Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Collagen thu nhận và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 49 trang )

MỤC LỤC
1. Tổng quan về collagen................................................................................................................3
2. Các loại collagen và cấu tạo của chúng......................................................................................5
3. Thành phần các acid amin có trong collagen.............................................................................8
4. Tính chất của collagen................................................................................................................8
5. Các nguồn nguyên liệu có chứa collagen.................................................................................11
6. Quy trình công nghệ của trích ly collagen từ da cá tra............................................................12
7. Các ứng dụng của collagen ......................................................................................................17
8. Thành tựu..................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................47
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Cấu trúc lớp hạ bì của da................................................................................................4
Hình 1-2: Các liên kết sợi ở collagen.............................................................................................4
Hình 2-3: Cấu trúc phân tử collagen..............................................................................................6
Hình 2-4: Trật tự sắp xếp các acid amin trong collagen................................................................6
Hình 2-5: Từng bậc cấu trúc trong chuỗi collagen........................................................................7
Hình 2-6: Tổ chức bó sợi collagen.................................................................................................7
Hình 6-7: Quy trình chiết collagen bằng acid acetic....................................................................13
Hình 6-8: Sắc kí điện di SDS-PAGE collagen loại I của da heo và collagen da cá. (Điện di trên
5% gel chứa urea 3,5M). (A) Da heo; (B) Cá Pecca; (C) Cá mập; (D) Cá thu ................................14
Hình 6-9: Quy trình chiết collagen bằng pepsin .........................................................................15
Hình 7-10: HANAMAI COLLAGEN: sản phẩm dạng bột, được trộn chung với đậu hủ hay
natto dùng trong bữa ăn của các phụ nữ Nhật....................................................................................17
Hình 7-11: Tóc bị hư tổn và phục hồi sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có chứa collagen
hydrolysate..........................................................................................................................................18
Hình 7-12: Collagen áp dụng trong việc điều trị vết bỏng ((a): vết bỏng mới trước khi sử dụng
collagen, (b): sau 3 ngày sử dụng, (c): sau 10 ngày sử dụng)...........................................................19
Hình 7-13: Collagen hydrolysate trong các mảnh bọt biển sử dụng trong nha khoa..................20
Hình 8-14: Hình ảnh điện di của mẫu collagen từ da cá hồi trong điều kiện khử và không khử.
Đường 1: protein có MW cao; đường 2: collagen loại I; đường 3-5:; đường 6-8: collagen chiết xuất
bằng acid acetic, collagenase từ CNA1 và CNL3 trong điều kiện khử.............................................22


Hình 8-15: Cấu trúc của polymer PEO-PPO-PEO.......................................................................26
Hình 8-16: Quá trình tạo micelle..................................................................................................26
Hình 8-17: Lược đồ phương pháp chế tạo hydrogel tổng hợp....................................................29
Hình 8-18: Mẫu hydrogel C-F108 (1%) ở các vị trí khác nhau...................................................29
Hình 8-19: Hình ảnh SEM cấu trúc của A) Collagen gel; B) C-L103 (1%); C) C-L103 (3%); D)
C-L103 (5%); E) C-F108 (1%); F) C-F108 (3%); G) C-F108 (5%) khi nồng độ collagen là 3,2
mg/ml (độ phóng đại: 2500)...............................................................................................................32
Hình 8-20: So sánh sự phóng thích của FITC-dextran trong hydrogel collagen – PEO-PPO-
PEO (EO 30%) chuẩn bị với nồng độ polymer 1, 5, 10 và 15%.......................................................33
Hình 8-21: So sánh sự phóng thích của FITC-dextran trong hydrogel collagen – PEO-PPO-
PEO (EO 80%) chuẩn bị với nồng độ polymer 1, 5, 10 và 15%.......................................................33
Hình 8-22: So sánh sự phóng thích của FITC-dextran trong hydrogel collagen – PEO-PPO-
PEO (EO 30% và 80%) chuẩn bị với nồng độ polymer 1, 5, 10%....................................................34
Hình 8-23: Tế bào K562 trên A) Ma trận collagen – PEO-PPO-PEO (EO 80%) B) Ma trận
collagen – PEO-PPO-PEO (EO 30%) ở những nồng độ khác nhau đo bằng cách bổ sung Alamar
blue. Giá trị trung bình được sử dụng trên đồ thị. Thanh sai số thể hiện sai số chuẩn
của giá trị trung bình (n = 3)...............................................................................................................34
Hình 8-24: A) Tế bào K562 trên ma trận hydrogel C-F108 (1%) sau 1 tuần B) Hình ảnh SEM
của tế bào K562 trên C-F108 (1%) sau khi liên kết với glutaraldehyde (2%) (độ phóng đại 2500)35
Hình 8-25: Hình ảnh điện di của BSA tinh khiết và BSA-PPG diglycidyl ether liên kết dọc
trong môi trường ở những thời điểm khác nhau................................................................................35
Hình 8-26: Hình ảnh điện di của collagen tinh khiết và collagen diglycidyl ether trong
môi trường ở những thời điểm khác nhau..........................................................................................36
Hình 8-27: Hình ảnh SEM của collagen tinh khiết ở các độ phóng đại khác nhau....................36
Hình 8-28: Hình ảnh SEM của PG-COLc20 ở các độ phóng đại khác nhau..............................37
Hình 8-29: A) Đường cong TGA của PPG diglycidyl ether tinh khiết;
B) Đường cong TGA của gel tổng hợp..............................................................................................37
Hình 8-30: Đồ thị DSC của PPG diglycidyl ether tinh khiết; Tg = -76,7oC...............................37
Hình 8-31: Đường cong nhiệt của collagen tinh khiết,, PG-COLc5 và PG-COLc20.
A) Quét lần 1 B) Quét lần 2................................................................................................................38

Hình 8-32: Đường NMR của A) PPG diglycidyl ether B) Collagen tinh khiết C) Gel tổng hợp
.............................................................................................................................................................38
Hình 8-33: Đồ thị thể hiện liên hệ của nồng độ amin với độ hấp thu tia UV.............................39
Hình 8-34: Độ độc của collagen-PPG gel lên nguyên bào sợi, đo bằng phần trăm tế bào sống,
72 giờ sau khi cấy ..............................................................................................................................40
Hình 8-35: Nguyên bào sợi (mũi tên) trong A) PG-COLc20 b) blank glass coverslip
C) bottom well plastic ở ngày 1 dưới kính hiển vi quang học,. Độ phóng đại × 10.........................41
Hình 8-36: Hình ảnh SEM của nguyên bào sợi trên A) glass coverslip và B) PG-COLc20
ở các độ phóng đại khác nhau............................................................................................................41
Hình 8-37: Minh họa sự tạo liên kết dọc của collagen với diglycidyl ether...............................43
Hình 8-38: Cơ chế phản ứng của nhóm epoxy với nhóm ε-amino của lysine ở pH≈12.............44
Hình 8-39: A) Bề mặt của collagen-PPG diglycidyl B) Bề mặt của collagen tinh khiết............46
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Sự phân bố các amino acid trong chuỗi polypeptide....................................................8
Bảng 8-2: Lượng collagen chiết xuất bằng acid và collagenase..................................................22
Bảng 8-3: Các loại polymer dùng để tổng hợp hydrogel.............................................................26
Bảng 8-4: Phương pháp chuẩn bị mẫu hydrogel..........................................................................29
Bảng 8-5: Vật liệ sử dụng để sản xuất hydrogel tổng hợp bằng phương pháp thủy phân..........30
Bảng 8-6: A) Tỉ lệ của BSA & PPG trong các môi trường có pH khác nhau B) Tỉ lệ của
Vitrogen 100 & PPG trong NaOH ở các pH khác nhau....................................................................30
Bảng 8-7: Tỉ lệ tế bào sống trên hydrogel C-F108 ở các nồng độ polymer khác nhau..............35
Bảng 8-8: Độ hấp thu tia UV của hỗn hợp BSA ở các nồng độ khác nhau................................39
Bảng 8-9: Số lượng nhóm amin tự do trên dung dịch tổng hợp ở các tỉ lệ polymer khác nhau.39
Bảng 8-10: Phần trăm phát triển tế bào trên gel tổng hợp so với mẫu chuẩn.............................40
Bảng 8-11: Số lượng tế bào sống sót sau 24 giờ trên các chất mang khác nhau.........................40
Bảng 8-12: Góc tiếp xúc với nước của mẫu chuẩn và lớp màng kết hợp, độ lặp lại n=4...........46
1. Tổng quan về collagen
Collagen là loại protein cấu trúc trong cơ thể động vật. Nó được phân bố trong các bộ phận
như da, cơ, gân, sụn, dây chằng xương và răng... Collagen là một loại protein chiếm tới 25% lượng
protein trong cơ thể người, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Ví dụ

như các sợi collagen chiếm chủ yếu trong sợi dây chằng, ảnh hưởng đến khả năng nén ở các khớp
sụn và tính linh động của mạch máu và da. Nó được coi như là một chất keo dính các bộ phận
trong cơ thể con người thành một khối hoàn chỉnh, nếu không có collagen cơ thể người chỉ là các
phần rời rạc. Chỉ riêng điều này cũng đủ chỉ ra tầm quan trọng của collagen với sự sống của con
người. Trong thành phần của da, ở lớp bì chứa rất nhiều collagen tạo ra một hệ thống nâng đỡ, hỗ
trợ cho các đặc tính cơ học của da như sức căng, độ đàn hồi, duy trì độ ẩm... Tùy theo từng độ
tuổi, điều kiện sống, tác nhân môi trường, da có thể bị lão hóa hoặc tổn thương, sợi collagen mất
dần tính đàn hồi và săn chắc do cấu trúc collagen bị phá vỡ.
Đối với da, collagen chiếm khoảng 70% cấu trúc da và được phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì của
da (hình 1-1). Nó đóng vai trò kết nối tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất, tạo độ đàn hồi cho
da. Sự suy giảm về số lượng và chất lượng collagen sẽ dẫn đến hậu quả lão hóa của cơ thể mà sự
thay đổi trên làn da, khuôn mặt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất: làn da bị khô, nhăn nheo bắt đầu từ
các đường nhăn mảnh trên khóe mắt, khóe miệng, lâu dần thành nếp nhăn sâu, các đường nét
khuôn mặt bị chùng nhão và chảy sệ. Chính vì vậy mà collagen đóng vai trò là một trong những
chất quan trọng hàng đầu của ngành thẩm mỹ, đặc biệt là chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu
thuật bỏng...
Hình 1-1: Cấu trúc lớp hạ bì của da
Collagen là một protein có cấu trúc bậc 4 điển hình, do các đơn vị tropocollagen cấu trúc bậc 3
tổ hợp theo các hướng dọc và ngang làm collagen có nhiều mức cấu trúc (hình 1-2). Trong cấu trúc
phân tử collagen, do tương tác giữa các mạch polypeptide làm cho phân tử có những vùng kị nước
và vùng phân cực mang điện tích sẽ tạo nên khả năng háo nước làm trương nở collagen.
Hình 1-2: Các liên kết sợi ở collagen
Theo quan điểm y sinh, collagen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, hàn gắn vết
thương, là thành phần hoạt hoá các tiểu cầu trong máu và sự hình thành mạch. Thêm vào đó sự
phát triển của một số bệnh di truyền được xác định là do sự đột biến trong cấu trúc gen của
collagen. Những rối loạn trong quá trình tổng hợp hoặc phân giải collagen đều được ghi lại như là
nguyên nhân của nhiều căn bệnh phức tạp như chứng viêm khớp, xơ gan, bệnh đái đường và ung
thư cũng như những bệnh có liên quan đến sự lão hoá. Xét về mặt kinh tế, nguồn nguyên liệu giàu
collagen dùng để sản xuất ra gelatine, chất có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
2. Các loại collagen và cấu tạo của chúng

• Collagen tồn tại ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Đã có 29 loại collagen được tìm thấy và
công bố trong các tài liệu khoa học. Trên 90% collagen trong cơ thể là loại I, II, III và IV.
• Collagen loại I: có trong da, gân, mạch máu, các cơ quan, xương (thành phần chính của
xương).
• Collagen loại II: có trong sụn xương (thành phần chính của sụn).
• Collagen loại III: có trong bắp (thành phần chính của bắp), tìm thấy bên cạnh collagen I.
• Collagen loại IV: thành phần chính cấu tạo màng tế bào.
• Collagen loại V: có trong dây chằng, giác mạc, kẽ hở giữa các mô.
• Collagen loại VI: có trong gan, thận, màng sụn.
• Collagen loại VII: có trong sự nối liền của da và biểu bì.
• Collagen loại VIII: có trong tế bào màng trong.
• Collagen loại IX: có trong sụn.
• Collagen loại X: có trong sụn bị khoáng hóa và phình to.
• Collagen loại XI: có trong sụn.
• Collagen loại XII: có trong dây chằng, sợi liên kết collagen.
• Collagen loại XIII: có trong biểu bì, nang tóc, tế bào gốc của móng.
• Collagen loại XIV: có trong sợi liên kết collagen.
• Collagen loại XV: có trong nhiều mô khác nhau, tương đồng với collagen loại XVII.
• Collagen loại XVI: còn đang được nghiên cứu.
• Collagen loại XVII: có trong da.
• Collagen loại XVIII: có trong gan.
• Collagen loại XIX: có trong mắt, não, tinh hoàn, mô trong thời kỳ đầu phát triển.
• Collagen loại XX-XXIX: còn đang được nghiên cứu.
Collagen loại I là phổ biến nhất và thường ở trong các mô liên kết như da, xương, gân.
Collagen loại II hầu như tồn tại ở các mô sụn. Collagen loại III lại phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi
của động vật, da heo còn trẻ chứa tới 50%, theo thời gian tỷ lệ này giảm 5 - 10%. Những loại
colagen khác chỉ hiện diện với lượng rất nhỏ và chỉ ở một vài cơ quan đặc biệt.
Về cấu trúc của phân tử collagen, phân tử collagen hay còn gọi là tropocollagen là một cấu trúc
dạng sợi hình ống chiều dài khoảng 300nm, đường kính 1,5nm. Mỗi sợi collagen này được cấu tạo
từ ba chuỗi polypeptide (alpha peptide) nối với nhau bằng các liên kết hydro và xoắn lại với nhau

giống như sợi dây thừng (hình 2-1). Mỗi một vòng xoắn có độ dài là 3,3 gốc amino acid, chiều cao
là 2,9 A
0
. Mỗi chuỗi có hình dạng xoắn ống từ trái sang phải. Ba chuỗi này xoắn lại với nhau hình
thành một cuộn có hướng từ trái sang phải, gọi là triple helix.
Hình 2-3: Cấu trúc phân tử collagen
Mỗi một chuỗi polypeptide trong collagen được cấu tạo từ các amino acid theo một trật tự,
thông thường là Gly - Pro - Y, hoặc Gly - X – Hyp (hình 2-2). Trong đó, X, Y là những đơn vị
amino acid khác. Proline (Pro) và hydroxyproline (Hyp) chiếm khoảng 1/6 chuỗi, glycine chiếm
khoảng 1/3 chuỗi. Tổng cộng chỉ riêng proline, hydroxyproline, và glycine chiếm 1/2 chuỗi
collagen. Các amino acid còn lại chiếm 1/2. Glycine đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cấu
trúc sợi siêu xoắn của collagen.
Hình 2-4: Trật tự sắp xếp các acid amin trong collagen
Phần lớn collagen trong mạng lưới ngoại bào được tìm thấy ở dạng sợi, bao gồm những sợi
mảnh nhỏ. Đầu tiên ba sợi của collagen này xoắn lại theo kiểu xoắn ốc xung quanh một sợi hình
thành nên bộ ba tropocollagen. Sau đó tropocollagen liên kết với nhau theo kiểu đầu nối đuôi hình
thành collagen fibril. Các collagen fibril này bó lại với nhau hình thành sợi collagen siêu cáp –
collagen fiber (hình 2-3, 2-4).
Hình 2-5: Từng bậc cấu trúc trong chuỗi collagen
Hình 2-6: Tổ chức bó sợi collagen
Các chuỗi collagen sắp xếp song song theo chiều dọc liên kết với nhau bằng các liên kết ngang
tạo thành các sợi theo chu kỳ nhất định. Chúng được sắp xếp so le nhau một khoảng 67nm và có 1
khoảng trống 40nm ở giữa những phân tử liền kề nhau.
Nhờ vào cấu trúc có trật tự, độ bền vốn có của các chuỗi xoắn ốc được chuyển sang các sợi
collagen, cung cấp cho các mô độ cứng, độ đàn hồi và những đặc tính cơ học riêng. Vì thế
collagen rất chắc, dai và bền.
3. Thành phần các acid amin có trong collagen
Mỗi loại collagen gồm có hàng nghìn cấu trúc amino acid, chủ yếu gồm có glycine, proline,
hydroxyproline. Collagen không chứa tryptophan, và là một trong số ít các protein chứa
hydroxylysine. Các amino acid sắp xếp trong chuỗi xoắn ốc theo các dãy với sự phân bố như sau:

Bảng 3-1: Sự phân bố các amino acid trong chuỗi polypeptide
Trong đó I là amino acid (proline và hydroxyproline), X là các amino acid khác. Glycine chiếm
gần 1/3 trong tổng số các amino acid và nó được phân bố một cách đều đặn tại vị trí mỗi 1/3 xuyên
suốt trong phân tử collagen. Do glycine có các nhánh phụ nhỏ nhất nên sự lặp lại của nó cho phép
các chuỗi polypeptide kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một đường xoắn ốc với khoảng trống
nhỏ ở phần lõi. Trong collagen không chứa tryptophan, cystine như các loại protein khác, còn
tyrosin, histidin, và các acid amin chứa lưu huỳnh mỗi loại hiện diện không quá 1%, điều này làm
các cầu nối disulfur (-S-S) trong cấu trúc collagen xuất hiện ít và là nguyên nhân cho tính mềm
dẻo của nó so với keratin, nhưng chứa rất nhiều hydroxyproline. Hydroxyproline này là một acid
amin đặc trưng của collagen mà các loại protein khác không có Trong collagen chứa đến 30%
glycine, 10% hydroxyproline, 12% proline, 11% alanine.
4. Tính chất của collagen
4.1 Tác dụng với nước
Collagen không hòa tan trong nước mà nó hút nước để nở ra, cứ 100g Collagen khô có thể hút
được khoảng 200g nước. Collagen kết hợp với nước nở ra trong nước, độ dày tăng lên chừng 25%
nhưng độ dài tăng lên không đáng kể, tổng thể tích của phân tử collagen tăng lên 2 – 3 lần.
Do nước phân cực tác dụng lên liên kết hydro trong liên kết phối trí của collagen làm giảm tính
vững chắc của sợi gelatin từ 3 – 4 lần. Khi nhiệt độ tăng lên cao, tính hoạt động của mạch
polypeptide tăng mạnh, làm cho mạch bị yếu và bắt đầu đứt thành những mạch polypeptide tương
đối nhỏ. Khi nhiệt độ tăng lên trong khoảng 60 – 65
0
C collagen hút nước bị phân giải. Nhiệt độ
phân giải của collagen trong nguyên liệu chưa xử lý tương đối cao. Khi nguyên liệu đã khử hết
chất khoáng, thì nhiệt độ phân giải sẽ giảm xuống.
4.2 Tác dụng với acid, kiềm
Collagen có thể tác dụng với acid và kiềm, do trên mạch của collagen có gốc carboxyl và amin.
Hai gốc này quyết định hai tính chất của nó. Trong điều kiện có acid tồn tại, ion của nó tác dụng
với gốc amin, điện tích trên carboxyl bị ức chế (hình thành acid yếu có độ ion hóa thấp). Trái lại
gốc amin bị ion hóa tạo NH3
+

.
Trong điều kiện có nước, nước có thể tác dụng với nhóm gốc có mang điện trong kết cấu
protide và những ion Na
+
và Cl
-
làm tăng tính hấp phụ nước của collagen do đó trong môi trường
acid và kiềm thì tính trương nở của collagen được tăng lên
Ngoài ra acid và kiềm còn gây ra 1 số biến đổi là :
Cắt đứt mạch muối (liên kết giữa –NH
3
+
và COO
-
) làm đứt mạch peptide trong mạch chính
Làm đứt liên kết hydrogen giữa gốc –CO, NH- của mạch xung quanh nó
Làm acid amin bị phân hủy giải phóng ra ammoniac
Cùng với biển đổi đó điểm đẳng điện của collagen hạ xuống thấp, acid và kiềm đều có thể
phân hủy collagen tuy nhiên theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì vôi cũng làm tăng tỷ lệ
phân hủy của collagen.
Trong điều kiện thường, thời gian dài có thể làm cho collagen bị phân giải( mức độ phân giải
thấp) khi nhiệt độ tăng thì độ phân giải cũng tăng lên nhanh chóng
Collagen phân giải biến thành gelatin, căn cứ vào giả thuyết của Hofmeister phản ứng
sẽ tiến hành như sau:
Nếu xử lý trong điều kiện nhiệt độ cao và có nước thì keo dễ tiếp tục biến đổi thành
Do đó nếu muốn sản xuất gelatin thì ta phải khống chế nhiệt độ thích hợp cho chất lượng của
gelatin được đảm bảo
4.3 Các tính chất khác của collagen
4.3.1 Khả năng tạo nhũ tương
- Là một protein không tan, collagen có thể có ít dấu hiệu cho thấy là một chất nhũ hóa. Tuy

nhiên, thực ra collagen có nguồn gốc từ da sống được xử lý và biến tính ở mức độ khác nhau có
thể là một chất nhũ hóa tốt hơn sữa gầy.
4.3.2 Khả năng hòa tan
Collagen tan trong glycerin, acid acetic, ure nhưng không tan trong nước lạnh. Collagen cũng
đã được phân chia thành bốn lớp trên cơ sở tính hòa tan trong các dung dịch đệm khác nhau: tan
trong muối trung tính, tan trong acid, tan trong kiềm, và không tan trong kiềm.
Các phần tan trong acid thường bao gồm hai tập hợp khác nhau bên cạnh một tiểu phân tử
chuỗi α. Một có tên là β2 hoặc β11 bao gồm hai chuỗi α1, và thứ hai β1 hoặc β12 bao gồm một
chuỗi α1 và một chuỗi α2 liên kết bởi liên kết cộng hóa trị kiểu este. Collgagen hòa tan trong muối
được tìm thấy bao gồm 90% chuỗi của một chuỗi α và một số dạng β (l0%), trong khi collagen hòa
tan trong acid là khoảng 10% chuỗi α và 90% ở dạng β. Chỉ có 50% nhóm ion trong acid hòa tan
có trong collagen hòa tan trong muối. Các nhóm còn lại có thể tham gia vào mối liên kết chéo. Mặt
khác, phần tan trong kiềm và không hòa tan trong kiềm đại diện cho collagen trưởng thành
4.3.3 S ự bi ế n tính
Dưới tác dụng của các chất hóa học như acid, base, muối, các dung môi alcohol, và các tác
nhân vật lý như khuấy trộn cơ học, nghiền, tia cực tím... các cấu trúc bậc hai, ba và bậc bốn của
protein bị biến đổi làm cho các liên kết hydro, các cầu nối disunfit, các liên kết ion bị phá vở
nhưng không phá vỡ liên kết peptide, tức là cấu trúc bậc một vẫn giữ nguyên, protein sẽ thay đổi
tính chất so với ban đầu. Đó là hiện tượng biến tính protein. Sau khi bị biến tính, protein thường có
các tính chất sau:
• Độ hòa tan giảm do làm lộ các nhóm kị nước vốn ở bên trong phân tử protein. Tức là khi
protein chưa biến tính, các acid amin có các nhóm kị nước nằm bên trong phân tử protein.
Khi bị biến tính, phân tử protein lúc này chỉ là trình tự sắp xếp các acid amin mạch thẳng,
làm cho các nhóm kị nước lộ ra ngoài cho nên độ hòa tan giảm. Khả năng giữ nước giảm.
Cấu trúc bậc bốn giúp cho protein có khả năng hydrat hóa tạo thành màng hydrat bao
quanh. Khi biến tính làm mất đi cấu trúc bậc bốn thì khả năng hydrat hóa không còn. Vì thế
protein giữ nước kém.
• Hoạt tính sinh học ban đầu mất đi. Điều này là hiển nhiên vì hoạt tính sinh học của một
protein được quyết định bởi các cấu trúc bậc hai, bậc ba và bậc bốn. Khi các cấu trúc này
mất đi, protein chỉ là các polypeptide, và không có hoạt tính sinh học.

• Tăng độ nhạy đối với sự tấn công của enzyme protease do làm xuất hiện các liên kết
peptide ứng với trung tâm hoạt động của protease.
• Tăng độ nhớt nội tại.
• Mất khả năng kết tinh. Protein có khả năng kết tinh trong các môi trường muối, hoặc cồn.
Ở các điều kiện pH nhất định dung dịch protein không bền và kết tủa, được gọi là pH đẳng
điện. Khi bị biến tính, điểm đẳng điện của protein không còn, và chúng khó thể kết tinh.
4.3.4 Tính kị nướ c
Do các gốc kị nước của các acid amin trong chuỗi polypeptide của protein hướng ra ngoài, các
gốc này liên kết với nhau tạo liên kết kị nước. Độ kị nước có thể giải thích là do các acid amin có
chứa các gốc R- không phân cực nên nó không có khả năng tác dụng với nước. Tính kị nước sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến tính tan của protein.
4.3.5 Tính ch ấ t c ủ a dung d ị ch keo
Khi hòa tan protein thành dung dịch keo thì nó không đi qua màng bán thấm. Hai yếu tố đảm
bảo độ bền của dung dịch keo là:
• Sự tích điện cùng dấu của các protein.
• Lớp vỏ hydrat bao quanh phân tử protein.
Khi dung dịch keo không bền, chúng sẽ kết tủa, có hai dạng kết tủa: kết tủa thuận nghịch và
không thuận nghịch:
• Kết tủa không thuận nghịch: Sau khi chúng ta loại bỏ các yếu tố gây kết tủa thì protein
không trở về trạng thái dung dịch keo bền vững như trước nữa
• Kết tủa thuận nghịch: Sau khi chúng ta loại bỏ các yếu tố gây kết tủa thì protein vẫn có thể
trở lại trạng thái dung dịch keo bền như ban đầu.
4.3.6 Tính ch ất điện ly lưỡ ng tính
Protein có tính chất lưỡng tính vì trong acid amin có chứa cả gốc acid (COO-) và gốc base
(NH
2
-). Cả acid amin và protein đều có tính chất lưỡng tính.
5. Các nguồn nguyên liệu có chứa collagen
Collagen chứa trong hầu hết các bộ phận của cơ thể như mô, gân, xương, tủy, da… của các
loại động vật như cá nước ngọt, cá nước mặn, ếch, cá xấu, lợn, bò , trâu… tuy nhiên do ở nước ta

lượng xuất khẩu cá tra, cá basa là rất lớn do đó lượng phế phẩm là da cá là rất lớn, lúc trước nó chỉ
dùng làm thức ăn chăn nuôi nên giá trị của nó là không cao do đó trích ly collagen từ da cá tra là 1
hướng đi mới và đầy tiềm năng
So sánh collagen giữa da cá tra và gia súc: Collagen từ cá có nhiều đặc điểm tốt hơn cho việc
ứng dụng trong y học và mỹ phẩm. Mỹ phẩm trên nền collagen từ gia súc có tốc độ hấp thụ rất
chậm trên da người. Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng biện pháp tiêm collagen vào da,
tuy nhiên những bất lợi của phương pháp này là đắt tiền, đau đớn và đi kèm với nó là những rủi ro.
Do đó việc trích ly collagen từ cá được đưa vào nghiên cứu và sử dụng. Khác với những loại
collagen thu được theo các phương pháp trước đây, collagen từ cá được hấp thụ hoàn toàn trên da
người. Cá sống trong phạm vi rộng lớn với các điều kiện về nhiệt độ, độ sâu và áp suất khác nhau,
do đó collagen trích ly từ cá có một sức chống chịu đặc biệt với các phá hủy lý và hóa học. Đối với
các thuốc hay thức uống có chứa collagen, collagen từ cá cũng được chứng minh là có tốc độ hấp
thụ vào máu nhanh gấp 1,5 lần so với collagen từ da heo.
6. Quy trình công nghệ của trích ly collagen từ da cá tra
Hiện nay có nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu về vấn đề này với nhiều phương pháp khác
nhau tuy nhiên phổ biến hiện này là dùng 2 phương pháp là phương pháp hóa học và phương pháp
dùng enzyme
6.1 Phương pháp hóa học
Thường dùng là tách chiết bằng acid acetic tuy nhiên cũng có thể tách chiếc bằng acid khác tuy
từng loại nguyên liệu
Quy trình công nghệ:
Hình 6-7: Quy trình chiết collagen bằng acid acetic
Chỉ nói về phần da cá, trước tiên là bước tiền xử lý bằng NaOH 1% để loại các chất phi
collagen (chất béo, chất màu, chất gây mùi tanh). Da tiếp tục được xử lý với butyl alcohol 10% để
loại tiếp tạp chất. Sau đó là quá trình tách chiết collagen bằng acid acetic 0,5M trong 3 ngày. Ly
tâm lấy phần dịch, còn phần bã đem chiết lần 2 cũng với acid acetic 0,5M trong 2 ngày nữa. Ly
tâm lấy phần dịch. Cả hai phần dịch chiết thu được là dịch lỏng, hơi sánh, gọi là acid-soluble
collagen. Để kết tủa collagen, cho NaCl rắn vào phần dịch chiết này đến nồng độ 0,9M. Đến đây
collagen thô đã được kết tủa. Để thu được collagen sạch, tiến hành ly tâm, lấy phần tủa hòa tan
vào acid acetic 0,5M. Thẩm tách thu được collagen sạch. Collagen sạch được làm lạnh khô và cất

trữ ở nhiệt độ lạnh. Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp điện di SDS-PAGE theo
phương pháp của Weber và Osborn (1969) để xác định các chuỗi collagen. Trong đó, mẫu
collagen được hoà tan vào sodium phosphate 0,02M (pH 7,2) chứa 1% sodium dodecyl sulfate
(SDS) và 3,5 Murea. Điện di được tiến hành trên 3,5% gel với đệm phosphate 0,1M (pH 7,2) chứa
1% SDS. Và tác giả đã đo nhiệt độ biến tính của collagen bằng cách đo độ nhớt của hổn hợp
collagen 0,03% hòa tan vào acid acetic 0,1M tại một số nhiệt độ. Nhiệt độ biến tính được xác định
là nhiệt độ tại đó độ nhớt giảm đi phân nửa. Các kết quả mà tác giả đạt được trong quá trình
nghiên cứu:
• Về hiệu suất tách chiết: đạt được hiếu suất tương đối cao 51,4% (cá pecca Nhật Bản),
49,8% (cá thu), 50,1% (cá mập) tính trên trọng lượng khô.
• Về phân tích cấu trúc chuỗi collagen (hình 6-1):
Hình 6-8: Sắc kí điện di SDS-PAGE collagen loại I của da heo và collagen da cá. (Điện di trên
5% gel chứa urea 3,5M). (A) Da heo; (B) Cá Pecca; (C) Cá mập; (D) Cá thu
• Bằng phương pháp điện di như đã nói trên, hình 6-2 cho thấy collagen da của cá pecca và
cá mập gồm 2 chuỗi α khác nhau, đó là α1 và α2. Trong đó, α2 có hàm lượng rất nhỏ. Nếu
có α3 tồn tại thì cũng không thể tách khỏi α1 trong điều kiện điện di này. Còn đối với cá
thu, collagen dạng α chỉ gồm chuỗi α1 mà hoàn toàn không có α2. Trong hình 6-2, chúng ta
cũng thấy có sự tồn tại của chuỗi β ở cả 3 loài cá.
• Về nhiệt độ biến tính nhiệt độ biến tính collagen da cá rất thấp, 26,5
o
C (cá pecca), 25,6 (cá
thu), 25 (cá mập) thấp hơn khoảng 10
o
C so với collagen da heo (37
o
C) và cá tra khoảng
38
0
C
*Nhận xét: Nhìn chung, tác giả đã đưa ra phương pháp tách chiết đơn giản, dễ thực hiện, chỉ là

tách chiết dựa trên các hoá chất thông dụng, không quá đắt tiền, các thiết bị cũng thông dụng trong
phòng thí nghiệm.
6.2 Phương pháp dùng enzyme
Hình 6-9: Quy trình chiết collagen bằng pepsin
Quá trình chiết collagen được thực hiện trong các reactor ở nhiệt độ lạnh, trong điều kiện vô
trùng, khuấy trộn liên tục để đảm bảo chiết được collagen có chất lượng tốt. Cách thức hoạt động
của emzyme pepsin: Điểm đẳng điện của pepsin khoảng pH 1, pepsin thuỷ phân mạnh các liên kết
peptide nối mạch do các nhóm amin của các acid amin thơm trong phân tử protein và peptide tạo
thành, sản phẩm được tách ra là các peptide và các acid amin tự do. Hoạt động trong môi trường
acid, pepsin hoạt động thích hợp nhất trong khoảng pH 1,5 - 2; ở điều kiện này pepsin không bền
do có sự tiêu hủy enzyme. Pepsin có độ bền tối đa ở pH 4 - 5; ở vùng pH này, hoạt lực của pepsin
thấp; từ pH 5,6 hầu như không có hoạt tính protease. Dung dịch pepsin trong nước ở dạng
pepsinogen và được hoạt hoá bởi H
+
với pH = 1,5 - 2,0. Chúng phân giải gần 30% mạch peptide và
biến protein thành polypeptide.
PEPSINOGEN H
+
→ PEPSIN
PROTEIN Pepsin→ POLYPEPTIDE
Trong quy trình này ta cần quan tâm tới vấn đề tinh sạch collagen
Phương pháp tinh sạch
Trong dịch chiết thô, ngoài collagen còn có các protein tạp, các lipid, muối khoáng, để loại
chúng phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Để loại muối khoáng thường dùng phương pháp
thẩm tích đối nước hay đối các dung dịch đệm loãng hoặc bằng cách lọc qua gel sephadex. Để loại
bỏ các protein tạp có phương pháp kết tủa phân đoạn bằng muối trung tính hoặc các dung môi hữu
cơ, các phương pháp sắc kí trao đổi ion, điện di, phương pháp lọc gel.
Phương pháp thẩm tích: Thẩm tích là sự khuếch tán vi phân qua màng vốn
không thấm đối với những chất keo hòa tan (protein, một số các polysaccharide) nhưng thấm
đối với các dung dịch các tinh thể (các muối, các hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp...).

Các tinh thể có thể khuếch tán qua màng theo định luật Fick. Nước sẽ khuếch tán từ dung dịch có
nồng độ thấp hơn (thường là dung dịch rửa) vào dung dịch keo, trong khi đó các ion và các chất
phân tử nhỏ sẽ chuyển từ dung dịch keo vào dung dịch có nồng độ thấp hơn. Trong quá trình tách
chiết và tinh sạch protein, để loại muối ra khỏi dung dịch protein thì cho dung dịch protein vào cái
túi đặc hiệu làm bằng nguyên liệu bán thấm. Thông thường người ta hay dùng túi cellophan. Sau
đó đặt cả túi vào bình chứa lượng lớn nước hoặc lượng lớn dung dịch đệm được pha loãng (ví dụ
đệm phosphate có pH = 7, nồng độ 0,01M). Vì màng cellophane là màng bán thấm, có kích thước
lỗ chỉ cho các chất có trọng lượng phân tử nhỏ đi qua vào các dung dịch đệm loãng. Như vậy,
muối sẽ khuếch tán vào nước hoặc dung dịch đệm loãng (di chuyển theo hướng giảm nồng độ),
còn nước hoặc đệm loãng sẽ di chuyển từ dung dịch rửa vào túi chứa protein. Protein là những đại
phân tử không thể vượt qua túi thẩm tích và được giữ lại trong túi. Bằng cách thay thường xuyên
dung dịch rửa có thể tẩy sạch muối ra khỏi protein. Có thể làm giảm bớt hoặc loại trừ sự pha loãng
như thế khi tiến hành thẩm tích dưới áp suất, có nghĩa là khi dung dịch được xử lý nằm dưới một
áp suất thủy tĩnh đầy đủ, để dòng thủy động học của nước từ dung dịch sẽ cân bằng sự khuếch tán
của các phân tử vào dung dịch. Phương pháp này thường đòi hỏi có thiết bị đặc biệt. Phương pháp
thẩm tích thông thường là cho dung dịch có kết tủa protein vào túi thẩm tích (không quá 2/3 thể
tích túi). Cho thuốc sát trùng hoặc toluen để bảo quản protein (vì thời gian thẩm tích lâu, protein có
thể bị thối hỏng). Buộc túi vào một que thủy tinh, gác que thủy tinh lên miệng chậu nước để giữ
túi ở giữa chậu. Cho vòi nước chảy nhẹ liên tục vào đáy chậu để thay đổi nước thường xuyên.
Muối hòa tan trong nước và bị loại dần. Có thể tăng tốc độ thẩm tích bằng cách khuấy trộn dung
dịch rửa. Khi thẩm tích các protein thường người ta tiến hành tất cả các thao tác ở môi trường lạnh.
Sắc ký gel: Trong sắc kí gel, pha tĩnh là mạng polymer có lỗ rỗng, các lỗ rỗng này được phủ
đầy bởi dung môi làm pha động. Kích thước của lỗ rỗng phải đồng nhất, bởi vì kỹ thuật sắc kí gel
dùng để tách các chất theo trọng lượng phân tử. Các phân tử có kích thước lớn hơn kích thước lỗ
rỗng sẽ không lọt vào bên trong lỗ rỗng và sẽ bị dòng chảy của dung môi đuổi ra khỏi cột. Còn
phân tử nào có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ rỗng sẽ chui vào nằm bên trong lỗ nên bị giải ly
ra khỏi cột chậm hơn. Sắc kí gel được ứng dụng trong việc tách một hổn hợp thành các nhóm chất
riệng rẽ, ứng dụng trong việc xác định trọng lượng phân tử của một hợp chất có trọng lượng phân
tử lớn, và ứng dụng để loại muối ra khỏi một hợp chất.
*Nhận xét: việc tách chiết collagen bằng phương pháp sử dụng enzyme. Da cá không tan hoàn

toàn trong acid acetic nhưng tan hoàn toàn trong enzyme pepsin proteolysis. Hiệu suất chiết bằng
enzyme (44,7%) cao hơn chiết bằng acid acetic (10,7%). Có thể cho rằng việc bổ sung enzyme
giúp cho sự phá vỡ các màng tế bào nhanh hơn và mạnh hơn. Vì thế collagen càng dễ dàng được
tách ra và cho hiệu suất tách chiết cao.
7. Các ứng dụng của collagen
Trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, cũng như y học, dược phẩm, collagen
thường được sử dụng dưới dạng collagen thủy phân. Collagen thủy phân gọi là collagen
hydrolysate. Tùy theo mức độ thủy phân mà collagen có các ứng dụng khác nhau.
7.1 Trong công nghiệp thực phẩm
Collagen được dùng để làm vỏ bao xúc xích, màng bọc kẹo, làm nguyên liệu sản xuất một số
loại thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng (hình 7-1).
Hình 7-10: HANAMAI COLLAGEN: sản phẩm dạng bột, được trộn chung với đậu hủ hay natto
dùng trong bữa ăn của các phụ nữ Nhật.
Trong các sản phẩm phomat, người ta thêm vào một hàm lượng collagen hydrolysate nhằm
ngăn chặn sự mất nước. Ngoài ra, trong sản phẩm bơ sữa, collagen đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo độ mịn, độ sánh cho sản phẩm, cũng như thay thế hàm lượng chất béo trong các loại thực
phẩm này.
Trong sản phẩm kẹo dẻo, sự có mặt của collagen hydrolysate cung cấp cho sản phẩm độ dẻo,
dai và mềm do chúng ngăn chặn sự kết tinh của đường. Các sản phẩm như vỏ kẹo có chứa 0,5 ÷
1% hàm lượng collagen hydrolysate với vai trò làm giảm sự tan chảy.
Trong công nghiệp sản xuất kẹo mứt, collagen hydrolysate được sử dụng làm chất tạo gel, chất
kết dính, tạo xốp, làm chậm quá trình tan kẹo trong miệng.
Trong các sản phẩm như thịt hộp, thịt nguội… Collagen hydrolysate chiếm từ 1 ÷ 5% giúp giữ
hương vị tự nhiên của sản phẩm, đồng thời cũng là một chất kết dính giúp cho việc tạo hình sản
phẩm dễ dàng hơn.
Trong công nghiệp sản xuất rượu bia và nước hoa quả, collagen hydrolysate sử dụng làm chất
làm trong với tỉ lệ 0,002 ÷ 0,15%. Nhờ vậy, sản phẩm khi làm ra có màu sắc trong suốt và óng ánh.
Collagen có khả năng hấp thụ nước gấp 5 ÷ 10 lần thể tích của nó nên được sử dụng trong công
nghiệp sản xuất đồ hộp để tránh hiện tượng rỉ nước.
7.2 Trong mỹ phẩm

Collagen tạo ra một hệ thống nâng đỡ, hỗ trợ các đặc tính cơ học của da như sức căng, độ đàn
hồi, duy trì độ ẩm, làm cho da được mịn màng, tươi tắn và trẻ trung. Collagen giúp duy trì độ ẩm
tối ưu cho tế bào. Ngoài ra, collagen còn đảm bảo sắc tố da, làm sáng màu da. Sự suy giảm về chất
lượng, số lượng collagen sẽ dẫn đến da trở nên khô, mất độ căng, đàn hồi và thúc đẩy quá trình lão
hóa của cơ thể. Collagen đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện cấu trúc da, kích thích quá trình tái
tạo của làn da, phục hồi tế bào da bị tổn thương.
Chính vì vậy mà collagen được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như: kem
dưỡng da cao cấp, dầu gội, các sản phẩm dưỡng tóc cũng như các loại sữa tắm…
Collagen hydrolysate là thành phần trong các sản phẩm mặt nạ dưỡng da chúng kết hợp với các
tinh chất trong mật ong, dầu oliu , tinh dầu hoa hồng… có tác dụng dưỡng ẩm cho da, tái tạo làn
da mệt mỏi, bảo vệ da khỏi các tác nhân tia tử ngoại, khói bụi, hóa chất… Vì thế da được trẻ hóa,
tươi tắn.
Dưới tác dụng của các tác nhân tia tử ngoại, thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc… tóc dễ bị tổn
thương, chẻ ngọn, mất đi vẻ bóng mượt. Trong các sản phẩm chăm sóc tóc thường có bổ sung một
lượng collagen hydrolysate có tác dụng bảo vệ cho tóc, phục hồi hư tổn (hình 7-2).
Hình 7-11: Tóc bị hư tổn và phục hồi sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có chứa collagen
hydrolysate.
Collagen còn được dùng điều trị phục hồi: thường được sử dụng trong trường hợp da bị tổn
thương hay trong giai đoạn tái tạo sau khi điều trị nám, mụn trứng cá, sẹo, rạn da và tiêu da thừa
sau khi giảm béo.
7.3 Trong y học và dược phẩm
Collagen là một vật liệu có khả năng phân hủy sinh học, có tính tương thích sinh học cũng như
khả năng cầm máu nên có thể được chế tạo thành những dạng khác nhau, là một loại vật liệu sinh
học lý tưởng cho việc sản xuất các sản phẩm y học. Màng collagen được sử dụng cho hàng loạt
những ứng dụng như làm chất bịt kín sinh học và cải thiện tính đáp ứng sinh học đối với những
mô cấy. Collagen được sử dụng như một hệ thống phân hủy sinh học cho ra các loại thuốc bao
gồm thuốc tránh thai, kháng sinh, insulin, hormone tăng trưởng… Collagen được sử dụng rộng rãi
trong phẫu thuật thẩm mỹ, chữa lành vết thương cho các bệnh nhân bị phỏng, tái tạo xương và
nhiều mục đích khác thuộc nha khoa, phẫu thuật, chỉnh hình. Collagen còn được dùng trong việc
xây dựng cấu trúc da nhân tạo để chữa trị cho các vết bỏng nghiêm trọng (hình 7-3).

(a) (b) (c)
Hình 7-12: Collagen áp dụng trong việc điều trị vết bỏng ((a): vết bỏng mới trước khi sử dụng
collagen, (b): sau 3 ngày sử dụng, (c): sau 10 ngày sử dụng)
Đôi khi chúng được sử dụng kết hợp với silicone, glycosaminoglycan, nguyên bào sợi, các tác
nhân tăng trưởng và các hợp chất khác. Collagen cũng được bán trên thị trường như một chất bổ
sung, cải thiện tính linh hoạt của khớp. Ngoài ra, collagen còn là phần nền giúp tích tụ calcium
trong xương. Nếu hàm lượng collagen giảm đáng kể, calcium không thể tích tụ làm cho xương
giòn và dễ gãy, sụn dễ bị hao mòn tạo nên các cơn đau ở khớp gối và hông. Như vậy, để xương
cứng cáp hơn, ngoài calcium ta cần bổ sung một lượng lớn collagen.
Collagen là một polyme tự nhiên, nó được dùng trong phẫu thuật tạo hình như bơm môi, căng
da mặt…
Collagen dạng sợi được dùng trong việc làm lành các vết thương, vết rạch trong phẫu thuật.
Sợi collagen có thể được xử lý để tạo cấu trúc sợi thẳng, dài dùng làm những sản phẩm y học cho
gân và dây chằng. Những ống collagen được sử dụng thay thế cho các cấu trúc như thực quản, dây
thần kinh ngoại biên, niệu quản. Nó cũng được sử dụng trong việc nuôi cấy tế bào.
Collagen dạng màng và lớp mỏng được sử dụng để giữ cố định các vật chất sinh học chẳng hạn
như nhân tố XI 11 trong máu, dùng trong sự tái tạo các mô, nối kết lại võng mạc, làm màng thẩm
tích máu, làm vật thay thế lớp màng cứng của não. Nó còn được dùng cho việc tái tạo dây thần
kinh, khôi phục màng nhĩ, sụn và xương, kiểm soát sự chảy máu cục bộ, khôi phục tổn thương của
gan, là lớp màng chắn bảo vệ não, có tác dụng phục hồi các vết thương.
Dung dịch và huyền phù collagen được sử dụng dưới dạng có thể tiêm được làm thông sự tắc
nghẽn động mạch, chữa gãy xương, tái tạo tủy sống, trị đái dầm, phục hồi chức năng trượt của
gân.
Sự phát triển của tế bào với sự hỗ trợ của collagen trong việc nuôi cấy tế bào vừa được nghiên
cứu gần đây. Việc sử dụng chất nền collagen cho sự phát triển của tế bào da đã được công bố một
cách rộng rãi. Những tế bào nuôi cấy trên collagen được kích thích, làm vết thương mau lành.
Những nghiên cứu rộng rãi về sự phát triển của tế bào da tự sinh và khác loại trên nền collagen
chứng minh tính khả thi để tạo ra nhiều chủng loại mô và các cơ quan trong quá trình nuôi cấy. Sử
dụng nguồn nguyên liệu tế bào nuôi cấy thuộc nhiều chủng loại khác nhau có tác động to lớn đến
việc điều trị cho những bệnh nhân bị tổn thương về mô hoặc các cơ quan.

Collagen còn được sử dụng trong sản xuất bao con nhộng cứng và mềm. Nó có tác dụng bảo vệ
thuốc chống những tác nhân có hại như ánh sáng và oxi. Thành phần chính của vỏ bao là collagen
và các tá dược khác như: glycerol hay sorbitol, những chất hoạt động bề mặt, chất màu cho phép,
hương liệu.
Viên thuốc với vỏ bao collagen đảm bảo cho bệnh nhân có thể nuốt viên thuốc một cách dễ
dàng.
Collagen còn được sử dụng để làm ra các gạc vô trùng sử dụng trong giải phẩu…
Trong phẫu thuật nội soi, collagen hydrolysate được ứng dụng để bôi vào các ống nội soi, có
tác dụng bôi trơn, vì thế các bác sĩ dễ dàng đưa các ống này vào cơ thể bệnh nhân mà không gây
đau. Sau thời gian từ 40 ÷ 60 phút, collagen sẽ tan hủy trong cơ thể bệnh nhân mà không gây hại
gì.

×