Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC DỌC CẮN KHỚP QUA MỘT SỐ KÍCH THƯỚC Ở MẶT VÀ BÀN TAY pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.8 KB, 25 trang )

ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC DỌC CẮN KHỚP QUA MỘT
SỐ KÍCH THƯỚC Ở MẶT VÀ BÀN TAY


TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm mục đích xác định kích thước dọc cắn khớp.
Phương pháp: chúng tôi thực hiện việc đo đạc trên 108 đối tượng (50
nam, 58 nữ) các kích thước sau: sn–me (kích thước dọc cắn khớp), zy–zy, p–p,
p–sn, p–ch, chiều dài lòng bàn tay trái, chiều dài ngón giữa trái.
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp cắt ngang mô
tả và phân tích thống kê, ứng dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến,
phương trình đáp ứng tốt nhất cho ước lượng kích thước dọc cắn khớp như
sau: sn–me = 9,795 + 1,020 (p–ch) –0,752 (p–sn) + 0,184 (chiều dài lòng
bàn tay trái).
Kết luận: Công thức trên tương đối dễ áp dụng. Có thể xem khoảng
cách sn–me ước lượng là một giá trị tham khảo cho thực hành, nhất là đối
với những trường hợp khó, bên cạnh các phương pháp xác định kích thước
dọc thông dụng khác. (sn–me: kích thước dọc cắn khớp; p–ch: khoảng cách
đường nối hai đồng tử đến khoé miệng; p–sn: khoảng cách từ đường nối hai
đồng tử tới điểm dưới mũi)
ABSTRACT
Objectives: The purpose of this study was to estimate the occlusal
vertical dimension (OVD) of Vietnamese.
Method: To be applied in the oral rehabilitation of partial or total
edentulous mouth. The sample consisted of 108 subjects (50 males and 58
females). Electrical caliper and spreading caliper were used to measure the
following dimensions: sn-me (OVD), zy-zy, p-p, p-sn, p-ch, length of left
palm, length of left middle finger.
Results: This was a crossectional descriptive and analytical study,
using the multivariable regression analysis. The most appropriate equation
for estimating the OVD was follows:


sn–me = 9.795 + 1.020 (p–ch) –0.752 (p–sn) + 0.184 (length of left
palm)
Conclusion: This formula found its application as the estimated
dimension sn-me may be conceived as a referential value in clinical practice,
as an alternative method of OVD determination. (sn–me: the occlusal
vertical dimension; p–ch: space between the bipupillar line and the labial
fissure; p–sn: space between the bipupillar line and the subnasal point).
MỞ ĐẦU
Trong thực hành lâm sàng, chúng ta phải thường xuyên tái lập kích
thước dọc cắn khớp cho bệnh nhân mất răng toàn bộ hay mất răng mà không
còn kích thước dọc cắn khớp. Đó là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải có
sự kết hợp giữa khoa học và kinh nghiệm.
Để đạt được mối tương quan hài hòa giữa thẩm mỹ khuôn mặt và
những thành phần khác nhau của cấu trúc sọ–mặt, việc xác định kích thước
dọc trở nên quan trọng. Từ lâu, nhiều tác giả trên thế giới đã cố gắng đi tìm
sự liên hệ giữa kích thước dọc và các số đo khác ở mặt như: Sigaud (1910),
Goodfriend (1933), Niswonger (1934), Mc Gee (1947), Boyanov (1968),
Domitti và Consani (1978), Martin và Monard (1982), Hayakawa (1986),
Valette, Albouy và Ravon (1989)… Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Tử
Hùng và Tôn Nữ Mộng Thúy cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này trong
“Bước đầu nghiên cứu kích thước tầng dưới mặt và tương quan của nó với
một số kích thước khác ở mặt” năm 1993. Tương quan này đã được thể hiện
qua một phương trình hồi quy đơn biến.
Theo hướng tiếp cận đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về tương
quan của kích thước dọc cắn khớp với một số kích thước khác không chỉ ở
mặt mà còn mở rộng ở bàn tay. Với mục tiêu là thiết lập phương trình hồi
quy đa biến tiên đoán kích thước dọc cắn khớp, ứng dụng trong điều trị phục
hình răng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 108 sinh viên (58 nữ và 50 nam) của Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng nghiên cứu phải đáp ứng các
điều kiện sau:
- Là người trưởng thành (18 tuổi trở lên), có cha mẹ là người Việt, dân
tộc Kinh,
- Có bộ răng thật. Nét mặt nhìn nghiêng tương đối hài hòa (góc lồi
mặt từ 0
o
đến 13
o
),


- Không có biểu hiện bệnh lý của khớp thái dương hàm và những thành
phần khác của hệ thống nhai, chưa bị tai nạn gây tổn thương ở mặt, sọ, chưa qua
phẫu thuật và điều trị chỉnh hình.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích.
Phương tiện nghiên cứu
- Thước trượt điện tử có độ chính xác đến 0,01mm,
- Com pa đo độ rộng,
- Máy ảnh kỹ thuật số Canon, loại SLR, hiệu EOS 300D, 6.3MP, ống
kính 35 mm, có khoảng tiêu cự 28–105 mm.
- Dụng cụ đo phỏng theo thước đo của Hayakawa (hình 1),

Hình 1: Dụng cụ đo phỏng theo thước đo của Hayakawa
- Dụng cụ định vị mặt phẳng nằm ngang: gồm một thước ngang gắn
cố định trên một giá ba chân điều chỉnh được chiều cao.
Các bước tiến hành
Đo đạc trên mặt và bàn tay theo trình tự sau:

- Xác định trên da những điểm mốc rồi đo khoảng cách giữa các điểm
này.
- Chụp ảnh khuôn mặt nhìn nghiêng của đối tượng, sau đó chuyển các
tập tin ảnh vào máy vi tính, sử dụng phần mềm AutoCAD 2004 để đo góc
lồi mặt của đối tượng trên ảnh, góc này là cơ sở để chọn đối tượng có dạng
mặt nhìn nghiêng phù hợp.
Các kích thước đo đạc
Sau khi xác định các điểm mốc (hình 4): pupil (p), orbital (or), zygion
(zy), sub-nasal (sn), cheilion (ch), menton (me); đo các kích thước (hình 5):
- Chiều rộng mặt (zy–zy),
- Khoảng cách giữa hai đồng tử (p–p),
- Khoảng cách từ đường nối hai đồng tử đến điểm dưới mũi (p–sn),
- Khoảng cách từ đường nối hai đồng tử đến khoé miệng (p–ch),
- Khoảng cách từ sn đến me: tương ứng với KTDCK,
- Chiều dài của lòng bàn tay trái (hình 2)
- Chiều dài ngón giữa của bàn tay trái (hình 3)

Hình 2:
Đo
chiều d
ài lòng bàn
tay trái
Hình 3:
Đo
chiều dài ngón gi
ữa
trái

Hình 4: Các điểm mốc Hình 5: Các kích thước
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Nhận xét về kết quả nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu gồm 108 đối tượng (50 nam, 58 nữ), trong đó, nam
chiếm 46,3%, nữ chiếm 53,6%.
- Độ tuổi trung bình là 23 (từ 18 - 42 tuổi).
Bảng 1: Các kích thước ở mặt và bàn tay
STT

Kích
thước
MIN MAX

X SD
Kích
thư
ớc ở
mặt
1 zy–
zy
133,50

165,00

143,96 6,126

2 p–p

54,51 69,51 61,90 3,153

3 p–sn


39,84 54,35 47,68 2,615

4 p–ch

62,38 80,56 70,22 3,685

5 sn–
me
53,64 74,01 63,65 4,398

Kích
thước ở b
àn
tay

6
Lòng
bàn tay
82,51 112,79

98,21 5,782

7
Ngón
giữa
64,22 86,72 75,19 4,287

Chiều rộng mặt và chiều dài lòng bàn tay là hai kích thước thay đổi
nhiều nhất trong các kích thước khảo sát, thể hiện qua độ lệch chuẩn khá lớn
(SD= 6,126 và 5,782) còn khoảng cách từ đường nối hai đồng tử đến điểm dưới

mũi, khoảng cách giữa hai tâm đồng tử là tương đối ít thay đổi hơn cả (SD=
2,615 và 3,153).
Phần so sánh
Bảng 2: So sánh các số liệu của nam và nữ
Nam (N=50)

Nữ (N=58)
S
TT

ch
thước
X S
D
X S
D
t P

Nam (N=50)

Nữ (N=58)
S
TT

ch
thước
X S
D
X S
D

t P

1

zy
–zy
147
,27
6,
154
141
,10
4,
473
6,
005
0,
000
2


p–p
63,
26
2,
950
60,
74
2,
863

4,
497
0,
000
3

p–
sn
48,
78
2,
345
46,
74
2,
478
4,
380
0,
000
4

p
–ch
72,
26
3,
327
68,
46

3,
028
6,
216
0,
000
5

sn
–me
65,
70
3,
955
61,
89
4,
005
4,
958
0,
000
Nam (N=50)

Nữ (N=58)
S
TT

ch
thước

X S
D
X S
D
t P

6


ng bàn
tay
102
,10
4,
377
94,
85
4,
638
8,
316
0,
000
7

N
gón giữa

77,
07

3,
594
73,
57
4,
195
4,
627
0,
000
Kết quả cho thấy tất cả các kích thước trên ở mặt và bàn tay của nam
và nữ đều khác biệt rất có ý nghĩa ở mức p<0,001; cụ thể là số liệu của nam
lớn hơn của nữ, điều này cũng phù hợp với dáng vóc của cơ thể nói chung.
Phần tương quan và hồi quy
Bảng 3: Tương quan của KTDCK với các kích thước khác ở mặt và
bàn tay của nam

zy–
zy
p

p
p–
sn
p–
ch
Bàn
tay
Ngó
n tay

sn–
me
0,40
4**
0,18
9
0,04
8
0,49
2**
0,01


0,078
p
0,00
4
0,18
9
0,74
2
0
0,94
4
0,5
89
**: tương quan có ý nghĩa ở mức p<0,01.
Bảng 4: Tương quan của KTDCK với các kích thước khác ở mặt và
bàn tay của nữ



zy–
zy
p–p

p–
sn
p–
ch
Bàn
tay
Ngó
n tay
s
n–me
0,32
7*
0,33
6**
0,1
57
0,53
8**
0,49
**
0,47
7**
p

0,01

3
0,01

0,2
4
0 0 0
**: tương quan có ý nghĩa ở mức p<0,01; *: tương quan có ý nghĩa ở
mức p<0,05
Xét về tương quan riêng của từng kích thước với KTDCK, có sự khác
nhau giữa nam và nữ như sau:
- Ở nam: tương quan có ý nghĩa với p–ch và zy–zy.
- Ở nữ: sn–me tương quan có ý nghĩa với p–ch, bàn tay, ngón tay, p–
p, zy–zy.
Từ các phân tích về mối tương quan trên, ta có thể chọn ra các biến để
lập ra hai phương trình hồi quy riêng cho nam và nữ. Tiêu chuẩn để chọn
biến kích thước bao gồm:
- Không bị ảnh hưởng nhiều khi mất răng,
- Kích thước dễ xác định,
- Đáp ứng những yêu cầu về hồi quy.
- Mô hình hồi quy bội có dạng:
Y=
0
+
1
X
1
+
2
X
2

+…+
n
X
n

Trong phân tích hồi quy, ta không những phải chú ý đến tương quan
riêng của từng biến X
1
,X
2
,… đối với Y mà còn phải xét đến tương quan giữa
các biến X
1
, X
2
,… với nhau. Nếu các biến X
1
,X
2
có liên hệ chặt chẽ với
nhau, chúng sẽ gây bất lợi cho khả năng tiên đoán của phương trình. Điều
này lý giải cho sự vắng mặt của biến zy–zy trong các phương trình, tuy zy–
zy có tương quan với sn–me hơn p–sn nhưng biến zy–zy lại có giá trị tiên
đoán rất kém so với p–sn. Do đó, sau khi xem xét các tiêu chuẩn trên, chúng
tôi đã tìm được:
Phương trình hồi quy ước lượng KTDCK
ở nam:
sn–me
(nam)
= 36,384 + 1,104( p–ch) – 1,034(p–sn)

Phương trình hồi quy ước lượng KTDCK
ở nữ:
sn–me
(nữ)
= –4,983 + 0,882( p–ch) – 0,494(p–sn) + 0,312(chiều dài
lòng bàn tay)
Các phương trình hồi quy lập riêng cho mỗi giới có sự khác biệt về số
lượng biến được đưa vào. Để đơn giản và dễ ứng dụng trong thực hành, căn
cứ vào hệ số tương quan (bảng 5), chúng tôi xây dựng các mô hình hồi quy
chung cho cả hai giới.
Bảng 5: Tương quan của KTDCK với các kích thước khác ở mặt và
bàn tay chung cho cả hai giới

zy–
zy
p–
p
p–
sn
p–
ch

ng bàn
tay
Ng
ón giữa
0,5
01**
0,3
94**

0,2
60**
0,6
21**
0,4
67**
0,3
77**

sn–me

0,0
00
0,0
00
0,0
07
0,0
00
0,0
00
0,0
00
**: tương quan có ý nghĩa ở mức p<0,01.
- Tất cả các kích thước khảo sát đều có tương quan với KTDCK có ý
nghĩa ở mức p<0, 01. Đặc biệt, tương quan giữa KTDCK với p–ch là mạnh
nhất.
- Mức độ tương quan của KTDCK (sn–me) với các kích thước khác
theo thứ tự sau:
- Với p–ch, zy–zy: tương quan khá cao (0,5<R<0,7).

- Chiều dài lòng bàn tay, p–p, chiều dài ngón giữa: tương quan trung
bình (0,3<R<0,5).
- Với p–sn: tương quan yếu (R<0,3).
Tương quan của sn–me với p–ch là mạnh nhất (thể hiện qua hệ số
tương quan cao nhất). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Hoàng Tử Hùng và Tôn Nữ Mộng Thúy. Các tác giả khác như Goodfriend,
Willis cũng xem sự bằng nhau của hai kích thước này là tiêu chuẩn của một
KTD bình thường
(7)
.
Mô thức hồi quy chung cho cả hai giới như sau:
Bảng 6: Các tham số thống kê hồi quy của phương trình
R R
2
S

thay đổi R
2

0,727 0,528

0,528

Bảng 7: Các hệ số của phương trình
t p
Gi
ới
hạn dưới
Giới
hạn trên

H
ằng
số
9,795 1,471 0,144


3,410
22,999

p–
ch
1,020 8,036 0,000

0,768 1,271
Bàn
tay
0,184 3,274 0,001

0,073 0,296
P–Sn


0,752

4,422
0,000


1,089
–0,415


Từ bảng 3,1, 6, ta có phương trình ước lượng KTDCK như sau:
sn–me = 9,795 + 1,020( p–ch) – 0,752(p–sn) + 0,184 (chiều dài lòng
bàn tay)
Từ các phương trình trên, chúng tôi tính ra giá trị sn tiên đoán, dùng
test T bắt cặp để so sánh với khoảng cách sn–me đo thực tế.
Bảng 8: Test T bắt cặp để so sánh sn–me tính theo công thức tiên
đoán với khoảng cách sn–me đo thực tế của cả hai giới
X Gi
ới
hạn dưới
Giới
hạn trên
t
p
sn–
me–Giá
trị ti
ên
đoán theo
0,00 –
0,577
0,577

0,000
1,000
X Gi
ới
hạn dưới
Giới

hạn trên
t
p
công thức

Bảng 9: Test T bắt cặp để so sánh sn–me tính theo công thức tiên
đoán với khoảng cách sn–me đo thực tế của nam
X Gi
ới
hạn dưới
Giới
hạn trên
t p
sn–
me–Giá
trị ti
ên
đoán theo
công th
ức
0,00 –
0,850
0,850 0,000

1,000
Bảng 10: Test T bắt cặp để so sánh sn–me tính theo công thức tiên
đoán với khoảng cách sn–me đo thực tế của nữ
X Gi
ới
hạn dưới

Giới
hạn trên
t p
sn–
me–Giá
trị ti
ên
đoán theo
công thức

0,00 –
0,754
0,754

0,000 1,000

Kết quả về mặt thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa giá trị tính theo công thức và kích thước dọc đo thực tế này (p>0,05).
Nhận xét về phương pháp nghiên cứu
Về mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu của Hayakawa
(6)
phân biệt 3 dạng mặt nhìn nghiêng: lồi,
thẳng, lõm vì KTDCK có thể khác nhau ở các đối tượng có dạng mặt
nghiêng khác nhau. Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát
trên nhóm đối tượng có nét mặt nghiêng thẳng. Theo tài liệu chỉnh hình
(4)
,
dạng mặt nghiêng thẳng khi 3 điểm Gl, Sn và Pog nằm trên một đường
thẳng, tương ứng với góc lồi mặt bằng không. Tuy nhiên, dạng mặt thẳng

như vậy ít có ở người Việt Nam do mặt của người Việt nói chung hơi nhô.
Theo nghiên cứu của Hồ Thị Thùy Trang về những đặc trưng của khuôn mặt
hài hòa
(5)
, góc lồi mặt trung bình của người Việt Nam là 9,28 ± 3,74
o
. Kết
hợp các lý do trên, chúng tôi chọn các đối tượng có góc lồi mặt từ 0
o
đến
13
o
, như vậy sẽ không bỏ sót những người có dạng mặt thẳng mà cũng phù
hợp với chỉ số của người Việt Nam.
Về việc chọn các kích thước
Do vậy, me là điểm khá thống nhất về mặt thuật ngữ trong phân tích
phim đo sọ nghiêng và trong nhân trắc học
(7)
, chúng tôi đề nghị dùng điểm
me hơn là gn.
Mục đích của nghiên cứu mối tương quan giữa chiều cao tầng dưới
mặt và các kích thước khác ở người còn răng là để tìm cách xác định
KTDCK cho người mất răng. Vì vậy, các kích thước được chọn phải tương
đối ổn định trong suốt đời sống và hầu như tập trung ở tầng giữa mặt như:
gl– sn, Na– sn, chiều rộng mặt (zy–zy), khoảng cách giữa hai tâm đồng tử
(p–p)… Ngoài ra, các tác giả như Willis, Mc Gee, Hayakawa, Hoàng Tử
Hùng và Tôn Nữ Mộng Thúy đã chọn khoảng cách từ đường nối hai đồng tử
đến khoé môi. Điểm khoé môi là điểm có thể bị thay đổi khi mất răng,
nhưng khi xác định KTDCK, về nguyên tắc, luôn luôn có vành cắn hàm trên
để nâng đỡ môi thích hợp. Trong nghiên cứu này, ngoài các kích thước được

chọn theo các tiêu chí trên như zy–zy, p–p, p–sn, p–ch, chúng tôi còn khảo
sát thêm kích thước ở bàn tay dựa theo nghiên cứu của Hayakawa. Có lẽ đây
là điều khá mới mẻ nhưng thật ra, các kích thước trên cơ thể chúng ta đều có
ít nhiều liên quan với nhau. Trong thực hành nha khoa, có thể dùng chiều
ngang ba ngón tay để ước lượng giới hạn há miệng của bệnh nhân. Kết quả
nghiên cứu này cho thấy chiều dài lòng bàn tay có tương quan với KTDCK
ở mức độ trung bình, hơn tương quan giữa KTDCK với một số kích thước
khác ở mặt như p–p, p–sn.
Về dụng cụ đo đạc
Trong nghiên cứu này, có 3 trong 7 kích thước là liên quan đến tâm
đồng tử nên chúng tôi đã dùng một dụng cụ được làm phỏng theo dụng cụ
đo của Hayakawa. Khi đo, đầu thước kẹp cách tâm đồng tử bởi một lớp mi
ca trong và mỏng. Điều này có lợi cho cả người đo lẫn đối tượng được đo.
Vì đầu thước kẹp chạm vào tấm mi ca, đối tượng được đo sẽ thấy an toàn
hơn, người đo có điểm tựa ngay phía trước đồng tử, thao tác sẽ thoải mái và
chính xác hơn. Cũng với dụng cụ này, ta xác định khoảng cách sn–me một
cách dễ dàng.
Hạn chế của đề tài
- Mẫu nghiên cứu của chúng tôi đều là sinh viên ĐH Y Dược có dạng
mặt nhìn nghiêng thẳng nên mẫu chưa thể đại diện cho người Việt. Do đó
cần có những nghiên cứu tiếp theo ở các dạng mặt khác nhau.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ mới kiểm định khả năng áp
dụng của phương trình trên một số cá thể thuộc mẫu nghiên cứu mà chưa
kiểm định trên các nhóm khác, đặc biệt trên bệnh nhân mất răng toàn bộ.
KẾT LUẬN
Mẫu được chọn gồm 108 sinh viên (50 nam, 58 nữ) độ tuổi trung bình
23, có bộ răng thật, nét mặt nhìn nghiêng tương đối hài hòa. Sau khi nghiên
cứu tương quan KTDKC với các kích thước ở mặt và bàn tay bao gồm: zy–
zy, p–p, p–sn, p–ch, chiều dài lòng bàn tay trái, chiều dài ngón giữa trái.
Chúng tôi đề nghị công thức ước lượng KTDCK như sau:

Phương trình cho nam:
sn–me
(nam)
= 36,384 + 1,104(p–ch) – 1,034 (p–sn)
Phương trình cho nữ:
sn–me
(nữ)
= –4,983 + 0,882 (p–ch) – 0,494 (p–sn) + 0,312 (chiều dài
lòng bàn tay trái)
Phương trình chung cho 2 giới:
sn–me = 9,795 + 1,020 (p–ch) – 0,752 (p–sn) + 0,184 (chiều dài lòng
bàn tay trái)
Nghiên cứu này mang tính chất là một nghiên cứu thăm dò để tìm ra
một công thức xác định KTDCK cho người Việt Nam và nếu kết quả cho
thấy phương pháp này đáng tin cậy, hy vọng nó sẽ được ứng dụng rộng rãi
trên lâm sàng.

×