Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DANH LAM THẮNG CẢNH THẾ GIỚI Nepal potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.17 KB, 4 trang )

DANH LAM THẮNG CẢNH THẾ GIỚI

Nepal




Nepal - Thiên nhiên đa sắc màu
Nepal là nơi trú ngụ của vô số những loài chim quý hiếm và chim thiên di với hơn
250 loài. Những loài chim quý hiếm như gà lôi Impeyean, gà tuyết, bồ câu tuyết,
sếu Saras và nhiều loài khác. Hàng năm, hàng triệu chim di cư từ Tây Tạng,
Sibérie và những ngọn núi phía Bắc đổ về những vùng đất thấp hơn như Terai và
Koshi Barrage.
Câu cá đã hình thành nên sắc thái sống động cơ bản cho nhiều cộng đồng dân cư
sống ở vùng đồi và ở Terai. Những con sông được yêu thích cho hoạt động này là
Betrawati, Indrawati, Karnali và Koshi. Du khách cũng nên tìm xem những loài cá
lạ như cá heo nước ngọt sống ở những con sông Koshi, Rapti và Narayani.
Hoa ở Nepal vô cùng phong phú về chủng loại do sự đa dạng về thời tiết và địa
hình, từ những loài hoa nhiệt đới ở Terai đến những loài hoa quý hiếm như tầm
xuân đại đóa vốn chỉ có thể tìm thấy ở những vùng băng tuyết. Có nhiều giống lan
quý và họ hoa đỗ quyên mà phần lớn những loài này không tìm thấy ở bất kỳ nơi
nào khác trên thế giới. Lati-Guras, lễ hội của họ nhà hoa đỗ quyên, được tổ chức
hàng năm ở Helambu. Lati-Guras là tên hoa đỗ quyên đỏ, loài hoa bản địa đặc
trưng của Nepal. Nepal được xem như thiên đường của những người yêu hoa.
Đi xe đạp đã trở nên được yêu thích và phổ biến ở những vùng đồi núi và vùng
Terai từ khá lâu. Bao quanh thung lũng Kathmandu là những đường mòn uốn
lượn. Du khách có thể đạp xe quanh khu vực này và nếu thích, có thể chạy đến
những khu vực thị trấn xung quanh như Dhulikhel, Bouddha, Kakani và Pokhara.
Du khách cũng có thể thực hiện một chuyến đạp xe lên những con đường đồi ẩm
ướt của vùng Annapurna và vùng núi Everest nổi tiếng.
Nepal có 8 trong số những ngọn núi cao nhất thế giới, do đó một số kỷ lục leo núi


nổi tiếng nhất nhằm chinh phục những ngọn núi cao nhất thế giới đã được thực
hiện ở Nepal. Những ngọn núi cao sừng sững với tuyết phủ đầy trên ngọn như
thách thức những người liều lĩnh, yêu thích hoạt động này. Hiện nay, có khoảng
hơn 150 ngọn núi đã được mở cửa để chào đón các cuộc chinh phục, thám hiểm;
kể cả ngọn núi cao nhất Everest. Còn rất nhiều ngọn núi chưa được chinh phục và
đây là cơ hội cho những tên tuổi mới được ghi vào lịch sử môn thể thao này.
Một số con sông bắt nguồn từ nơi tuyết tan và mưa ở khu vực Himalaya và những
khu lân cận. Chúng vượt qua những khe núi vặn vẹo, lướt qua những thung lũng
trước khi hiền hòa tràn về vùng đồng bằng sông Hằng của Ấn Độ để hòa nhập
cùng những con sông khác. Những con sông này là nơi thưởng thức thú vui thả bè
vượt ghềnh. (Theo Allnepal - Báo ÐTCT)


Nhật Bản
Mùa hè ở Nhật
Ít quốc gia nào mà khí hậu lại ảnh hưởng đến lối sống, phong tục và văn hoá như
Nhật. Bốn mùa ở đất nước mặt trời mọc tạo ra bốn phong cách sống khác nhau.
Mùa hè ngắn nhất nhưng cũng đậm đà nhất.
Khi màu đỏ của hoa anh đào bắt đầu phai đi sau những ngày mưa dai dẳng và
những bông mận trắng bắt đầu đơm trái ở đảo Hokkaido, nước Nhật bước vào mùa
hè. Cùng với sự nóng lên của thời tiết, người Nhật bắt đầu chuyển sang mặc những
chiếc áo kimono một lớp, trang trí lại nhà cửa với những màu dịu hơn và xem
những vở kịch kabuki ma quỷ lạnh tóc gáy. Những ngày tháng sáu, dường như
mọi thứ ở đây đều dành cho mùa hè.
Nhà kiểu Nhật về cơ bản không có tường. Người ta dán giấy shoji thành vách ngăn
tạo sự thoáng mát, tăng thêm ánh sáng. Mỗi ngôi nhà được thiết kế mở với những
cửa kéo có rãnh trượt trông thẳng ra hiên hoặc vườn. Ngồi trong nhìn ra, mỗi
khuôn cửa giống như một bức tranh cuốn và phía dưới bức tranh ấy, thường là một
bình hoa Ikebana. Nghệ thuật cắm hoa Ikebana truyền thống của Nhật là sự kết
hợp hài hoà những sắc tố tự nhiên để hoa cũng không tách rời khỏi thế giới của nó.

Nếu thiếu đi sự kết nối này là những ngôi nhà ở Nhật Bản thiếu đi sự sống. Kiểu
kiến trúc nhà của Nhật Bản cho phép con người luôn được sống trong thiên nhiên.
Buổi tối mùa hè nhìn từ trên phố, những ô cửa phủ giấy Shoji sáng mờ như những
chiếc đèn lồng treo trước cửa nhà.
Mỗi mùa ở Nhật Bản đặc trưng bởi những món ăn khác nhau. Nếu đến Nhật Bản
vào mùa hè thì hãy ăn những gì người Nhật mời, bởi chỉ vài ngày sau, có tiền bạn
cũng không thể mua nổi món đó. Tháng 5 là mùa cá ngừ. Sang tháng 6 thì ăn cá
ayu mới ngon. Ayu là một loại cá nước ngọt, cá này ướp với chút muối, xiên bằng
những thanh tre tươi rồi nướng ăn ngay với sốt chanh chua trên những mỏm đá bờ
sông thì thật đã. Những người nội trợ Nhật luôn tạo ra một chút mát mẻ trong bữa
ăn mùa hè, mà món ưa thích nhất là mì trắng somen. Loại mì này mỏng, sợi dài,
bày trong tô thuỷ tinh lớn rồi chan với nước đá, thêm chút xanh của lá cây và ăn
bằng đũa tre xanh mới chuốt. Ăn một đũa mì này, bạn sẽ có cảm giác như mùa hè
mát mẻ đang trôi vào tận gan ruột.
Nhật là nước có nhiều loại hình nghệ thuật, từ kịch hát cổ điển xứ Noh, kịch
kabuki ngoạn mục đến vô số những thể loại kịch hiện đại. Xuyên suốt những loại
hình nghệ thuật này là sự nhạy cảm với thiên nhiên và những thay đổi tinh tế lúc
giao mùa. Có thể thấy rất rõ điều này trong các vở kịch kabuki. Mùa xuân trong
những vở kịch kabuki ngập tràn hoa anh đào và đặc trưng thường là cảnh người
phụ nữ khổ đau trong những dinh thự nguy nga của những sĩ quan Nhật hay võ sĩ
đạo. Trái lại, những vở kịch mùa hè thường ít nhiều có nhắc đến bạo lực. Ma quỷ
cũng là đề tài được yêu thích trong những ngày nóng nực.
Trong cách người Nhật Bản chọn áo kimono cũng có ảnh hưởng của mùa hè.
Kimono một lớp, màu sáng và điểm xuyết những hoa văn nhẹ sẽ tạo cảm giác mát
mẻ hơn. Những chiếc lược chải tóc cũng phải thay đổi hoa văn cho bớt đi cái nắng
của mùa (Theo TBDL)
Tục lạ ở Nhật Bản:

Ở Tokyo cũng như ở bất cứ thành phố nào của Nhật Bản, người dân rất kiêng con
số 4. Trong các khách sạn, cầu thang, bệnh viện, trờng học, số phòng đều có sự

nhảy cóc bỏ qua con số 4. Ví dụ nh số phòng 102, 103, 105, chứ không có số
phòng 104. Lý do thật đơn giản, trong tiếng Nhật "shi" có nghĩa là số 4 và cũng có
nghĩa là chết. Ngợc lại, ngời Nhật rất thích chọn những số lẻ nh 1, 3, 5, 7, 9, Đi du
lịch ngời ta rất thích chọn toa lẻ của tàu, số ghế lẻ và buồng khách sạn lẻ. Đặc biệt,
tặng hoa, tặng quà cho ngời thân, ngời ta cũng thích tặng theo số lẻ.

Philipines
Thủ đô Manila, với phố mua sắm Makati và các sòng bài (casino) nổi tiếng.Các
bạn sẽ khám phá lịch sử qua thành cổ Santiago, đảo Corregidor, thưởng ngọan
cảnh thiên nhiên hồ Taal và núi lửa (Tagaytay), ngồi thuyền độc mộc trên thác
Pagsanjan, ghé thăm nhà thờ Las Pinas với chiếc đàn tre organ duy nhất trên thế
giới, chụp hình xởng làm xe jeepneys nổi tiếng.
Philippines đất nước nhiều sắc tộc và nhiều thổ ngữ
Tuy ngày nay đa số người Philippines nói tiếng Anh và tiếng tagalog, nhưng gần
80 thổ ngữ khác vẫn còn được dùng lai rai ở trên gần 7.000 hòn đảo của đất nước
gần 65 triệu dân này. Những thổ ngữ gốc Hindu, Sanskrit, Arập, Trung Hoa, Mã
Lai vẫn còn được dùng xen lẫn với tiếng Tây Ban Nha, tiếng Mỹ!
Nếu nghĩ rằng đất nước có nhiều sắc tộc và nhiều thổ ngữ này không có một nền
văn hóa chung đặc sắc thì sai rồi!
Hiện nay Bộ Du lịch và Bộ Văn hóa của Philippines đã tạo dựng một Viện bảo
tàng quốc gia Philippines gồm tới 14 ngành phụ trách tôn tạo và bảo tồn phát huy
mọi công trình văn hóa vật thể hay phi vật thể của tất cả các sắc tộc trên lãnh thổ
rộng tổng cộng gần 300 nghìn kilômét vuông của Philippines. Hai đảo lớn nhất
của Philippines là đảo Luzon ở phía bắc và đảo Mindanao ở phía nam còn rết
nhiều di tích của các tộc người đến Philippines sớm nhất, như người Trung Hoa,
Ấn Độ, Polynesia
Tại Viện bảo tàng Quốc gia Philippines hiện có một sọ người được khai quật ở
bang Tabon trên đao Palawan cho thấy 24.000 năm trước đã có người sống trên
đảo này!
Còn các di vật tìm thấy như vỏ thuyền, đồ vật nhọn bằng đá, áo quần bằng vỏ cây

đồ gốm, v.v chứng tỏ từ 2.000 năm trước Công nguyên đã có nhiều tộc người
đến sống trên các đảo ở Philippines.
Từ sau độc lập năm 1945, Philippines phát triển nhanh với sự hỗ trợ của người Mỹ
(Mỹ có 23 căn cứ quân sự ở Philippines theo thỏa ước 1944-1945, đến năm 1992
mới rút hết), xây dựng cấp tập, nhịp sống nhanh mạnh, nhiều người học và nói
tiếng Anh, sống theo nếp sống phương Tây, nên du khách đến Philippines có cảm
tưởng như "lạc điệu". Tuy nhiên ngày nay nằm trong Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN), Philippines có hướng phát triển chú trọng đến văn hóa phương
Đông, nên du khách đến đây lại tìm thấy một nước Philippines có nền văn hóa lâu
đời không kém gì các nước trong khu vực.


×