Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trị chứng ho khan ở trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.62 KB, 4 trang )

Trị chứng ho khan ở trẻ
Ho khan là chứng ho không có đờm,
không phải do viêm phổi, viêm phế
quản, mà chỉ do viêm họng gây nên. Tuy
chỉ do viêm họng, nhưng làm cho trẻ rất
khó chịu, mỗi lần ho là ứa nước mắt,
nước mũi, có khi nôn hết thức ăn và sữa
vừa bú. Sau mỗi lần ho, trẻ rất mệt. Có
nhiều vị thuốc có thể giúp trẻ giảm được
triệu chứng này:
1. Mật ong (tốt nhất là mật ong tự
nhiên): Mỗi lần dùng 1 ml cộng với 5 ml
nước hòa tan, cho trẻ nhấp từng ít một
(khỏang 1 ml/lần nhấp).
2. Hoa cây đu đủ đực hoặc hoa hồng
bạch (loại hoa hồng trắng có bông chỉ
bằng chiếc khuy áo): 5-10 gr, hấp cách
thủy với đường phèn, cho trẻ nhấp từng
ít (khoảng 0,5 ml-1 ml/lần).
3. Trúc lịch: Lấy vòi non của cây tre
chưa có lá, dùng dao sắc tách khoảng 2-
3 đốt cho vào một vài lát gừng già, sau
đó hơ trên lửa cho đến khi vỏ ngoài xém
đen. Đem vắt lấy nước (nếu vắt kỹ cũng
chỉ được 3-5 ml là cùng), hòa với 1-2 gr
đường phèn, cho trẻ uống. Vị thuốc trúc
lịch trị ho rất tốt, có điều việc kiếm được
vòi tre khó và phải khỏe mới vắt được
nước.
4. Quất cảnh: Có thể dùng quả xanh hay
chín đều được, hấp cách thủy với đường


phèn (mỗi quả quất cho vào 3-5 gr
đường phèn) đun sôi khoảng 20 phút là
có thể dùng.
5. Vỏ cây chanh: Cạo lấy phần vỏ xanh
ở phía gốc, mỗi lần 3 -5 gr, hấp với
đường phèn, cho trẻ dùng rất hiệu quả.
Chú ý trước khi cạo vỏ xanh cần cạo bỏ
phần bên ngoài (vì nhiều bụi bẩn), và cạo
theo chiều dọc, không cạo vòng tròn (vì
chanh sẽ chết).
6. Hoa ngâu: 5-10 gr hấp cách thủy với
đường phèn, cho trẻ nhấp từng ít một
(0,5-1 ml/lần).
Chú ý các vị thuốc trên đều có tác dụng
làm dịu cơn ho cho trẻ. Tùy điều kiện
cho phép ta có thể dùng một trong các
loại trên.

×