Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quá trình hình thành viêm màng não mũ trẻ em part1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.96 KB, 5 trang )


VIÊM MÀNG NÃO MỦ TRẺ EM (VMNMTE)


THS. BS. Nguyễn Thị
Thu Ba
NỘI DUNG

2. Bệnh nguyên
Có rất nhiều loại vi khuẩn (VK) có thể gây VMNMTE,
trong đó Phế cầu (PC) (S. pneumonia), NMC (Neisseria
meningitidis) và Hib chiếm khoảng 70- 80%. Tùy theo nhóm tuổi
có các tác nhân gây bệnh như sau:
a. Tuổi sơ sinh:
E. Coli, Streptococcus nhóm B, Klebsiella, Enterobacter
serratia, Llisteria monocytogene thường đi kèm với nhiễm trùng
huyết (NTH).
b. Trẻ nhỏ 2 tháng- 6 tuổi:
Haemophilus influenza type B (USA: 50%), Neisseria
meningitidis 20- 30%, Streptococcus pneumoniae (10- 20%)
c. Trẻ lớn (> 6 tuổi):
S. pneumoniae (40- 50%), Neisseria meningitidis (25-
40%), Staphylococcus (5- 10%). Viêm màng não mủ (VMNM) có
thể thứ phát, VK gây bệnh sẽ tùy theo điều kiện xuất hiện, cơ địa
người bệnh, có thể một loại hay nhiều loại VK tác động cùng một
lúc: vd: bệnh tai mũi họng mãn; abscess não, võ não, não thất,

chấn thương ở đầu hay phẫu thuật thần kinh thường VK gây
VMNMTE là PC, tụ cầu (TC) và VK kỵ khí; còn streptococcus
nhóm A thường gặp ở bệnh nhân bị viêm tai giữa, viêm xương
chủm hay viêm xoang; van tim nhân tạo gặp do TC vàng


Tuy nhiên, chẩn đoán sớm (ngay lúc vào viện trước khi
có kết quả cận lâm sàng) còn dựa vào các yếu tố như:
- Cơ địa: trẻ suy dinh dưỡng, bị dị tật bẩm sinh, giảm
globulin máu dễ gặp nguyên nhân VMNMTE do PC; cơ địa
Hodgkin thường gặp Listeria monocyotgenes.
- Các bệnh đi kèm:
 Nhiễm trùng huyết đi kèm VMNMTE do NMC chiếm
20- 60%.
 Viêm phổi đi kèm VMNMTE do PC chiếm 30%.
 Viêm tai giữa đi kèm VMNMTE do PC, Hib.
 Abscess răng miệng, viêm xoang đi kèm VMNMTE do
TC, PC.
 Nhọt ngoài da, viêm nội tâm mạc, phẫu thuật thần kinh
liên quan đến TC.

4. Triệu chứng lâm sàng: gồm có
a. Hội chứng kích thích màng não- rễ thần kinh:
 Nhức đầu vùng chẩm, gáy hay vùng trán, tăng lên khi
bị kích thích bởi ánh sáng, tiếng động, cử động hay thay đổi tư thế
đột ngột. Có thể đau nhức cột sống và các khớp.

 Nôn mửa: nôn nhiều vào những ngày đầu, nôn vọt
thành tia, không buồn nôn.
 Táo bón hay tiêu lỏng.
 Dấu hiệu thực thể:
- Co cứng cơ: nằm co, cổ cứng, đầu ngửa ra sau kiểu cò
súng, Kernig (+),Brudzinski (+), bụng lõm lòng thuyền.
- Thóp phồng (trẻ nhỏ).
- Tăng cảm giác da, rối loạn cảm giác.
- Rối loạn vận mạch (RLVM): vạch màng não (+), rối

loạn (RL) bài tiết mồ hôi, nước bọt.
- Mạch nhanh.
- Tăng phản xạ gân xương.
 Biểu hiện não:
- Co giật kiểu động kinh.
- Bại hoặc liệt tạm thời.
- Hai đồng tử dãn không đều.
- Sợ ánh sáng.
- Rối loạn tinh thần: u ám lơ mơ, mê sảng, hôn mê.
- Rối loạn cơ tròn: bí đái, tiểu không tự chủ.
- Nếu tổn thương vùng dưới đồi thị , sẽ gây RL thần
kinh thực vật.
b. Hội chứng dịch não tủy
VMNMTE có sự thay đổi DNT (xem phần cận lâm sàng)
c. Biểu hiện toàn thân:

- Tính chất cấp hay bán cấp của triệu chứng toàn thân:
sốt, ớn lạnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, phát
ban
- Mối liên quan giữa VMNMTE cấp diễn với một bệnh
(NTH, thương hàn ) với một cơ quan (viêm mũi họng, viêm tai,
viêm tai xương chủm, viêm phổi, viêm da )
- Phối hợp bệnh.
d. Các thể lâm sàng của bệnh:
Thể điển hình
Thường gặp ở trẻ lớn chưa dùng kháng sinh trước đó.
Nhiều ngày trước đó trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng đường
hô hấp hay dấu hiệu viêm xoang, viêm tai giữa
Thường khó xác định thời gian trong giai đoạn này hoặc
khởi phát cấp tính, ồ ạt nhanh chóng dẫn đến viêm màng não

trong vài giờ. Trong thời kỳ toàn phát biểu hiện rõ tình trạng
nhiễm trùng, hội chứng mành não xuất hiện đầy đủ: sốt cao, nhức
đầu, đau khắp người, đặc biệt là đau vùng gáy cổ, xương sống,
khớp,nôn vọt, táo bón, sợ ánh sáng, tăng cảm giác da, RL tri
giác khám phát hiện cổ cứng, Kernig (+), Brudzinski (+), các
dấu hiệu khác ít gặp hơn như: bí tiểu, lé mắt, động kinh, liệt nửa
người, Herpes, ban xuất huyết đặc hiệu của não mô cầu, nhọt
ngoài da (mặt) viêm cơ mũ (đa cơ), abscess (do nhiễm TC), viêm
phổi thùy gặp trong nhiễm PC, tràn dịch màng phổi, viêm phổi
với tổn thương dạng bóng khí rải rác do nhiễm TC.
Thể VIÊM MÀNG NÃO MỦ (VMNM) ở trẻ nhủ nhi:

Bệnh cảnh lâm sàng không rõ rệt như ở trẻ lớn, biểu hiện
sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, đôi khi tiêu lõng, giai đoạn đầu trẻ lờ
đờ, co giật toàn thân, hoặc co giật nữa người, khám khó tìm được
dấu hiệu cổ cứng, hay Kernig(+), có khi gặp cổ mềm nhưng dấu
hiệu có giá trị chẩn đoán là thóp phồng( Khám lúc trẻ không khóc
và tư thế ngồi), mắt mở trừng trừng vô thần( nhìn thẳng hay nhìn
lên) nôn vọt, đôi khi gặp rối loạn hô hấp, RLVM, tri giác bị thay
đổi từ hôn mê nông đến sâu, ít gặp liệt như trẻ lớn.
Thể VMNM trẻ sơ sinh
Thường gặp ở trẻ có tiền sử sản khoa mẹ vở ối sớm hoặc
nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục hoặc dụng cụ đỡ đẻ bị nhiễm
khuẩn, thường gặp thứ phát sau NTH. Bé có triệu chứng bỏ bú
hoặc bú kém, ít cử động vàng da suy hô hấp (thở rên, thở không
đều hay có cơn ngừng thở), nôn vọt, tiêu phân lỏng, bụng chướng,
co giật rối loạn thân nhiệt( sốt cao hoặc hạ nhiệt độ), rối loạn các
phản xạ nguyên phát, RLVM (Da nổi bông tím), RL tri giác, thóp
phồng thường không căng như ở trẻ nhỏ, gan lách to, thường gặp
trương lực cơ cổ giảm, tim nhanh mạch nhẹ. Nên tất cả trẻ sơ sinh

có dấu hiệu nhiễm trùng huyết phải có chỉ định chọc dò tuỷ sống
để loại trừ VMNM.
Thể VMNM mất đầu
Gặp ở trẻ đã dùng kháng sinh trước khi đến bệnh viện, trẻ
bị sốt hoặc không sốt, tình trạng nhiễm khuẩn thuyên giảm, hội
chứng màng não không rõ rệt, tinh thần có thể xấu đi, tiền sử có

×