Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chương trình Người tốt - Việc tốt trên đài truyền hình Hà Nôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.42 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đại học quốc gia Hà Nội
Trờng Đại học khoa học x hội và nhân vănã
khoa báo chí
------
tiểu luận truyền hình
chơng trình ngời tốt việc tốt
đài truyền hình Hà Nội
Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG
I/ Báo chí với mục đích xây dựng và phát triển xã hội:
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng và thiết yếu đối
với đời sống xã hội. Ở nước ta, từ sau cách mạng tháng Tám, báo chí đã là
tiếng nói chỉ đạo, là vũ khí chống lại kẻ thù trên mặt trận tư tưởng, lý luận,
lôi cuốn tập hợp quần chúng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước.
Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam
khẳng định: “Báo chí và xuất bản là lực lượng xung kích trên mặt trận tư
tưởng – văn hoá, trong đó báo chí là công cụ tư tưởng nhanh nhất phổ cập
nhất, là phương tiện thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, giải đáp những
vấn đề mới do chính sách đặt ra, đấu tranh hàng ngày hàng giờ chống tham
nhũng, âm mưu thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch, chống các khuynh
hướng sai lầm trên mặt trận tư tưởng, góp phần quan trọng tổ chức phát
động phong trào hoạt động cách mạng cuả nhân dân”.
Báo chí là công cụ quan trọng của Đảng. Cho đến nay, đội ngũ những
người làm báo ở nước ta ngày càng trở nên đông đảo. Báo chí Việt Nam
thực sự đã có những đóng góp to lớn, không những đáp ứng nhu cầu thông
tin của công chúng cả nước mà còn tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới
Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa của đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi người
làm báo những nỗ lực không mệt mỏi, những phẩm chất và trí tuệ cao hơn


nữa, kể cả trách nhiệm xã hội và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Báo chí ngày nay càng ngày càng làm tốt chức năng của mình, thực sự
trở thành “diễn đàn của nhân dân”. Hàng ngày hàng giờ, những tin tức mới
2
mẻ được chuyển tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng những
tin tức ấy không đơn thuần là đưa đến cái chưa biết mà chúng còn mang tính
thuyết phục và tính định hướng, giáo dục ý thức chính trị tư tưởng cho quần
chúng, hun đúc tinh thần yêu nước lòng tự hào tự tôn dân tộc.
Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Báo
chí mang đến sức mạnh cho toàn Đảng toàn dân vượt qua khó khăn, năng
động sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị tư tưởng, đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng
cao kiến thức mọi mặt cho người dân. Trong đó, cổ vũ mạnh mẽ các nhân tố
mới - điển hình – các nhân tố tích cực là một trong những nhiệm vụ quan
trọng mà Đảng và Nhà nước giao cho báo chí. Báo chí xứng đáng là tiếng
nói của đoàn thể, diễn đàn của nhân dân, là tiếng nói đồng ý đồng tình đoàn
kết của dân tộc.
II/ Các loại hình báo chí
Báo chí nói chung gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử.
Mỗi loại hình thông điệp được mã hoá bằng một ngông ngữ riêng. Truyền
hình là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng năng động hiệu
quả.
3
Phần 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
I/ Truyền hình và hiệu quả của truyền hình:
Trong 40 năm qua, kể từ khi truyền hình là phương tiện chủ yếu của
truyền thông, công chúng hiện đại đã phát triển khá phức tạp cùng với những
nguyên tắc và quy ước của hình ảnh. Tuy ra đời muộn hơn nhưng nó đã thực
sự phát triển đi vào cuộc sống từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhờ sự tiến
bộ của khoa học kĩ thuật, những phát minh của con người được áp dụng rộng

rãi vào đời sống xã hội.
Truyền hình do ra đời sau nên có sự kế thừa của các ngành khác như :
hội họa, sách in (về quy tắc viết, ngữ pháp, chính tả…), kế thừa của các
ngành nghệ thuật âm nhạc kiến trúc, điêu khắc, nhiếp ảnh, phát thanh, báo
in, nghệ thuật sân khấu …
Truyền hình cung cấp thông tin về mọi mặt, có thể gọi truyền hình là
một sân khấu tổng hợp.
Về chính trị, truyền hình đưa đến cho công chúng những chủ trương,
chính sách, quan điểm của Đảng và nhà nước …
Về kinh tế, truyền hình đưa ra những chủ trương điển hình, gương
sáng, mô hình làm ăn tiên tiến, nhân tố mới …
Về giáo dục, truyền hình tham gia vào giáo dục từ xa góp phần nâng
cao dân trí cập nhập những kiến thức mới nhất trên thế giới…
Như vậy, truyền hình có vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp cho con người hiểu biết tự điều chỉnh
hành vi thông qua các hoạt động tuyên truyền, động viê , cổ vũ, tập hợp
những gương sáng điển hình của phong trào xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa.
4
Chức năng xã hội của truyền hình bao gồm: chức năng thông tin; chức
năng quản lý, giám sát xã hội, giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người, lành
mạnh hoá ý thức xã hội; chức năng khai trí giải trí; chức năng kinh tế quảng
cáo….
II/ Những đặc thù của thông tin truyền hình:
Người xem truyền hình chỉ có thể tiếp nhận thông tin trong lúc thông
tin đang được phát ra. Truyền trực tiếp bằng hình ảnh âm thanh lấy chất liệu
trong đời sống. Thông tin nhanh nhạy đồng thời cùng lúc.
Ngôn ngữ của truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh. Truyền
hình không có biên giới, tất cả mọi người đều có thể xem được nhờ các thiết
bị thu phát : ăng ten, vệ tinh.

Truyền hình thể hiện tính rộng rãi, không phân biệt vùng tối sáng,
vùng lồi lõm, địa hình. Giống như phát thanh truyền hình có thể tiếp thu
ngay cùng lúc cho dù xảy ra ở đâu. Truyền hình có tính phổ cập, và tính
quảng bá.
Truyền hình có khả năng thuyết phục công chúng. Sở dĩ như vậy bởi
vì người xem trực tiếp chứng kiến tận mắt, truyền hình không hư cấu được.
Truyền hình ( TH) là một phương tiện nghe nhìn được thống nhất bởi hai
yếu tố trừu tượng (âm nhạc, tiếng động, lời bình ) và cụ thể ( hình ảnh, màu
sắc, ). Truyền hình tác động trực tiếp vào người xem với những yếu tố hình
ảnh sinh động, lời bình, nhạc điệu. Ngay cả khi những phim truyền hình sát
với góc độ báo chí. Vừa xem hình ảnh vừa nghe âm thanh - chính âm thanh
giúp cho người xem phát huy trí tưởng tượng, còn hình ảnh giải thích thêm
về thông tin.
5
Phần 3 : ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI
I/ ĐTHHN và các chính sách phát triển:
Là trung tâm thông tin báo chí - đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân thủ đô nói chung. Hà Nội có nhiều thuận lợi hơn các địa phương khác
bởi địa hình tương đối bằng phẳng và thông tin liên lạc được thiết lập xứng
đáng với tầm vóc thủ đô cả nước. Thông tin chính sách, cơ chế của Đảng và
Nhà Nước đưa ra người dân thủ đô luôn nắm bắt đầu tiên trong cả nước.
Chính vì thế rất thuận lợi cho báo chí phát triển. Mặt bằng dân trí cao. Số
lượng các loại ấn phẩm phát hành cao bởi có lượng độc giả lớn.
ĐTHHN ra đời vào ngày 14 tháng 10 năm 1954. Mặc dù trong quá
trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ,
nhưng với tinh thần vượt mọi khó khăn vì nhiệm vụ chính trị, ngay từ những
ngày đầu ra đời Đài Hà Nội đã làm tròn nhiệm vụ là công cụ tuyên truyền tốt
8 chính sách và 10 điều kỷ luật của Đảng đối với cán bộ tiếp quản, góp phần
ổn định tinh thần tư tưởng và cuộc sống sinh hoạt sản xuất, phục vụ đắc lực
cho việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng; cổ vũ và động viên

nhân dân thực hiện nhiệm vụ khôi phục Kinh tế -Văn hoá, cải tạo và xây
dựng Chủ Nghĩa xã hội.
Bước vào thời kì đất nước thống nhất, thực hiện đổi mới, Đài Hà Nội
đã hoà nhập, phát huy vai trò tác dụng của mình trong đội ngũ báo chí Thủ
đô và cả nước. Vị trí là cơ quan tuyên truyền tin cậy của cấp uỷ, chính quyền
thành phố của Đài HN ngày càng được khẳng định. Đài HN thực sự trở
thành diễn đàn có hiệu quả của nhân dân thủ đô, phục vụ thiết thực vào sự
nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Các chương trình của THHN thực
sự trở thành món ăn tinh thần, là nhu cầu không thể thiếu được của nhân
dân thủ đô.
6

×