Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thăm chợ nổi Cái Răng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.07 KB, 7 trang )

Thăm chợ nổi Cái Răng
“Sông quê nước chảy đôi bờ, để anh chín dại mười chờ thương em…”.
Chuyến du lịch thú vị hơn khi xuôi giữa dòng sông Hậu và nghe điệu hò
“Sông quê” để cảm nhận hết hương phù sa buổi sớm. Bạn Nhật Phong viết.
Một buổi sáng yên bình. Xuồng máy. Nắng sớm. Và lồng lộng hương phù sa…
Những người phụ nữ và những chiếc tác ráng như thế này lại bắt đầu một ngày
mới bằng một chuyến đi chợ. Chỉ có điều khác với các địa phương khác, vì là
vùng sông nước nên họ đi chợ nổi.
Đúng theo nghĩa đen, chợ nổi là chợ họp nổi trên sông. Cái Răng là chợ nổi nằm
ngay sát thành phố Cần Thơ, thuộc quận Cái Răng, chỉ cách nội ô Cần Thơ khoảng
5 km nếu đi đường bộ và 30 phút nếu đi bằng các phương tiện nổi từ bến Ninh
Kiều. Không hoạt động vào các ngày Tết âm lịch nhưng không biết từ bao giờ,
những ngày thường, chợ là nơi tụ họp buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng
đồng bằng sông Cửu Long.

Mua bán nông sản. Ảnh: Nhật Phong.
Cuộc sống đôi khi bình dị đến không ngờ. Đến chợ nổi, bạn sẽ nghe tiếng nước vỗ
mạn, tiếng nổ ghe xuồng, tiếng gọi nhau í ới của bạn hàng và cả những tiếng cười
trong trẻo dẫu bạn phải chạnh lòng vì những mưu sinh quá sớm của chúng.
Thuở xưa, chợ nổi hình thành do đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ
chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập
trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng… Chợ Cái Răng
thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8-9h thì vãn. Chẳng
thế mà có nhà thơ đã viết:
“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng
Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ
Ta giang hồ nửa giấc lơ mơ
Sóc Trăng Cà Mau An Giang Đồng Tháp
Ghe thương hồ ta không vẽ mắt


Tới đây cắm sào ta ngủ qua đêm
Cây trái rộn ràng từ vườn nhà em
Gọi ta dậy từ nửa đêm về sáng
Cắm cây sào tre bẹo hình bẹo dạng
Xôn xao xuồng ghe họp chợ chòng chành”.

Ông chở bà đi chợ.

Mẹ chở con đi chợ.

Xuồng bán thơm.


Trẻ con mưu sinh.

Treo sản phẩm trên một cây sào.

Hàng hóa tập trung số lượng lớn.

Cuộc sống trên chợ nổi
Những cây bẹo là những cành tre đặt trên xuồng ghe, treo những hàng hoá mà chủ
ghe đang buôn bán. Bởi thế mà mới có chuyện khoai lang và bí đỏ mọc trên trời
khiến nhiều du khách thích thú.
Hàng hóa tập trung ở đây thường với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân
loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng
lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến
đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi
khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc.
Cuộc sống trên sông đôi khi phong phú hơn trên cạn. Ở đây, do nhu cầu của người
đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại

dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Những xuồng ghe này len lỏi
phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.
Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm
hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe.
Có những chiếc ghe như “căn hộ di động” trên sông nước với những chậu hoa
kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như tivi màu, đầu dĩa, dàn âm
thanh… hay thậm chí cả xe gắn máy.
Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp, nhưng chợ
nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn. Dự kiến nơi đây sẽ trở thành
chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn của cả vùng bởi chợ nổi Cái Răng hiện cũng là
chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng.
“Đành giã từ nhau chợ nổi Cái Răng
Cô Sáu cười nụ đồng tiền lúng liếng
Anh Bảy dùng dằng cưa ly rượu đế
Giá mà ta treo bẹo được lòng nhau”.
Sẽ là chưa đến và biết Cần Thơ, nếu bạn chưa một lần đi chợ nổi.

×