm thứ ba năm học 2002 – 2003.
Để góp phần kiểm định và lượng giá chất lượng đào tạo Bác sĩ đa
khoa, dựa vào các kỹ năng cụ thể và mức độ đạt được theo yêu cầu đào tạo
trong cuốn sách xanh, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng thực hiện các
kỹ năng lâm sàng của sinh viên Y đa khoa khóa Y2000 ngay sau khi thi tốt
nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nhận xét khả năng thực hiện các kỹ năng lâm sàng của các sinh viên
Y đa khoa khóa Y2000 ngay sau khi thi tốt nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
- Nhận xét khả năng thực hiện các kỹ năng lâm sàng của sinh
viên theo từng mức độ.
- Nhận xét khả năng thực hiện các kỹ năng lâm sàng của sinh
viên theo từng chuyên ngành.
- Nhận xét khả năng thực hiện các kỹ năng lâm sàng của
sinh viên theo kết quả xếp loại tốt nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả các trường hợp (Case series).
Đối tượng nghiên cứu
- Dân số mục tiêu
Sinh viên Y đa khoa hệ chính quy của Khoa Y Đại học Y Dược
TP.HCM.
- Dân số nghiên cứu
Sinh viên Y đa khoa khóa Y2000.
- Dân số chọn mẫu:
Sinh viên tham gia trả lời các câu hỏi và trả lời đầy đủ các chi tiết.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
· Sinh viên Y2000 bị lưu ban trong quá trình học.
· Sinh viên Y2000 không đủ tiêu chuẩn dự thi tốt nghiệp.
· Sinh viên các khóa khác chuyển đến.
· Sinh viên không trả lời đầy đủ các câu hỏi.
- Cở mẫu:
Đây là thiết kế nghiên cứu mô tả các trường hợp nên vấn đề cở mẫu
không được đặt ra.

Cách thu thập số liệu
- Công cụ thu thập số liệu:
Công cụ thu thập số liệu là phiếu khảo sát khả năng thực hiện các kỹ năng
lâm sàng theo 4 mức độ.
· Mức độ 0: chưa làm được.
· Mức độ 1: thực hiện được dưới sự hướng dẫn của người khác.
· Mức độ 2: làm chủ được kỹ năng.
· Mức độ 3: thực hiện thành thạo.
Trong 273 chủ đề về kiến thức – thái độ – kỹ năng trong quyển sách
xanh, chúng tôi chọn kỹ năng lâm sàng gồm 105 kỹ năng thuộc 11 chuyên
ngành: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Truyền nhiễm, Răng hàm mặt, Tai mũi họng,
Mắt, Lao, Da liễu và Y học cổ truyền là các chuyên ngành lâm sàng để khảo
sát.
Cũng theo quyển sách xanh, sinh viên được yêu cầu phải thực hiện
các kỹ năng lâm sàng đạt từ mức độ 2 trở lên.
- Cách thu thập số liệu:
Phiếu khảo sát được phát cho sinh viên trong mẫu nghiên cứu, sau đó
thu lại (nhận trực tiếp hay qua bưu điện). Có 81 trường hợp thoả các yêu cầu
chon mẫu và trả lời đầy đủ.
Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Epi info 6.04.
Sử dụng phép kiểm ANOVA so sánh các tỷ lệ.
Vấn đề y đức
Cách thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và công bố kết quả dưới hình
thức tổng hợp, thống kê số liệu, không có thông tin nào được trình bày dưới
hình thức cá nhân.
Kết quả
Qua khảo sát 81 trường hợp cho kết quả như sau:
Giới tính
- Nữ : 44 (54,32%).

- Nam : 37 (45,68%)
Xếp loại tốt nghiệp
- Giỏi : 01 (1,23%).
- Khá : 40 (49,38%).
- Trung bình khá : 35 (43,21%).
- Trung bình : 05 (6,17%).
Tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ thực hiện kỹ năng lâm sàng
Theo mục tiêu của cuốn sách xanh, sinh viên sau khi hoàn thành khóa
học phải thực hiện các kỹ năng lâm sàng đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1
Mức
độ
0 1 2 3
17,00

23,19

35,44

24,37

Tỷ
lệ % sinh
viên
40,19 59,81
Nhận xét: Có đến 40,19% sinh viên không đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở
lên.
Tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ thực hiện kỹ năng lâm sàng
theo các chuyên ngành

Chuyên ngành Nội
Bảng 2
Mức
độ
0 1 2 3
16,50

25,73

30,80

26,97

Tỷ
lệ % sinh
viên
42,24 57,76
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Nội, có 42,24% sinh viên không đạt
yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Ngoại
Bảng 3
Mức
độ
0 1 2 3
9,32

16,78

42,31


31,59

Tỷ
lệ % sinh
viên
26,10 73,90
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Ngoại, có 26,10% sinh viên không
đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Sản
Bảng 4
Mức
độ
0 1 2 3
7,85

18,84

42,15

31,16

Tỷ
lệ % sinh
viên
26,69 73,31
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Sản, có 26,69% sinh viên không đạt
yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Nhi
Bảng 5
Mức

độ
0 1 2 3
2,88

11,22

42,31

43,59

Tỷ
lệ % sinh
viên
14,10 85,90
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Nhi, có 14,10% sinh viên không đạt
yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Truyền nghiễm
Bảng 6
Mức
độ
0 1 2 3
18,38

29,06

26,71

25,85

Tỷ

lệ % sinh
viên
47,44 52,56
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Truyền nhiễm, có 47,44% sinh viên
không đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Răng hàm mặt
Bảng 7
Mức
độ
0 1 2 3
58,98

28,04

11,22

1,76

Tỷ
lệ %
sinh
viên
87,02 12,98
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Răng hàm mặt, có 87,02% sinh viên
không đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Tai mũi họng
Bảng 8
Mức
độ
0 1 2 3

35,53

34,43

24,26

5,78

Tỷ
lệ % sinh
viên
69,96 30,04
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Tai mũi họng, có 69,96% sinh viên
không đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Mắt
Bảng 9
Mức
độ
0 1 2 3
9,23

28,46

42,31

20,00

Tỷ
lệ % sinh
viên

37,69 62,31
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Mắt, có 37,69% sinh viên không đạt
yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Lao
Bảng 10
Mức
độ
0 1 2 3
Tỷ 2,99

11,54

54,27

31,20

lệ % sinh
viên
14,53 85,47
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Lao, có 14,53% sinh viên không đạt
yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Da liễu
Bảng 11
Mức
độ
0 1 2 3
23,72

31,41


37,82

7,05

Tỷ
lệ % sinh
viên
55,13 44,87
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Da liễu, có 55,13% sinh viên không đạt
yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Chuyên ngành Y học cổ truyền
Bảng 12
Mức
độ
0 1 2 3
27,69

35,38

25,90

11,03

Tỷ
lệ % sinh
viên
63,07 36,93
Nhận xét: Đối với chuyên ngành Y học cổ truyền, có 63,07% sinh
viên không đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ kỹ năng lâm sàng theo loại tốt

nghiệp
Do số lượng sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi và sinh viên tốt nghiệp loại
Trung bình quá ít và trên thực tế người ta thường phân biệt kết quả học tập
của nhóm sinh viên khá – giỏi với nhóm sinh viên còn lại. Do đó chúng tôi
ghi nhận tỷ lệ sinh viên thực hiện các kỹ năng lâm sàng theo 2 nhóm: Nhóm
sinh viên tốt nghiệp khá – giỏi và nhóm sinh viên còn lại (trung bình – trung
bình khá).
Nhóm tốt nghiệp khá – giỏi
Bảng 13
Mức
độ
0 1 2 3
16,47

22,83

35,91

24,79

Tỷ
lệ % sinh
viên
39,30 60,70
Nhận xét: Có 39,30% sinh viên tốt nghiệp loại khá – giỏi thực hiện
các kỹ năng lâm sàng không đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
Nhóm tốt nghiệp trung bình – trung bình khá
Bảng 14
Mức
độ

0 1 2 3
17,45

23,64

35,29

23,62

Tỷ
lệ % sinh
viên
41,09 58,91
Nhận xét: Có 41,09% sinh viên tốt nghiệp loại trung bình – trung bình
khá thực hiện các kỹ năng lâm sàng không đạt yêu cầu từ mức độ 2 trở lên.
So sánh tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ kỹ năng lâm sàng
giữa các chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản, Nhi là 4 chuyên ngành trụ cột trong
chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa.
Bảng 15
Chuyê
n ngành
Nội Ngoại Sản Nhi
Mức
độ 0 + 1
42,24
%
26,10
%
26,69
%

14,10
%
Mức
độ 2 + 3
57,76
%
73,90
%
73,31
%
85,90
%
P = 0,001
Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sinh viên
không đạt yêu cầu mức độ giữa chuyên khoa Nội với chuyên khoa Nhi và
với chuyên khoa Ngoại, Sản (P=0,001).
So sánh tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ thực hiện kỹ năng
lâm sàng giữa các chuyên ngành Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt là những
chuyên ngành có thời gian học tập bằng nhau.
Bảng 16
Chuyên
ngành
Răng
hàm mặt
Tai
mũi họng
Mắt
Mức độ 87,02%

69,96%


37,69%

0 + 1
Mức độ
2 + 3
12,98%

30,04%

62,31%

P = 0
Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sinh viên
không đạt yêu cầu mức độ giữa các chuyên ngành Răng hàm mặt, Tai mũi
họng, Mắt (P = 0).
So sánh tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ thực hiện kỹ năng
lâm sàng giữa các chuyên ngành Nhiễm, Lao, Da Liễu, Y học cổ truyền là
những chuyên ngành có thời gian học tập bằng nhau.
Bảng 17
Chuyê
n ngành
Nhiễm

Lao Da liễu

Y h
ọc
cổ truyền
Mức độ

0 + 1
47,44
%
14,53
%
55,13
%
63,07
%
Mức độ
2 + 3
52,56
%
85,47
%
44,87 36,93
%
P = 0
Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sinh viên
không đạt yêu cầu mức độ giữa các chuyên ngành Nhiễm, Lao, Da liễu, Y
học cổ truyền (P = 0).
So sánh tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ thực hiện kỹ năng lâm
sàng giữa nhóm sinh viên tốt nghiệp loại khá – giỏi và nhóm sinh viên tốt
nghiệp loại trung bình – trung bình khá.
Bảng 18
Nhóm
sinh viên
Khá –
Giỏi
Trung

bình –
Trung
bình khá
Mức
độ 0 + 1
39,30%

41,09%

Mức
độ 2 + 3
60,70%

58,91%

P = 0,56
Nhận xét: Có sự khác nhau về tỷ lệ sinh viên không đạt yêu cầu mức
độ giữa nhóm sinh viên tốt nghiệp loại khá – giỏi và nhóm sinh viên tốt
nghiệp loại trung bình – trung bình khá nhưng sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,56).
So sánh tỷ lệ sinh viên bình quân đạt các mức độ thực hiện kỹ năng
lâm sàng giữa nhóm chuyên ngành Nội – Ngoại – Sản – Nhi và nhóm
chuyên ngành còn lại.
Bảng 19
Nhóm
chuyên ngành
Mức
độ 0 + 1
Mức
độ 2 + 3

Nội –
Ngoại – Sản –
Nhi
30,02%

69,98%

Chuyên
ngành còn lại
58,12%

41,88%

P = 0,00066
Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sinh viên
không đạt yêu cầu mức độ giữa nhóm chuyên ngành Nội – Ngoại – Sản –
Nhi và nhóm chuyên ngành còn lại (p= 0,00066).
Bàn luận
Trước hết chúng tôi nhận thấy hạn chế của đề tài nghiên cứu là số sinh
viên gởi lại Phiếu khảo sát tương đối ít, chỉ có 81 người. Ngoài ra, chúng tôi
cũng không trực tiếp quan sát sinh viên thực hiện các kỹ năng lâm sàng để
đánh giá mức độ thực hiện, chỉ nhận xét qua ý kiến trả lời ở phiếu khảo sát.
Do đó chúng tôi chỉ tập trung phân tích việc thực hiện các kỹ năng mà sinh
viên trả lời không làm được (mức độ 0) hoặc làm không đạt yêu cầu (mức độ
1).
Nhìn chung, có đến 40,19% sinh viên được khảo sát trả lời thực hiện
các kỹ năng lâm sàng ở mức độ 0 và mức độ 1 nghĩa là không đạt yêu cầu
mức độ như mục tiêu của chương trình đào tạo (mục tiêu đạt từ mức độ 2 trở
lên).
Đối với nhóm ngành Nội – Ngoại – Sản – Nhi là 4 chuyên ngành trụ

cột của chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, cũng có đến 30,02% sinh viên
trả lời không đạt yêu cầu về mức độ thực hiện các kỹ năng lâm sàng trong đó
chuyên ngành Nội có tỷ lệ cao nhất là 42,24%, chuyên ngành Nhi có tỷ lệ
thấp nhất là 14,10%, chuyên ngành Ngoại, Sản tương đương nhau với tỷ lệ
26,10% và 26,29%.
Đối với chuyên ngành Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Da liễu, Y học
cổ truyền, có từ 55,13% đến 87,02% sinh viên trả lời không đạt yêu cầu về
mức độ thực hiện các kỹ năng lâm sàng. Điều này cho thấy có lẽ các chuyên
khoa trên đề ra mục tiêu học tập quá cao và cũng có thể thiếu thầy cô hướng
dẫn, sinh viên ít được thực hành nên trả lời không làm được hoặc làm không
đạt yêu cầu.
Điều đáng quan tâm là tỷ lệ sinh viên trả lời không làm được các kỹ
năng (tức mức độ 0) chiếm tỷ lệ bình quân chung là 17,00% trong đó chuyên
khoa Nội là 16,50%, Truyền nhiễm là 18,38%, Răng hàm mặt là 58,98%, Tai
mũi họng là 35,53%, Da liễu là 23,72%, Y học cổ truyền là 27,69%.
Ngoài ra, so sánh tỷ lệ sinh viên thực hiện các kỹ năng lâm sàng cho
thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm sinh viên tốt
nghiệp loại khá – giỏi và nhóm sinh viên tốt nghiệp loại trung bình – trung
bình khá. Điều này chứng tỏ có nhiều kỹ năng quá khó khiến cho sinh viên
tốt nghiệp khá – giỏi hay trung bình – trung bình khá điều không làm được.
Thống kê cho thấy có hơn 50% sinh viên nói chung không làm được các kỹ
năng lâm sàng như: Mở khí quản, chọc hút màng phổi, chọc hút bàng quang,
chọc hạch để lấy bệnh phẩm, bóc rau nhân tạo, thực hiện kỹ thuật test
manitol, kỹ thuật truyền máu, chẩn đoán phân biệt răng sữa và răng vĩnh
viễn, chẩn đoán phân biệt răng sâư và răng tổn thương không do sâu, khám
phát hiện cao răng và túi lợi bệnh lý, thực hiện kỹ thuật lấy cao răng bằng
cây lấy cao, kỹ thuật sinh thiết các tổn thương nghi ngờ ung thư, kỹ thuật lấy
bệnh phẩm từ các tổn thương nghi ngờ ung thư, lấy bệnh phẩm từ các tổn
thương để làm chẩn đoán tế bào, làm thuốc tai, khám phát hiện bất thường
của niêm mạc mũi và khe mũi, làm và đọc kết quả xét nghiệp test áp da, thực

hiện phương pháp cạo Broca, thực hiện các thủ thuật châm cứu trong điều trị
bệnh tâm căn suy nhược, làm các thủ thuật day bấm huyết trong điều trị đau
dây thần kinh toạ
Kết luận
Qua khảo sát khả năng thực hiện các kỹ năng lâm sàng của 81 sinh
viên Y đa khoa khóa Y2000 ngay sau khi thi tốt nghiệp, chúng tôi nhận thấy
có đến 40,19% sinh viên trả lời thực hiện các kỹ năng lâm sàng không đạt
yêu cầu từ mức độ 2 trở lên như mục tiêu đào tạo trong quyển sách xanh.
Đối với nhóm ngành Nội – Ngoại – Sản – Nhi, tỷ lệ sinh viên không
đạt yêu cầu mức độ là 30,02% trong đó chuyên ngành Nội có tỷ lệ là
42,24%. Đối với chuyên ngành Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Da liễu, Y học
cổ truyền, tỷ lệ này từ 55,13% đến 87,02%.
So sánh nhóm sinh viên tốt nghiệp loại Khá – Giỏi và nhóm sinh viên
tốt nghiệp loại trung bình – trung bình khá, tỷ lệ sinh viên trả lời không đạt
yêu cầu về mức độ tương đương nhau (39,30% và 41,09%).

×