Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DANH LAM THẮNG CẢNH THẾ GIỚI -Indonexia pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.04 KB, 4 trang )

DANH LAM THẮNG CẢNH THẾ GIỚI


Indonexia




Indonesia là một quần đảo lớn nhất thế giới với khoảng
17.508 hòn đảo lớn nhỏ nằm trải dài suốt 5.150km giữa Châu
Đại Dương và vùng đất liền của Châu Á.

Indonesia là một quần đảo lớn nhất thế giới với khoảng
17.508 hòn đảo lớn nhỏ nằm trải dài suốt 5.150km giữa Châu Đại Dương và vùng
đất liền của Châu Á. Do có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu về địa lý, văn
hoá nên đất nước này có một lịch sử kinh tế và chính trị rất đặc trưng. Các nhà
khảo cổ đã phát hiện những chứng tích của nhóm người Java tồn tại trên đảo từ
500.000 năm trước. Họ cho rằng từ những năm 3000 đến 500 trước Công nguyên
đã có một phong trào di dân lớn diễn ra trên quần đảo này.
Năm 1292, Marco Paolo trở thành người đàn ông phương Tây đầu tiên đặt chân
đến Indonesia và không lâu sau đó người Bồ Đào Nha đã đến đây trong cuộc phiêu
lưu đi tìm các loại gia vị quý. Năm 1509, người Bồ Đào Nha lập nên những
thương cảng đầu tiên trên quần đảo. Cùng với việc thiết lập trung tâm thương mại
quan trọng mang tên Malacca, người Bồ Đào Nha cũng bắt đầu thâu tóm toàn bộ
những con đường buôn bán trong khu vực.
Mảnh đất Indonesia còn phải trải qua hơn 300 năm đen tối dưới sự đô hộ của
người Hà Lan và người Tây Ban Nha (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20). Cùng với trào
lưu đấu tranh giành tự do, độc lập của hàng loạt nước trong khu vực, nhân dân
Indonesia đã đứng lên đấu tranh, thành lập một quốc đảo độc lập vào ngày 9-12-
1949.
Hài hoà trong sự đa dạng


Indonesia có nền văn hoá vô cùng giàu có với sự hoà quyện của những sắc màu
tôn giáo và một truyền thống văn hoá hết sức lâu đời. Là một đất nước Hồi giáo
đông dân nhất thế giới nhưng nơi đây cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn
hoá phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… Cho tới ngày nay,
những vở kịch múa nổi tiếng ở Java và Bali vẫn mang đậm dấu ấn của Ấn Độ giáo
trong khi thể loại Batak ở vùng Bắc Sumatra lại là những nhóm hát tập thể mang
tính chất giải trí đơn thuần. Những nhà thờ Hồi giáo uy nghi được xây cạnh những
tượng đài chiến thắng mang kiến trúc hiện đại phương Tây chính là nhân chứng
của một nền văn hoá đa dạng cùng những thăng trầm của vùng đất tuyệt đẹp này.
Những hòn đảo kỳ bí
Thiên nhiên ban tặng cho Indonesia những cảnh sắc vô cùng đa dạng với những bờ
biển dài thẳng tắp, những thác nước hùng vĩ, những ngọn núi lửa tuôn trào và cả
cảnh sắc nhiệt đới thanh bình còn có loài rồng Komodo sinh sống. Đây là loài bò
sát khổng lồ có chiều dài tới 4m và đã có mặt trên trái đất từ hơn nửa triệu năm
qua. Ngày nay hòn đảo này là một vườn quốc gia được Chính phủ bảo vệ, là một
điểm du lịch đầy kỳ bí đối với du khách say mê du lịch sinh thái.
Đến Indonesia bạn không thể bỏ qua dịp chiêm ngưỡng những món quà kỳ lạ của
thiên nhiên như những dải san hô đủ sắc màu trải dài từ Bali đến Sulawesi, thăm
những thảm hoa nhiệt đới rực rỡ ở Sumatra và Kalimantan. Đây cũng là nơi có
loài phong lan nhỏ xíu tới loài hoa Raffsesia lớn nhất thế giới với đường kính
bông hoa lên tới gần 1m .Vẫn còn hàng nghìn hòn đảo không có người sinh sống,
vẫn còn bao nhiêu điều kỳ bí mà con người chưa thể khám phá hết ở quần đảo này.
Đó chính là sức quyến rũ kỳ lạ mà những người dân mến khách nơi đây muốn trao
tặng du khách nếu bạn có dịp đến thăm thiên đường trên mặt đất này. Hãy tiếp tục
khám phá, điều kỳ diệu nhất vẫn đang ở phía trước.



Iran
Chuyến du lịch bão táp

Thế là tôi đã thực hiện được ý định đi du lịch tại Iran trong mùa xuân, nhân dịp lễ
hội hoa hồng và nước hoa hồng lần 4 tổ chức tại thành phố Kashan, tỉnh Isfahan.
Đây là một trong những sáng kiến nhằm thu hút du khách vì số khách đến Iran chỉ
chiếm 0,1% tổng số du khách của thế giới dù quốc gia này vẫn tự hào là một trong
10 nước có nhiều di tích lịch sử nhất
Chuyến xe nghẹt thở
Đúng 8g30 sáng thứ sáu 21-5, đoàn chúng tôi gồm 34 người lớn và trẻ em với 10
quốc tịch khác nhau có mặt đầy đủ tại điểm tập kết nhưng chẳng thấy ông trưởng
đoàn Tabatabai, phó chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế của Ủy ban phát triển du
lịch Kashan, đâu.
Chúng tôi khá sốt ruột nhưng những bạn đồng hành người Iran thì bình tĩnh dùng
trà, cà phê đem theo từ nhà. Mãi sau trưởng đoàn mới xuất hiện, nhưng do xe buýt
quá nhỏ, phải đổi xe khác nên giờ khởi hành chậm lại một giờ. Ra khỏi Tehran,
ông Tabatabai làm cả đoàn ngạc nhiên khi thông báo chúng tôi sẽ đến Natanz, phía
nam Kashan, hôm sau mới đi Kashan với lý do Kashan rất đông khách trong ngày
thứ sáu. Đường đi như thế sẽ thành xa gần gấp đôi!
Quá trưa chúng tôi đến Natanz, thị trấn này chỉ có duy nhất một khách sạn đón
khách nước ngoài là Hotel Saraban, phòng ốc không được sạch và nhân viên chỉ
biết tiếng Farsi. Phòng của tôi có một tivi đen trắng có hình nhưng không có tiếng,
một tủ lạnh khá lớn bên trong không chứa gì và tuy là phòng đôi nhưng chỉ có
đúng một chiếc khăn mặt. Bữa trưa được dọn ngoài sân khách sạn thoáng đãng với
nhiều bồn hoa và cổ thụ.
Trưởng đoàn nói sau khi ăn trưa ai muốn uống trà thì có thể ghé qua trà thất bên
kia sông, sau đó sẽ lên đường đến Abyaneh lúc 15g30. Chúng tôi tranh thủ lên
phòng rửa mặt, khi xuống tới sảnh thì xe đã đi mất dù chưa tới giờ! Chắc là đoàn
chưa thể đi xa, chúng tôi gọi taxi để rượt theo, may gặp một anh tài xế biết võ vẽ
tiếng Anh
Làng cổ Abyaneh
Abyaneh nằm quãng giữa Natanz và Kashan, trên sườn núi Karkas, là một trong
những ngôi làng xây bằng gạch bùn và đất sét cổ nhất Iran. Dù cách quốc lộ đầy

nắng và bụi không xa, bước vào ngôi làng tĩnh mịch này tôi vẫn có cảm giác như
mình vừa lùi lại vài thế kỷ. Abyaneh có nhiều điểm tham quan thú vị như Jameh
Mosque từ thế kỷ 14, thành cổ và những lâu đài hoang phế nằm trơ trọi trên đỉnh
đồi, nhưng dù thu hút nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài, trong làng
không có chút tiện nghi nào cho khách.
Trà thất Natanz
Quay về Natanz, chúng tôi đi loanh quanh trên phố chính mới hay trà thất bên kia
“sông” mà ông Tabatabai giới thiệu chính là cửa hàng giải khát ngay cạnh khách
sạn, phía bên kia con mương. Khách thuộc đủ mọi lứa tuổi, nam, nữ, đến quán
uống trà, hút ống điếu, ăn kem và “faloudeh”- một món chè cho mùa nóng làm
bằng miến gạo, ăn với đá bào, xirô và nước hoa hồng.
Chủ quán lấy nước từ mương nấu trà, đổ vào bình điếu, khách người thì múc nước
lên uống, người khoát nước rửa từ mặt mũi tay chân đến giày dép, tiện lợi vô
cùng. Có hai cô sinh viên đến làm quen, một cô đang học công nghệ thông tin ở
Đại học Nantaz, biết tiếng Anh, cô tưởng tôi là người Nhật nên hỏi làm sao để có
thể sang đó làm việc. Khi tôi nói mình là người Việt Nam, các cô bỏ đi. Theo
thống kê của Tổ chức Thanh niên Iran thì mỗi năm có hơn 320.000 sinh viên tốt
nghiệp không tìm được việc làm, đối với nữ sinh viên lại càng khó khăn hơn.
Khi gặp lại đoàn, tôi mới hay ông Tabatabai đã đổi chương trình, dẫn đoàn đi thăm
Jameh Mosque và đi ngay sau khi chúng tôi vừa rời bàn ăn. Vì Natanz không có
nhà hàng nào khác nên đoàn chúng tôi lại dùng bữa khuya trong khách sạn với rau
sống, sữa chua và lavash - bánh mì không men, mỏng như bánh đa của mình, ăn
hơi giống bánh mì của người Ấn Độ - và nước trà. Nhưng mọi người đều quá mệt
sau những quãng đường dài dưới nắng sa mạc gay gắt nên chẳng mấy quan tâm
đến chuyện ăn uống.
Kashan - thành phố của dĩ vãng
Có đi trong sa mạc khô cằn mới thấy hết được vẻ đẹp và sự quí báu của màu xanh
ốc đảo. Đến trưa Kashan dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Nhìn từ xa, thành phố
với những hàng cây xanh trông đẹp như một viên ngọc bích dưới ánh mặt trời chói
chang. Tương truyền Kashan do chính Zobeida, hoàng hậu của vua Harũn-ar-

Rashĩd trong Ngàn lẻ một đêm, lập nên. Vào thế kỷ 16, các vua triều Safavid sống
tại Kashan thường xuyên hơn là tại thủ đô Isfahan, đến thế kỷ 19 thành phố này là
một trong vài trung tâm dệt và mua bán thảm lớn nhất thế giới, nhưng từ sau Thế
chiến thứ nhất thì Kashan suy tàn dần.
Khi xe chạy qua một kiến trúc xây bằng gạch đỏ có hình cái bát úp, ông trưởng
đoàn cho biết đó là hầm chứa nước đá của thành phố khi xưa. Chắc Kim Dung đã
dựa vào chi tiết này để vẽ nên mối tình của Hư Trúc với công chúa Tây Hạ trong
hầm nước đá. Đến Trung tâm Văn hóa và thủ công mỹ nghệ Kashan chúng tôi
được xem các nghệ nhân lớn tuổi biểu diễn dệt nhung, gấm trên những khung dệt
thủ công. Nhiều người trong đoàn muốn mua những tấm gấm rất đẹp và tinh xảo
bày trong tủ kính nhưng người quản lý đã đi đâu mất.
Lễ hội hoa hồng!
Nhiều người trong đoàn đã từng đến Kashan, đi chuyến này chỉ vì muốn xem lễ
hội hoa hồng nhưng cả thành phố chẳng thấy có dấu hiệu gì của lễ hội. Chỉ khi ghé
tham quan và ăn trưa tại Xí nghiệp chiết xuất nước hoa hồng Iran Golab, chúng tôi
mới được thấy vài poster giới thiệu lễ hội.
Ông trưởng đoàn khẳng định lễ hội chính được tổ chức ở vườn Fin. Chúng tôi ghé
qua đó trên đường về nhưng khi đến nơi thì đã chiều tối, vườn sắp đến giờ đóng
cửa. Được xây dựng làm hành cung của Shah Abbas I (Abbas vĩ đại) vào cuối thế
kỷ 16, vườn Fin là hình ảnh của vườn địa đàng theo sự tưởng tượng của người Ba
Tư, là một quần thể gồm các dinh thự trang trí lộng lẫy, vườn hoa, vườn cây ăn
trái và nhiều hồ nước có vòi phun tự động.
Nhưng khắp vườn Fin tuyệt không có một dấu hiệu nào của lễ hội hoa hồng, đến
một bông hồng cũng không, ông trưởng đoàn cũng chẳng buồn giải thích. Trên
đường về Tehran, ông Tabatabai phát cho mỗi người một tờ chương trình các tour
sắp tới, trong đó cũng có mục dành cho khách góp ý để nâng cao chất lượng
nhưng có lẽ do lạc quan nên chỉ chừa đúng ba hàng. Ông bạn cùng đoàn người Ai
Cập viết tràn lan khắp tờ giấy, còn tôi mệt quá nên chỉ mong về đến nhà an toàn
trước nửa đêm.


×