Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rét đậm rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.69 KB, 5 trang )

Rét đậm rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
Thời tiết giá lạnh kéo dài không chỉ làm người già,
trẻ em đổ bệnh mà còn đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ
sinh. Dù các trẻ sơ sinh thường được ủ ấm rất kỹ,
nhưng chỉ một phút bất cẩn của người lớn cũng khiến
bé nhiễm lạnh.
Bác sỹ Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc BV Nhi TƯ
cảnh báo, với những trẻ sinh ra trong thời điểm thời
tiết giá lạnh này, việc giữ đủ ấm cho bé là vô cùng
quan trọng.
Vì dưới da trẻ sơ sinh có hai loại acid no và không
no, chúng rất dễ bị đông vón khi nhiệt độ hạ thấp.
Trong thời tiết lạnh giá này, nếu không giữ đủ ấm, trẻ
sơ sinh có thể bị phù cứng bì - bệnh hiện chưa có
thuốc điều trị với tỷ lệ tử vong rất cao.
Ngoài ra, việc giữ không đủ ấm có thể khiến bé mắc
các bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, viêm
đường hô hấp trên, viêm phổi… Đây đều là những
bệnh rất nguy hiểm với trẻ.
Để giữ ấm cho trẻ, ngoài việc mặc quần áo, ủ ấm
bằng khăn, chăn, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu
ý nhiệt độ phòng ở của bé. Phòng trẻ sơ sinh phải
đảm bảo kín gió, nhiệt độ lý tưởng từ 28 - 30oC.
Cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho trẻ, nhiệt độ cơ thể trẻ
không được phép dưới 36,5oC, vì với nhiệt độ cơ thể
từ 32 - 35oC, trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong lên tới
70 - 80%.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh trong lúc tắm, thay
tã, quần áo. Nhất là việc thay tã, có những trẻ phải
thay rất nhiều lần trong ngày. Vì thế, trong những
ngày rét mướt này, nên dùng máy sưởi ấm phòng


hoặc bật điều hoà ấm giữ nhiệt độ phòng luôn ổn
định.
Nếu không có điều kiện, có thể giữ ấm cho trẻ bằng
cách đơn giản như dùng chai nước nóng đặt bên
ngoài lớp chăn cuốn trẻ. Cần lưu ý không để da trẻ
chạm vào chai nước vì có thể gây bỏng do da trẻ rất
non. Tuyệt đối không nên đốt củi hoặc dùng than tổ
ong sưởi ấm trong phòng, vì trẻ có thể bị ngộ độc khí.
Khi dùng máy sưởi, điều hoà trong phòng, để tránh
khô da, khô mũi cho trẻ, nên đặt trong phòng một
chậu nước.
Với trẻ sơ sinh, nếu không tắm, lau người rất dễ bị
viêm da. Vì thế, khi tắm, lau rửa cho trẻ, cần bật máy
sưởi ấm phòng, nên tắm từng phần, từ đầu xuống
chân. Tắm xong phần nào, lau khô, mặc ấm rồi mới
lau tiếp phần khác. Nếu phòng đủ ấm, kín gió, có thể
tắm cho trẻ nhưng phải chuyển bị nước tắm đầy, để
người trẻ ngập trong nước sẽ không bị lạnh. Khi nhấc
trẻ lên, quấn nhanh trẻ trong lớp khăn ủ dày, thấm
nước để khô người rồi nhanh chóng đội mũ, mặc
quần áo cho trẻ.
Bác sỹ Lộc cũng cảnh báo các bậc cha mẹ cần thận
trọng trong việc đi lại của trẻ ở thời điểm giá rét như
hiện nay. Việc đưa trẻ đi chơi, đi xa trong khoảng
thời gian kéo dài trong khi không giữ đủ ấm cho trẻ
là điều cực kì nguy hiểm. Trẻ có thể bị tử vong đột
ngột do bị gió tạt và quá lạnh.
Điều nguy hiểm là thường khi trong quá trình di
chuyển, bố mẹ ủ ấm rất kỹ cho trẻ mà không để ý
xem bé có bị ngạt không. Ngoài mặc ấm, lại còn khẩu

trang, mũ, khăn len, rồi khăn chắn gió khi đi đường,
lại ngồi giữa bố mẹ, nếu mũi trẻ bị lưng người đi ở
trên đè vào, cộng với lớp khẩu trang, khăn chắn gió
bé rất dễ bị ngạt thở.
Điều đáng nói là khi bị khó thở, trẻ rất khó giãy giụa
để báo hiệu cho người lớn biết, mà trẻ sẽ lịm dần,
ngất xỉu và ngừng thở hẳn. Do đó, đối với cả trẻ lớn
và trẻ nhỏ, trong thời tiết giá lạnh sắp tới, nên hạn
chế tối đa đưa trẻ ra ngoài. Nếu cho trẻ đi xa, phải
cho trẻ mặc đủ ấm, có mũ, kính, khẩu trang, chỉ nên
đi một quãng đường ngắn với tốc độ vừa phải và luôn
phải lưu ý xem bé có bị ủ quá kỹ phần đầu mặt khiến
khó thở không. .
BS Lộc cho biết thêm, Tết năm nay, số bệnh nhi vào
viện đã tăng hơn so với cùng thời điểm năm ngoái.
Nhiều khoa trong dịp Tết vẫn trong tình trạng giường
kín bệnh nhân, thậm chí còn quá tải. Phần lớn bệnh
nhi vào viện mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt đa số
trẻ đều dưới 1 tuổi, tiếp đó là các bệnh tiêu chảy do
rối loạn tiêu hoá, ăn uống, siêu vi trùng hoặc vi
trùng…
Trong dịp Tết Mậu Tý, Bệnh viện Nhi TƯ đã tiếp
nhận 2.040 lượt bệnh nhân tới khám bệnh. Trong số
đó, có 350 trẻ phải nhập viện, 38 trẻ cấp cứu tai nạn,
30 trẻ bị tai nạn sinh hoạt, 11 trẻ đã tử vong.

×