Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.87 KB, 36 trang )










ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ
HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ
NGƯỜI VIỆT NAM




ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN
XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả một số đặc điểm về hình thái lỗ
hàm dưới và lưỡi hàm ở người Việt Nam, đồng thời xác định vị trí của lỗ
hàm dưới qua đo đạc so với các mốc giải phẫu trên xương.
Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 40 xương hàm dưới trong bộ
sưu tập của Nguyễn Quang Quyền, hiện được lưu giữ tại Bộ môn Giải Phẫu
học, Khoa Y, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được
tiến hành như sau: trước tiên ghi nhận hình dạng lỗ hàm dưới, lưỡi hàm và
các lỗ hàm phụ nếu có; sau đó dùng thước trượt điện tử và các thước vạch để
xác định vị trí lỗ hàm dưới theo hai chiều trước sau và trên dưới.
Kết quả cho thấy lỗ hàm dưới chủ yếu có dạng bầu dục và lưỡi hàm
nhô tròn chiếm đa số, với tỉ lệ lỗ hàm phụ là 32,5%. Về vị trí trước sau, lỗ


hàm dưới nằm ngay sau điểm giữa chiều rộng cành lên với khoảng cách từ
lỗ hàm dưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành lên là 20,08 ± 2,36 mm
và 14,35 ± 2,23 mm.Về vị trí trên dưới, lỗ hàm dưới nằm hơi trên điểm giữa
chiều cao cành lên với khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến điểm thấp nhất của
khuyết sigma là 19,99 ± 2,71 mm.
Kết luận: Phần lớn lỗ hàm dưới (60%) nằm trên hoặc ngang mặt nhai
răng cối lớn dưới. Đồng thời, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
các thông số trên giữa bên phải và trái, ngoại trừ sự phân bố hình dạng lưỡi
hàm.
ABSTRACT
Objectives: The aim of this study was to observe the morphological
characteristics of the mandibular foramen, the lingula and to determine the
precise location of the mandibular foramen in relation with the surrounding
anatomic landmarks.
Method: The mandibles of 40 adults from the collection of Nguyễn
Quang Quyền were used for the study.
The results showed that the incidence of the nodular lingula and the
oval shape of the mandibular foramen are most prevalent, the accessory
mandibular foramen was found on 32,5% cases. In the antero-posterior
direction, the mandibular foramen was located behind in the middle of the
width of the mandibular ramus, the distance between the mandibular
foramen/the external oblique line and the internal oblique line were 20.08 ±
2.36 mm and 14.35 ± 2.23 mm. In the infra-superior direction, the
mandibular foramen was located above in the middle of the height of the
mandibular ramus, the distance between the mandibular foramen/the
sigmoid notch was 19.99 ± 2.71 mm.
Conclusion: Most of the mandibular foramen were found above or at
the same level as the occlusal plane mandibular. There were no statically
significant differences of the dimensions on the left and the right side except
for the incidence of the form of the lingula.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoài ý nghĩa về mặt nhân chủng học, các nghiên cứu về hình thái
của lỗ hàm dưới còn có nhiều ứng dụng quan trọng trong công việc điều trị
Nha khoa, đặc biệt trong thủ thuật gây tê thần kinh xương ổ răng dưới. Nhìn
chung, các tác giả thường khảo sát lỗ hàm dưới trên xương khô hoặc trên
phim X quang, từ năm 1915 đến năm 1980, nhiều nhà khoa học như
Schafer, Hamilton, Hayward… đã cố gắng xác định vị trí chính xác có thể
được của lỗ hàm dưới so với một số điểm định hướng trên xương, tuy nhiên,
các kết quả đôi khi không thống nhất và yếu tố chủng tộc được đưa ra nhằm
lý giải cho hiện tượng trên.
Từ đó, các nghiên cứu về lỗ hàm dưới trở nên phong phú hơn, thực
hiện ở nhiều dân tộc hơn, gần đây nhất là nghiên cứu trên 38 xương hàm
dưới ở người Zimbabwe của Mbajiorgu EF.(2000)
(13)
; nghiên cứu trên 34
xương hàm dưới ở người Thổ Nhĩ Kỳ của Oguz O. (2002)
(16)
; nghiên cứu
trên 153 xương hàm dưới ở người Thượng Hải của Huang J. (2002)
(7)
. Ở
Việt Nam, hình thái lỗ hàm dưới vẫn còn là một ẩn số.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm
xác định một số đặc điểm về hình thái của vùng lỗ hàm dưới trên xương khô
người Việt Nam, với mong muốn góp thêm tư liệu giúp cho công việc thực
hành lâm sàng Răng Hàm Mặt nói chung và thủ thuật gây tê thần kinh
xương ổ răng dưới nói riêng đạt hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả một số đặc điểm hình thái của vùng lỗ hàm dưới
Hình dạng của lỗ hàm dưới

Sự hiện diện của lỗ hàm phụ và vị trí thường gặp so với lỗ hàm dưới
Hình dạng của lưỡi hàm
Xác dịnh vị trí của lỗ hàm dưới so với một số điểm mốc giải phẫu
Vị trí của lỗ hàm dưới theo chiều trước sau: khoảng cách từ lỗ hàm
dưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành lên. Vị trí tương đối của lỗ hàm
dưới so với chiều rộng cành lên
Vị trí của lỗ hàm dưới theo chiều trên dưới: khoảng cách từ lỗ hàm
dưới đến chỗ thấp nhất của khuyết sigma. Tỉ lệ phân bố vị trí lỗ hàm dưới so
với mặt nhai răng cối lớn dưới. Vị trí tương đối của lỗ hàm dưới so với chiều
cao cành lên
Phân tích sự khác biệt về hình thái của vùng lỗ hàm dưới và vị trí của
lỗ hàm dưới giữa bên phải và trái
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 40 xương hàm dưới người Việt Nam, không
phân biệt giới tính, trong bộ sưu tập của Nguyễn Quang Quyền và hiện được
lưu giữ tại bộ môn Giải Phẫu học, khoa Y, Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các mốc giải phẫu còn nguyên vẹn. Xương hàm dưới còn tối thiểu
một răng cối lớn dưới mỗi bên. Mặt nhai răng cối lớn dưới không quá mòn
hoặc vỡ lớn.
Phương tiện nghiên cứu
Thước trượt điện tử có độ chính xác đến 0,01 mm., thước nhựa thẳng
và hình chữ T. Đèn cồn, sáp hồng, sáp dán, bút chì.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Mô tả phương pháp
+ Quan sát: mô tả hình dạng lỗ hàm dưới: Chúng tôi phân thành 2

dạng tròn và bầu dục sau khi quan sát lỗ hàm dưới dọc theo hướng mở của
lo, với chiều từ trên xuống dưới và từ sau ra trước. Các nhận xét trên chỉ
mang tính tương đối, không qua đo đạc.

Lỗ hàm dưới hình tròn

Lỗ hàm dưới hình bầu dục
Ghi nhận lỗ hàm phụ, số lượng và vị trí so với lỗ hàm dưới
Tiêu chuẩn để xác định lỗ hàm phụ: không phải là lỗ hàm dưới. Lỗ có
đường kính từ 0,5 mm trở lên nằm ở mặt trong cành lên. Lỗ có hình dạng
tương đối hoàn chỉnh, bờ nhẵn, loe dạng phễu hoặc tròn
Các vị trí tương đối so với lỗ hàm dưới: trên trước, trên sau, dưới
trước, dưới sau, trên, dưới, trong miệng lỗ hàm dưới.
Mô tả hình dạng lưỡi hàm
Chúng tôi sử dụng cách phân loại trong nghiên cứu của Tuli
(2000)
(19)
, xếp thành 4 loại:
Loại 1: Dạng tam giác nhọn: lưỡi hàm nhô ra có dạng tam giác với
đỉnh nhọn hướng về phía lồi cầu hoặc bờ sau cành lên.
Loại 2: Dạng tam giác tròn: giống dạng 1 nhưng đỉnh tròn hơn.
Loại 3: Dạng nhô tròn: lưỡi hàm nhô nhẹ tạo thành 1 bờ cong tròn.
Loại 4: Không có lưỡi hàm
+ Đo đạc trên xương
° Mặt phẳng chuẩn: hàm dưới được đặt lên một mặt phẳng ngang, song
song với sàn nhà.
° Các điểm tham chiếu: điểm sau nhất của lưỡi hàm hay điểm sau nhất
của bờ trước lỗ hàm và điểm thấp nhất của khuyết sigma.
- Dùng thước trượt điện tử ghi nhận các giá trị đo đạc trên xương
1. Lỗ hàm dưới- gờ ngoài bờ trước

2. Lỗ hàm dưới- gờ trong bờ trước
3. Chiều rộng cành lên
4. Lỗ hàm dưới- Khuyết sigma
5. Chiều cao cành lên : điểm thấp nhất của khuyết sigma đến bờ dưới
XHD.
Tất cả các phép đo đều được thực hiện bởi một người. Để đánh giá độ
tin cậy, chúng tôi sẽ đo lại các thông số trên trên 5 hàm dưới chọn ngẫu
nhiên trong 40 hàm dưới, sau đó so sánh kết quả lần 1 và lần 2 bằng chỉ số
Cronbach’s alpha với phần mềm SPSS.
° Các chỉ số về vị trí tương đối của lỗ hàm dưới cho toàn bộ và cho
từng bên.
1. Lỗ hàm dưới- chiều rộng: vị trí tương đối của lỗ hàm dưới theo
chiều trước sau
2. Lỗ hàm dưới- chiềucao: vị trí tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều
trên dưới
Xử lý số liệu: Sử dụng máy tính CASIO ALGEBRA FX 2.0 PLUS:
- Tính tỉ lệ phần trăm phân bố hình thái vùng lỗ hàm dưới và phân bố
vị trí lỗ hàm dưới so với mặt nhai răng cối lớn dưới cho toàn bộ và từng bên.
- Tính trung bình và độ lệch chuẩn của các giá trị đo đạc trên xương,
các chỉ số về vị trí tương đối của lỗ hàm dưới cho toàn bộ và cho từng bên.
- Dùng test để so sánh sự phân bố hình thái vùng lỗ hàm dưới cũng
như vị trí lỗ hàm dưới so với mặt nhai răng cối lớn dưới giữa bên phải và
trái.
- Dùng t test để so sánh các giá trị đo đạc trên xương và các chỉ số về
vị trí tương đối của lỗ hàm dưới giữa bên phải và trái.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2004 đến tháng 5/2005 tại
khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD, Tp HCM. Sau khi khảo sát 40 xương hàm
dưới, chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau:
Hình thái của vùng lỗ hàm dưới

Hình dạng của lỗ hàm dưới
Bảng 1: Phân bố hình dạng lỗ hàm dưới
Hình
Toàn
Từng bên
dạng bộ (n=80)
Ph
ải
(n=40)

Trái
(n=40)
p
Tròn

19
(23,75% )
9
(22,5%)
10
(25%)

Bầu
dục
61
(76,25%)
31
(77,5%)
30
(75%)

0,79
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (test 
2
, p>0,05)
Sự hiện diện và vị trí lỗ hàm phụ
+ Sự hiện diện lỗ hàm phụ
Bảng 2: Tỉ lệ xuất hiện lỗ hàm phụ
Từng bên Lỗ
hàm phụ
Toàn
bộ (n=80)
Ph
ải
(n=40
Trái
(n=40)
p
Có 26
(32,5%)
12
(30%)
14
(35%)

Không

54
(67,5%)
28
(70%)

26
(65%)
0,63

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (test 
2
, p>0,05)
+ Vị trí của lỗ hàm phụ
Bảng 3: Phân bố vị trí của lỗ hàm phụ theo tỉ lệ (xét trong 26 mặt có
lỗ hàm phụ)
V
ị trí
(n=41)
Số
lượng
Tỉ lệ
Trên
trước
3 (7,32 %)

Trên 16

(39,02%)

sau
Dưới
trước
5 (12,20%)

Dưới

sau
1 (2,44%)
Trên 2 (4,88%)
Dưới 0 (0%)
Trong
lỗ hàm dưới
14

(34,15
Hình dạng của lưỡi hàm
Bảng 4: Sự phân bố hình dạng lưỡi hàm
Hình
Toàn
Từng bên
dạng lư
ỡi
hàm
bộ (n=80)
Ph
ải
(n=40)
Trái
(n=40)
p
Loại
1
14
(17,5%)
10
(25%)

4
(10%)
Loại
2
12
(15%)
1
(2,5%)
11
(27,5%)
Loại
3
43
(53,75%)
24

(60%)
19
(47,5%)
Loại
4
11
(13,75%)
5
(12,5%)
6
(15%)
0,009

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (test

2
, p<0,05)






Vị trí lỗ hàm dưới
Các giá trị đo đạc
Bảng 5: Kết quả đo đạc trên xương
Từng bên
Toàn bộ (n=80)
Phải (n=40) Trái (n=40)
Giá
trị đo đạc

hiệu
Trung
bình (mm)
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình (mm)
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình (mm)

Đ
lệch
chuẩn
Lỗ
hàm dưới –
gờ ngoài b

AB

20,08

2,36 19,92 2,13 20,25

2,59
trước
Lỗ
hàm dưới –
g
ờ trong bờ
trước
AC

14,35

2,23 14,39 2,16 14,31

2,33
Chi
ều
rộng c

ành
lên
BD

35,01

2,75 34,98 2,73 35,03

2,81
Lỗ
hàm dưới -
Khuyết
sigma
AK

19,99

2,71 20,08 2,69 19,90

2,76
Chi
ều
cao cành
lên
KX

49,00

5,24 48,74 5,15 49,25


5,38
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (test t, p> 0.05).
Vị trí lỗ hàm dưới so với mặt nhai răng cối lớn dưới
Bảng 6: Sự phân bố vị trí lỗ hàm dưới so với mặt nhai răng cối lớn
dưới
Toàn
bộ
Từng bên

Lỗ
hàm dưới-
mặt nhai
(n=80)

Ph
ải
(n=40)
Trái
(n=40)

Trên 38
(47,5%)
16
(40%)
22
(55%)

Ngang
10
(12,5%)

6
(15%)
4
(10%)

Dưới 32
(40%)
18
(45%)
(35%)

0,40
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (test 
2
, p>0,05)
Các chỉ số về vị trí tương đối của lỗ hàm dưới
Bảng 7: Vị trí tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều trước sau và trên
dưới.
Từng bên Ch
ỉ số

hiệu
Toàn
bộ
(n=80
)
Phải
(n=40)
Trái
(n=40)

p
Lỗ
hàm dưới

-
Chiều
rộng
AB/BD

0,5745
± 0,0445
0,569
6 ± 0,0453
0,5768
± 0,0452
0,4
8

Lỗ
hàm dưới

AK/K
X
0,4091
± 0,0462
0,413
1 ± 0,0452
0,4052
± 0,0474
0,7

7
-
Chiều cao

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (test t, p>0,05)
BÀN LUẬN
Hình thái của vùng lỗ hàm dưới
Hình dạng của lỗ hàm dưới:
Chúng tôi chỉ ghi nhận hai dạng là hình bầu dục và hình tròn, với tỉ lệ
hình bầu dục chiếm đa số (76,25%) và sự phân bố về hình dạng lỗ hàm dưới
giữa bên phải và trái là tương đương nhau. Trong khi đó, một số tác giả
phân loại hình dạng của lỗ hàm dưới nhưng lại không đề cập đến tiêu chuẩn
đánh giá, như Jerolimov (1998)
(10)
nhận thấy

lỗ hàm dưới có dạng kéo dài
chiếm tỉ lệ nhiều nhất (45,7%), kế đến là dạng bầu dục (37%) và ít nhất là
hình tròn (17,3%); còn Lotric (1951) lại mô tả lỗ hàm dưới mở như khe hở
sâu và rộng (69%), mở như vết nứt chéo (24%) hoặc hẹp, sắc như một
đường kẻ (7%)… Sự khác biệt về hình dạng thường được lý giải là do sự
khác biệt về đặc tính di truyền của các dân tộc hay do chủ quan của người
quan sát cũng như hướng quan sát.
Sự hiện diện và vị trí lỗ hàm phụ
Các lỗ này được quan tâm do sự hiện diện của một số nhánh thần kinh
phụ qua lỗ gây ra những thay đổi trong việc phân bố cảm giác đến răng và
các cấu trúc giải phẫu khác, từ đó ảnh hưởng đến kết quả gây tê. Das và
cộng sự (2004) cho rằng lỗ hàm phụ có vai trò đối với sự lan rộng của khối u
sau xạ trị từ lớp vỏ xương đến tủy xương cũng như lan rộng nhiễm trùng,
ngoài ra còn ảnh hưởng đến phẫu thuật chỉnh hình hay tạo hình xương hàm

dưới cũng như cắm ghép Implant
(7)
.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ xuất hiện lỗ hàm phụ của người
Việt Nam khá cao, chiếm 32,5%, gấp đôi so với người Kenya, gấp bốn so
với người Zimbabwe.
Bảng 8: Tỉ lệ xuất hiện lỗ hàm phụ
Lỗ hàm phụ Tỉ lệ
Người Việt Nam

(nghiên cứu này)

32,5%
(toàn bộ)
Người Kenya
(Mwaniki
(14)
)
16%
(v
ị trí
trên,sau)
Ngư
ời Zimbabwe
(Mbajiorgu
(13)

7,5%
(v
ị trí

trên, sau)
Về vị trí lỗ hàm phụ, chúng tôi ghi nhận lỗ hàm phụ thường xuất hiện
ở vị trí trên sau và trong miệng lỗ hàm dưới (Bảng 3). Ở vị trí trên sau, các
lỗ phần lớn tập trung ở 1/2 dưới đường nối từ lỗ hàm dưới đến khuyết sigma.
Ngoài ra, chúng tôi còn phát hiện lỗ hàm phụ lỗ hàm phụ ngay miệng
lỗ hàm dưới nằm đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau thành chùm và lỗ ở phía
trước dưới ngay trên rãnh hàm móng gây gián đoạn rãnh. Có một điều thú vị
rằng, sự hiện diện của lỗ hàm phụ dường như làm giảm kích thước của lỗ
hàm dưới; những xương có lỗ hàm phụ thì kích thước lỗ hàm dưới nhỏ hơn
so với xương không có lỗ hàm phụ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận xét đơn
thuần mang tính chủ quan, cần được xác định thêm bởi các nghiên cứu khác
với mức độ chi tiết và qui mô hơn.

Hai lỗ hàm phụ ở trên sau so với lỗ hàm dưới
Hình dạng của lưỡi hàm
Nghiên cứu cho thấy loại 3 chiếm tỉ lệ nhiều nhất, 53,75% (Bảng 4),
đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Tuli và cộng sự
(19)
trên người Ấn Độ
thì loại 1 phổ biến nhất, chiếm 68,5%. Một nghiên cứu khác của Devir
(2)

cũng đánh giá trên người Ấn Độ lại cho rằng loại 2 và loại 3 là thường gặp
nhất. Sự khác biệt giữa các kết quả trên phản ánh nét đặc thù riêng của từng
chủng tộc. Tuy vậy, có một điểm chung là loại 4 luôn là loại có tỉ lệ thấp
nhất
Bảng 9: Sự phân bố hình dạng lưỡi hàm
Hình
dạng lư
ỡi

hàm
Loại
1
Loại
2
Loại 3

Loại 4

Ngư
ời
Việt Nam
(
nghiên c
ứu
này)
17,5%

15% 53,75%

13,75%

Ngư
ời
An Đ

(Tuli
và c
ộng sự)
(20)


68,5%

15,8%

10,9% 4,8%
Ngoài ra, khi khảo sát sự phân bố hình dạng lưỡi hàm giữa bên phải
và trái, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của các loại lưỡi hàm ở hai bên
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, không nhất thiết rằng trên cùng một
xương, lưỡi hàm hai bên đều có hình dạng giống nhau. Trong khi đó, Tuli
(19)

nhận xét rằng, đa số lưỡi hàm hai bên phải và trái đều giống nhau về hình
dạng, chỉ có 8 hàm (4,8%) là có sự khác biệt giữa hai bên.
Vị trí của lỗ hàm dưới
+ Theo chiều trước sau
- Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành
lên
Nghiên cứu cho thấy, khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ ngoài bờ
trước cành lên là 20,08 ± 2,36 mm và không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai bên (Bảng 5). Kết quả này phù hợp với các kết quả của
Mbajiorgu
(13)
, Mwaniki
(14)
(Bảng 10).
Cũng theo nghiên cứu, khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ trong bờ
trước cành lên là 14,35 ± 2,23 mm và không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai bên (Bảng 5). Giá trị này xấp xỉ các giá trị đo được của
Jerolimov

(10)
, Cook (Bảng 10).
Bảng 10: Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ
trước cành lên

×