Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

GIỚI THIỆU VỀ SPIRULINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.91 KB, 13 trang )

Mục lục:
I. Giới thiệu về Spirulina
II. Các đặc điểm chính
1. Phân loại
2. Phân bố và sinh thái
3. Cấu tạo
4. Điều kiện sinh trưởng và phát triển
5. Sinh sản
III. Nuôi trồng Spirulina
IV. Ứng dụng
I. GIỚI THIỆU VỀ SPIRULINA:
- Spirulina có mặt trên trái đất cách
nay khoảng 3 tỉ năm.
- Loài tảo này do tiến sĩ Clement
người Pháp tình cờ phát hiện vào những
năm 1960 khi đến hồ Tchad ở Trung Phi.
- Tên Spirulina do gốc từ Latin và
Anh ngữ “Spiral”, có nghĩa là “xoắn”.
- Trong các hồ tảo sống tự nhiên hay
nhân tạo, với mắt thường đó là một hồ
nước xanh lục hay xanh lam tuyệt đẹp
dưới ánh nắng mặt trời.
- Nó là một loại thần dược điều trị
bệnh suy dinh dưỡng và một số bệnh khác.
- Mỗi năm có khoảng 3.000 tấn tảo
được xuất khẩu, nước tiêu thụ mạnh nhất
là đại lục Trung Hoa (chiếm một nửa), tiếp
theo là Mỹ.
- Ngày nay, tảo Spirulina đã được
nuôi trồng nhiều trên các nước như: Hoa Kỳ, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật, Hồng Kông và Việt
Nam.


- Ở Việt Nam tảo Spirulina được đưa vào từ 1985. Trong những năm 1985-1995 đã có
những nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học cấp nhà nước như nghiên cứu của
GS.TS. Nguyễn Hữu Thước và cộng sự (Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam) với đề tài "Công nghiệp nuôi trồng và sử dụng tảo Spirulina". Hay đề
tài cấp thành phố của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (TP Hồ Chí Minh) và cộng sự với đề tài
"Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thức ăn có tảo Spirulina trong dinh dưỡng điều trị" …
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM:
1. Phân loại:
Tảo Spirulina thuộc:
-Ngành Cyanophyta(tảo lam)
-Lớp Cyanophyceae
-Bộ Oscillatoriales
-Họ Oscillatoriaceae
-Giống Spirulina
-Loài:có nhiều loài(hơn 35 loài) trong đó có
2 loài quan trọng, đó là:
• Spiruna platensis
• Spiruna maxima / Spirulina geitleri
2.Phân bố và sinh thái:
-Spirulina sống trong môi trường ưa kiềm(pH: 8,5-9,5).Trong tự nhiên, chúng sống trong các
hồ, suối khoáng ấp áp.
-Ở các vùng nước cạn, xung quanh rìa hồ hay kênh bị ô nhiễm thường bị bao phủ bởi lớp
dày tảo lam dạng sợi bám, trong đó có tảo Spirulina.
 Trên thế giới:
Phân bố nhiều ở Bắc và Nam Châu Phi, Bắc và Nam Châu Mỹ, Nam và Trung Châu Á,
…: hồ Tchad – Trung Phi, Mexico, Kanembu, thung lũng hoang mạc Imperial thuộc bang
California, nông trại Hawwai (Hoa Kỳ), trang trại Twin Tauong (Myanmar), công ty tảo
Siam (Thái Lan), trang trại Chenhai (Trung Quốc), ...
 Ở Việt Nam:
Phân bố ở các thủy vực khác nhau như: sông, ao, hồ, ruộng lúa, vùng nước, … và

được nuôi trồng ở: công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), và một
số cơ sở ở Bình Chánh và TP. Hồ Chí Minh.
2. Hình thái và cấu tạo: dưới kính hiển vi quang học:
 Hình thái:
- Spirulina là một loại tảo lam đa bào, dạng sợi, xoắn kiểu lò xo, với các vòng xoắn khá
đều nhau, nhưng ở cuối hai đầu sợi
thường hẹp, mút lại.
- Nhưng tùy vào chu kỳ sinh dưỡng và
phát triển (cường độ ánh sáng, nhiệt độ
môi trường…) mà hình dạng có thể xoắn
kiểu chữ C, S… Các dạng này có chiều
dài khác nhau; ngay trong một dạng,
chiều dài mỗi sợi cũng khác nhau. Ví dụ:
Sợi uốn sóng có thể dài 5 – 7 nếp gấp,
cũng có thể đến 27 nếp gấp.
⇒ Hiện tượng biến dạng trên nói lên khả năng
thích nghi với môi trường mà vi sinh vật cổ xưa
có được qua hàng triệu năm tiến hóa chọn lọc
tự nhiên.
- Có màu xanh lam.
- Chiều dài thay đổi có thể đạt hơn ¼ mm.
- Có khả năng di động nhanh mặc dù không có cơ quan di động. Không chịu ảnh hưởng
của ánh sáng khi di động vì đa số tảo lam đều di động hướng ra ánh sáng.
- Chúng không hình thành tập đoàn.
- Sợi tảo không phân nhánh, phân chia thành các vách ngăn, không có bao và không có
dị bào (heterocyst).
- Dạng xoắn thường giữ được trong phòng nghiên cứu, sang môi trường nuôi đại trà, nó
thường biến thành dạng thẳng, tỷ lệ xoắn – thẳng khoảng 15 – 85.
 Cấu tạo:
- Có cấu trúc nhu mô đơn giản, không có dạng tế bào roi.

- Có cấu tạo giống vi khuẩn: không có ty thể, không có nhân rõ ràng chứa
deoxyribonucleic, không có bộ máy Golgi, không có lưới nội nguyên sinh chất.
- Có chứa sắc tố quang hợp phycocyanin màu xanh, chất diệp lục nằm trong nguyên
sinh chất.
- Màng tế bào không chứa cellulose mà là monopolysaccharid khá mềm, dễ nghiền và
dễ hấp thu.
- Trong giống tảo này không có ty thể nhưng có hạt Cyanophysin là nơi xảy ra quá trình
hô hấp cho tế bào.
- Có ribosome phân bố trong nguyên sinh chất.
- Sprirulina không có lớp màng nhầy bao phủ tế bào như các loài khác cùng ngành tảo
lam, mà chúng chỉ được bao phủ bởi lớp
vỏ của nó.
 Cấu tạo hóa học:
- Protein (56% - 77%)
- Carbohydrates (15% - 25%)
- Các acid béo (18%) (acid linoleic, acid
linolenic)
- Các vitamin (B1, B2, B6, B12, PP, E),
carotene (β-carotene), chlorophil, các chất
màu, folic acid, inosit acid.
- Các acid amin: Isoleucine, Leucine,
Lysine, Methionine, Phenylalanine,
Threonine, Tryptophane, Valine.
- Các nguyên tố vi lượng như K, Mg, Fe, Mn, Zn, Ca, P, Selen.
Biểu đồ dưới đây cho thấy dinh dưỡng phân tích dựa trên thông tin thu được từ USDA cho
Spirulina khô. Các cá nhân phụ cấp hàng ngày (PDA) tỷ lệ phần trăm được trợ cấp của con
người.
3. Điều kiện sinh trưởng và phát triển:
Tảo Spirulina là thực vật duy nhất có khả năng sinh sôi và phát triển trong những ao hồ có
nhiều hoá chất độc hại.

Spirulina trải qua các giai đoạn: thích nghi, logarit, đường thẳng, giảm, ổn định, lão suy.
 Nhiệt độ:
Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của tảo là 35
o
C (32 – 40
o
C).
 Ánh sáng:
- Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tảo Spirulina.
- Nếu chiếu sáng liên tục ngày đêm (24/24) thì năng suất của tảo cao nhất.
⇒ Spirulina không có chu kì quang.
 pH:
- Loại tảo này chịu được pH cao từ 8,5 – 11.
- Cường độ quang hợp đạt mức tối đa ở pH từ 8,5 – 9,0. Vẫn tăng cao ở pH = 10, pH
làm tăng cường độ quang hợp giảm nhanh và bằng 0 ở pH = 1,5.
 Các chất dinh dưỡng:
 Carbon: có hàm lượng dưới 50% TLK (trọng lượng khô), trong nước dạng: CO
2
,
H
2
CO
3
, HCO
3-
, CO
3
2-
, NaHCO
3

cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo.
 Nitơ:
• Có hàm lượng 10% TLK.
• Trong nước ở dạng: NO
3
-
, NO
2
-
, NH
4
+
, urê,…
• Nếu thiếu đạm thì tảo sẽ bị úa vàng, giảm bớt vòng xoắn, đường kính vòng
xoắn tăng, giảm lượng protein tảo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×