Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

8 loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.26 KB, 10 trang )

8 loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ là nhóm người rất dễ mắc phải các loại bệnh
thông thường, lý do là vì sức đề kháng của cơ thể còn
yếu, nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Dưới đây là cách
phòng tránh và điều trị 8 loại bệnh thường gặp ở trẻ
nhỏ.
Cảm lạnh
Khi trẻ nhỏ bị ngạt mũi, hắt hơi hoặc nước mũi chảy
ròng ròng thì không nên quá lo lắng, vì đây là hiện
tượng thường gặp, chưa thể khẳng định là dấu hiệu
của viêm nhiễm khuẩn. Tuy nhiên căn bệnh này có
thể gây chứng bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, nhất
là nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi, vì vậy nên đưa trẻ đi
khám nếu trường hợp trẻ sốt cao. Đối với nhóm từ 3 -
6 tháng tuổi thường sốt cao trên 40°C, tuy nhiên khi
nhiệt độ cao cũng không nên quá lo lắng, song phải
đề phòng hiện tượng co giật gây nguy hiểm.
Đối với trẻ trên 6 tháng thì có thể điều trị tại nhà: cho
trẻ ngủ nghỉ và ăn uống nhiều nước, kể cả nước ép
hoa quả, vẫn cho trẻ bú bình thường. Cũng có thể cho
trẻ ngồi trong chậu nước để giảm nhiệt và dễ chịu, có
thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc Ibuprofen
(không nên dùng aspirin vì rủi ro mắc hội chứng
Reye). Ngoài ra có thể dùng liệu pháp hơi mù (khí
rung) để trẻ dễ thở, long đờm hoặc dùng dụng cụ
chuyên dụng hút đờm trong mũi.
Dù ở nhóm tuổi nào cũng không nên dùng
phenylpropanolamine vì qua nghiên cứu người ta
phát hiện thấy loại thuốc này có nguy cơ làm tăng
bệnh động kinh, đột quỵ và một khi khó thở, không
chuyển biến, nhiệt độ tăng trên 39°C thì nên đưa trẻ


đi khám bác sĩ.
Viêm tai
Khi cơ thể trên 39°C nhóm trẻ 2 tuổi thường xuất
hiện các loại bệnh về tai, đặc biệt là chứng viêm
nhiễm tai, vì vậy vào mùa lạnh trẻ em đến khám bệnh
về tai hầu hết là mắc bệnh cảm lạnh. Sự cố thường
gặp khi viêm nhiễm tai ở trẻ nhỏ là vòi nhĩ (nối liền
tai giữa với mặt sau cuống họng, có nhiệm vụ để
thoát dịch) bị tắc nghẽn, dịch ứ đọng tăng áp lực lên
màng nhĩ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau. Các vòi này cũng
có thể bị tổn thương, bị vỡ khi trẻ nằm bú bình và có
một lượng nhỏ sữa chảy trở lại vào tai, phát sinh hiện
tượng viêm nhiễm.
Bởi vậy, khi trẻ bú người ta thường thấy chúng khóc
là do đau tai, ngoài ra chứng viêm nhiễm này còn làm
cho trẻ gặp khó khăn khi ngủ.
Trường hợp nghi ngờ trẻ bị viêm nhiễm nên đi khám
ngay, có thể giảm đau bằng acetaminophen hoặc
Ibprofen (đối với nhóm trẻ dưới 6 tháng và trước khi
dùng loại thuốc này cần tư vấn bác sĩ). Có thể dùng
khăn nóng chườm phía tai hoặc chườm đầu, chú ý
không được dùng các loại thuốc kháng sinh lâu ngày
còn thừa để chữa cho trẻ. Thuốc kháng sinh chỉ có tác
dụng chữa khuẩn. Nếu dùng cho trường hợp viêm
nhiễm vi rút có thể làm gia tăng hội chứng kháng
thuốc.
Vì vậy, một số trường hợp người ta phải chờ 1 - 2
ngày mới kê đơn, không nên cho trẻ dùng kháng sinh
một khi không thấy cần thiết. Nếu trẻ đau tai khóc
nhiều kèm theo sốt, cảm lạnh, đau đầu, sưng cổ nên

đi khám ngay.
Bệnh về dạ dày
Đối với những đứa trẻ khỏe mạnh hiện tượng nôn,
tiêu chảy là bình thường nhưng nếu kèm theo triệu
chứng đau bụng và sốt thì rất có thể bị đau dạ dày.
Đây là hiện tượng viêm dạ dày và hệ thống đường
ruột. Khi đi khám nên nói cụ thể cho bác sĩ biết và
thông thường chỉ cần điều trị tại nhà vài ngày là khỏi,
nhưng cần phải chú ý đến hiện tượng mất nước ở trẻ
như khô mồm, khô mắt, nước giải khai, ít nước mắt
và cứ 1 - 2 giờ đi ngoài một lần. Trường hợp này cần
tiếp nước nước kịp thời cho trẻ. Nếu trẻ sốt, nôn ra
máu, mật xanh chứng tỏ rất đau cần phải đi đưa cấp
cứu. Không nên cho trẻ dùng thuốc tiêu chảy có bán
tại các quầy thuốc, nhất là nhóm trẻ dưới 2 tháng
tuổi.
Viêm phổi
Khi trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể trên 39°C thì da thường
nhợt nhạt, sống mũi bị đau, thở và hắt hơi nhanh so
với mức bình thường. Rất có thể trẻ đã mắc bệnh
viêm phổi, căn bệnh xuất phát từ quá trình cảm lạnh
hoặc rối loạn hệ thống hô hấp. So với người lớn, bệnh
viêm phổi ở trẻ nhỏ thường được điều trị ở nhà. Nếu
trường hợp nhiễm vi rút thì việc điều trị là không cần
thiết và tự nó sẽ khỏi trong vài ngày.
Để giúp trẻ dễ thở cần cho trẻ nghỉ ngơi và uống
nhiều nước (nước dùng riêng cho nhóm trẻ nhỏ). Có
thể dùng liệu pháp phun mù lạnh để giúp trẻ dễ thở.
Không nên dùng thuốc giảm ho nếu không có ý kiến
bác sĩ. Vì ho là động tác giúp trẻ thông tắc các chất ứ

đọng trong phổi.
Viêm đường tiết niệu (UTI)
Đây là căn bệnh thường gặp ở nhóm trẻ nhỏ, nhất là
các bé gái, do niệu đạo rất ngắn và cũng là nơi khuẩn
hay làm tổ. Riêng ở các bé trai rủi ro viêm nhiễm
tăng là vì đường ống nước tiểu chảy ngay dưới da
nên dễ bị viêm nhiễm. Khi phát bệnh thường gây sốt
và đau vùng bụng dưới, đi tiểu bị đau.
Vì vậy ở những đứa trẻ mắc bệnh, khi đi đái thường
kêu đau, nước tiểu nặng mùi và đôi khi có máu. Căn
bệnh này có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh vì vậy
khi trẻ mắc bệnh nên đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ
đo huyết áp (thường huyết áp tăng nếu mắc bệnh
UTI), thử nước tiểu để kiểm tra mức độ viêm nhiễm.
Ngoài ra, có thể dùng khăn bọc chai nước nóng
chườm bụng cho trẻ, không nên tắm cho trẻ trong bồn
tắm nước nóng có bọt xà phòng thơm, vì nó gây kích
thích. Nên cho trẻ uống nhiều nước để rửa sạch bàng
quang.
Viêm tắc thanh quản (Croup)
Nếu trẻ thường ho nhiều về ban đêm, ho dữ dội thì rất
có thể là mắc bệnh viêm tắc thanh quản và khí quản.
Tuy chưa rõ nguyên nhân nhưng tỷ lệ mắc bệnh viêm
tắc thanh quản ở bé trai thường gấp đôi bé gái, nhất là
nhóm từ 6 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi. Bệnh viêm tắc
thanh quản thường do bệnh viêm nhiễm vi rút và diễn
ra nhiều vào thời điểm giao mùa. Để giúp cho trẻ thở
được dễ dàng nên đưa trẻ đi hóng mát hoặc tắm vòi
nước nóng, cho trẻ nghỉ ngơi, nghe nhạc. Trường hợp
thở khò khè phát ra tiếng kêu thì nên đưa trẻ đi khám

để có phương pháp điều trị thích hợp.
Viêm phế quản
Khi bị cảm lạnh trong vài ngày trẻ thường khó thở,
rát họng thậm chí còn gây đau toàn thân. Y học gọi
đây là bệnh viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh là
do viêm nhiễm các vòi thở nhỏ nhất của phổi. Thủ
phạm chính là do vi rút hợp bào hô hấp (respiratry
syncytial virus), gọi tắt là vi rút RSV làm cho hệ
thống không khí vào - ra bị viêm nhiễm nặng, gây
cản trở không khí vào - ra phổi.
Bệnh phát triển mạnh vào lúc giao mùa, nhất là từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau và xuất hiện nhiều ở
nhóm dưới 6 tháng tuổi vì đường khí thải còn nhỏ và
mẫn cảm với chất gây bệnh. Theo số liệu điều tra thì
có tới 16% trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh viêm phế quản
phải vào viện điều trị. Nếu trẻ có nguy cơ mắc bệnh
cao nên dùng thiết bị tăng âm làm thông tắc mũi,
dùng dụng cụ chuyên dụng hút các dịch trong mũi để
giúp trẻ dễ thở. Nếu bệnh nặng có thể dùng liều
kháng sinh đặc biệt theo khuyến cáo của bác sĩ.
Hội chứng tay-chân-miệng (HFMD)
Hội chứng tay-chân-miệng là thuật ngữ chuyên môn
nói về căn bệnh có triệu chứng sốt và xuất huyết các
nốt đỏ tụ máu trên mu bàn tay, trên mu bàn chân và
bên trong miệng. Không có gì phải lo lắng, người ta
gọi đây là bệnh chân-tay-miệng, nguyên nhân là do
nhiễm vi rút, nhất là vào mùa hè, mùa thu và thường
kéo dào vài ngày. Nên cách ly trẻ mắc bệnh và cần
theo dõi những biến chứng có thể xảy ra như viêm
màng não và các loại bệnh có liên quan đến não vì

vậy nên đưa đi khám và điều trị kịp thời.
Và cũng không ngạc nhiên khi bác sĩ khuyến cáo
không cần phải điều trị phức tạp mà chỉ cần cho trẻ
nghỉ ngơi và dùng thuốc acetaminophen để giảm sốt.
Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc điều
trị cụ thể căn bệnh này, bởi vậy để phòng ngừa vi rút
lây lan nên làm tốt công tác vệ sinh, những đồ dùng
của trẻ như bình sữa, bát đĩa, đồ ăn, nên khử trùng
trong nước nóng để diệt khuẩn, rửa chân tay thường
xuyên cho trẻ, kể cả đồ chơi và không cho trẻ nhai,
ngậm đồ dùng hay đồ chơi có nguy cơ gây viêm
nhiễm cao.

×