Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sáng tạo (Bài 2) : Tâm hồn sáng tạo. pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.75 KB, 4 trang )

Sáng tạo (Bài 2) : Tâm hồn sáng tạo.
Bạn đã học, đã biết, có thể là rất nhiều các phương pháp để rèn luyện kỹ
năng sáng tao như: Những nguyên tắc thủ thuật sáng tạo, lập bản đồ tư
duy, phương pháp đột kích não, phương pháp SAEDI, SIMPLEX, nghệ
thuật sáng tạo theo DOIT…v.v. Nhưng bạn không hài lòng vì chẳng thu
được một chút xíu kết quả nào. Bạn kết luân: Sáng tạo là chỉ để cho
“những người sáng tạo”. Bạn đúng, sáng tạo là việc chỉ dành cho người
sáng tạo, nhưng bạn chưa biết một điều: Chỉ khi nắm được yếu quyết
sáng tạo, bạn mới có khả năng hiểu rõ và thực hành các phương pháp
sáng tạo. Khi đó vấn đề sáng tạo “được hay không” chỉ còn tùy thuộc
vào động cơ của bạn: bạn có thật sự muốn thay đổi? “Đời thay đổi khi ta
thay đổi”. Ai cũng có thể sáng tạo được, chấp nhận nó đi, cứ tin đi,
chắc chắn bạn phải là người sáng tạo.



Trong các phương pháp sáng tạo, phương cách thực hiện tức là những
thủ tục, các bước, các trình tự phải theo để sáng tạo được diễn giãi rất
nhiều cùng với những ứng dụng và ích lợi của nó. Nhưng không ai nói
về các yêu cầu nằm ngoài kiến thức, nghĩa là vấn đề “Tâm hồn sáng tạo”
đã rất ít khi được đề cập đến ! Các tài liệu huấn luyện cho người học
sáng tạo phần nhiều chỉ dựa theo và mô tả “phần xác” của những bậc
thiên tài sáng tạo đi trước đã để lại, bỏ qua “phần tâm hồn” của họ, nên
chúng ta thiếu mất một điều kiện cần và đủ để có thể sáng tạo.
Một nghệ sĩ múa, một tay xiếc uốn dẽo có thể mau chóng học và thực
hiện tất cả các tư thế của Yoga, không những họ có thể trồng chuối, đi
bằng tay mà còn có thể ngoáy mũi, móc lỗ tai bằng ngón chân cái chẳng
hạn. Nhưng họ vẫn không phải thật sự là nhà Yoga, họ chẳng thu được
ích lợi gì với sự bắt chước hình thức như vậy. Có thể cũng có chút kết
quả hời hợt, nhưng muốn thành công trên con đường tu đạo, điều trọng
yếu nhất của họ là phải nhận biết và sống như một người có “tâm hồn


Yoga”.
Cũng vậy, các phương cách sáng tạo chỉ hướng dẫn các chiêu thức, các
phương pháp, cách thực hiên tổng quát, đó là những điều cần thiết
nhưng chưa đủ. Muốn là người sáng tạo, chúng ta phải học và sống với
một “Tâm hồn sáng tạo” trước đã. Ở nhũng người sáng tạo, có thể họ đã
may mắn có sẵn một tâm hồn như vậy, việc của họ chỉ là tiếp tục học
hỏi, tìm kiếm để phát huy sáng tạo mỗi ngày một tốt hơn. Riêng với
chúng ta, phải cần nhận biết và thay đổi mới có thể gây dựng cho mình
một tâm hồn sáng tạo. Nhưng chúng ta sẽ thành công, nếu muốn.
Tâm hồn sáng tạo là gì? Như đã giãi thích ở trên, các phương pháp sáng
tạo không gầy dựng nên tâm hồn sáng tạo, bắt chước theo lối sống lập dị
cho dù là của một thiên tài sáng tạo cũng không thể giúp bạn có tâm hồn
sáng tạo. Vậy, làm thế nào để có một tâm hồn sáng tạo? Tùy thuộc vào
quan niệm, thái độ và phong cách mỗi người, sống một cách tự do thoát
khỏi mọi thành kiến, một tâm hồn không còn bị giam cầm trong những
ước lệ và quy định, sống một cách nhận biết: đó chính là một tâm hồn
sáng tạo.
Người có tâm hồn sáng tạo luôn lạc quan, vui vẻ. Thái độ lạc quan giúp
sáng tạo thêm linh hoạt, tích cực sáng tạo trở thành những hoạt động
hàng ngày. Đươc vui thú với công việc của mình thì người đó sẽ làm
việc tốt hơn.
Người có tâm hồn sáng tạo thì tự tin, can đảm, không khuất phục trước
những thành kiến, không sợ hãi khi phải từ bỏ lối mòn quen thuộc để
khám phá con đường mới. Tin điều không thể là hoàn toàn có thể, kiên
trì với lý tưởng bản thân để phá vỡ hình thức cũ, dựng nên cột mốc mới.
Người có tâm hồn sáng tạo là người có tâm hồn trẻ thơ, luôn tươi mới,
luôn tò mò khám phá, dám phá lệ, không e dè, sẵn sàng làm những điều
chưa bao giờ làm, chưa bao giờ thích nên có thể thấy được điều kỳ diệu
của những sự việc mà ta cho là bình thường, hiển nhiên.
Người có tâm hồn sáng tạo có tầm nhìn rộng mở, biết lắng nghe nên thu

nạp được nhiều thông tin, dữ liệu cả “thô” lẫn “tinh” hơn. Họ không
thành kiến, không đánh giá, không vội vã duy chỉ chọn các giải pháp
đúng đắn, các sự vật tốt đẹp. (Vì một khi đã kết luận điều gì đó là tốt
đẹp, là đúng đắn rồi thì khó mà vượt qua để tốt đẹp hơn, đúng đắn hơn.)
Đồng thời, họ cũng không thành kiến, nên không phê phán, không bỏ lỡ
những ý tưởng, những sự việc tưởng chừng như thô kệch, tầm thường.
(Thật ra là rất phù hơp, giá trị). Như vậy, người có tâm hồn sáng tạo
không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực, không
dựa vào yêu ghét nhất thời nên họ có thể phát hiện nhiều cái đẹp bất
ngờ.
Người có tâm hồn sáng tạo tin vào khả năng tiềm ẩn của bản thân. Biết
lắng nghe trực giác để có thể sáng tạo theo cách riêng của mình, tìm
cách làm sao cho mọi thứ hợp được với nhau. Họ coi sức mạnh sáng tạo
như một quan năng phổ quát của con người, được mọi người thụ hưởng
ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn. Thế giới rộng lớn và đa dạng, ẩn chứa
trong đó một kho tàng tri thức vô tận, chỉ là tự tin tìm kiếm thì sẽ thấy
được.
Tóm lại, bạn phải luôn luôn bắt đầu với một cái gì, với tất cả mọi thứ,
đừng tự vây hãm bản thân mình trong phạm vi nhỏ hẹp, buồn chán. Hãy
đến với sáng tạo, vì sáng tạo là một quá trình liên tục, khi bạn bắt đầu
hoàn tất nó, nó lại trở thành một vấn đề khác và rồi bạn lại muốn sáng
tạo lại một lần nữa. Sự sáng tạo không đợi tuổi, cũng không cứ phải chờ
trình độ. Hẳn nhiên, đối với mỗi người, ý chí càng lớn sẽ càng có điều
kiện để thăng hoa sáng tạo, song tuổi tác và bằng cấp không phải là yếu
tố quyết định.
Chính thái độ sống của mỗi người sẽ góp phần chủ yếu vào sự quyết
định số phận của người đó, chứ không phải trí thông minh. Dám chấp
nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng
tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo
ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái

độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Tâm hồn sáng tạo cần phải được
duy trì suốt cả cuộc đời, bởi vì sáng tạo là một hoạt động không bao giờ
ngưng, một mục tiêu không bao giờ hoàn mỹ, không có sự kết thúc

×