Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

THỂ LỰC VÀ BỆNH TẬT CỦA THANH NIÊN KHÁM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.13 KB, 17 trang )

TÌNH TRẠNG THỂ LỰC VÀ BỆNH TẬT CỦA THANH NIÊN KHÁM
TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM
2001 VÀ 2006

Nguyễn Hồng Tảo*, Lê Vinh**
TÓM TẮT

Mục tiêu Xác định tình trạng sức khỏe, thể lực, và bệnh tật của thanh niên khám nghĩa vụ
quân sự năm 2006, và so sánh thể lực, chỉ số khối cơ thể với năm 2001.

Địa điểm Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả

Phương pháp Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thanh niên trong độ tuổi khám tuyển nghĩa
vụ quân sự đến khám tuyển tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trong hai năm 2001
(1085 người) và 2006 (751 người). Những dữ kiện thứ cấp được thu thập gồm tuổi, cân
nặng, chiều cao, vòng ngực, mạch, và huyết áp trung bình. Những số thống kê cần tính
gồm có chỉ số khối cơ thể, tỉ lệ các loại thể lực và bệnh tật, loại sức khỏe. So sánh các tỉ
lệ với phép kiểm chi bình phương, và các trung bình với phân tích phương sai.

Kết quả Đa số thanh niên có thể lực rất tốt (loại I) 55%, nhưng tỉ lệ có sức khỏe loại rất
tốt và tốt (loại I và II) chỉ có 6,16%. Đa số có thể lực theo chiều cao, cân nặng, vòng ngực
ở loại I (70-80%). Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn còn cao (30,63%), và đã có xuất
hiện tình trạng thừa cân và béo phì (8,6%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều
cao, cân nặng và vòng ngực giữa hai năm 2001 và 2006. Tình trạng dinh dưỡng năm
2006 là tốt hơn năm 2001, và tỉ lệ đạt thể lực năm 2006 là cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với năm 2001.

Kết luận: Sau 5 năm từ 2001, tình trạng thể lực và dinh dưỡng của thanh niên khám tuyển
nghĩa vụ quận sự tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai là tốt hơn, nhưng trung bình vòng


ngực lại kém hơn. Tỉ lệ mắc một số bệnh còn cao. Cần tăng cường công tác truyền thông
giáo dục sức khoẻ để cải thiện dinh dưỡng, rèn luyện thể lực, khám phát hiện và điều trị
sớm sau khi trúng tuyển.
ABSTRACT

PHYSICAL STATUS AND DISEASE PATTERN AMONG MALE CANDIDATES OF
MILITARY SERVICE AT TRANG BOM DISTRICT, DONG NAI PROVINCE IN
2001 AND 2006

Nguyen Hong Tao, Le Vinh

* Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 * Supplement of No 1 * 2007: 154 -159

Objective To identify the physical status, health status, and disease pattern among male
candidates of military service in 2006, and compare with those of 2001.

Setting Trang Bom district, Dong Nai province

Study design Descriptive cross-sectional study

Methods All 1085 candidates of 2001 and 751 of 2006 were included in the study.
Secondary data were extracted from individual health records, including age, weight,
height, chest circumference, heart rate, and mean blood pressure. Body mass index and
proportion of classes of physical status, disease, and health status were calculated. Chi
square and ANOVA tests were used for the comparison of proportions and means,
respectively.

Results The majority of candidates (55%) had very good physical status (class I), but
only 6.16% were classified as very good and good health status (class I and II). Seventy
to eighty percents of candidates had their weight, height, and chest circumference in class

I. The proportion of chronic energy deficiency was relatively high (30.63%), and 8.6%
were noted as overweight and obesity. The difference of height, weight, and chest
circumference between two years was statistically significant. Comparing between two
points of time, the nutritional status of 2006 was better, and the proportion of health
status meeting standard in 2006 was significantly higher than that of 2001.

Conclusion After a five years time since 2001, the military service candidates in Trang
Bom, Dong Nai were found to have better physical and nutritional status, but a lower
mean chest circumference. Some kinds of disease were still highly prevalent. To better
the status, it is necessary to strengthen health education in nutritional practices, physical
training, and provide early detection and treatment of illnesses after for those passing the
recruitment.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Ở mỗi quốc gia trên thế
giới, thanh niên đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Điều kiện tiên quyết để thanh niên có thể làm tốt vai trò của họ chính là sức khoẻ.
Nói một cách khác, thể lực của thanh niên là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu rất cần
được xã hội lưu tâm nhằm tạo ra một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý, điều kiện sống tốt
để tạo ra được một thế hệ thanh niên khoẻ mạnh, thông minh phụng sự đắc lực cho đất
nước. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của con người như
điều kiện sống, điều kiện làm việc, học hành, sức khỏe của cha mẹ, v.v. Các yếu tố trên
có liên quan chặt chẽ với nhau và quyết định sự phát triển của thể chất. Sự phát triển thể
chất ở người lớn được đánh giá dựa vào cân nặng, chiều cao, và vòng ngực trung bình.
Theo dõi chiều cao trung bình qua các thế hệ cho phép đánh giá tình trạng chăm sóc và
dinh dưỡng trong vòng 20 năm trước.

Theo hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975, người nam trưởng thành có chiều cao
trung bình 160 ± 0,48 cm; cân nặng trung bình 47 ± 3,3 kg; và vòng ngực trung bình 78 –

82 cm [2]. Sau 20 năm đổi mới kể từ năm 1986, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội, khẩu
phần ăn của người dân được cải thiện đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao và cân
nặng của thanh thiếu niên. Chiều cao trung bình của thanh niên nước ta ở thời điểm năm
2005 là 163,7 cm đối với nam, và 159 cm đối với nữ. Tuy nhiên, thể lực thanh thiếu niên
và người trưởng thành nước ta còn rất thấp so với khu vực và quốc tế [3], vì vậy, việc
nâng cao tầm vóc thể lực cho người Việt Nam hiện nay là rất quan trọng và rất cần thiết.

Tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trong những năm qua, công tác khám tuyển nghĩa
vụ quân sự (NVQS) nói chung đạt nhiều kết quả tốt, góp phần tuyển chọn thanh niên
nhập ngũ đạt chất lượng sức khoẻ. Qua những thông tin về tình trạng thể lực và sức khỏe
của thanh niên tham gia khám tuyển NVQS chúng ta cũng có thể hình dung một phần sự
phát triển thể lực của nam thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về
vấn đề này cho phép ta có cơ sở thực tế để đánh giá tình hình sức khoẻ của thanh niên tại
địa phương. Góp phần vào việc khảo sát thể lực và tình hình sức khỏe, nghiên cứu này
được thực hiện để trả lời câu hỏi “Ở thanh niên tuổi từ 18-25 khám tuyển NVQS tại
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2006, tình trạng sức khỏe, thể lực có đạt chuẩn qui
định hay không, các loại bệnh tật thường gặp là gì, và có sự khác biệt hay không giữa thể
lực của thanh niên khám NVQS năm 2006 với 2001?”
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả, với đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thanh niên
trong độ tuổi khám tuyển NVQS đến khám tuyển tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai,
trong hai năm 2001 (1085 người) và 2006 (751 người). Những dữ kiện thứ cấp được thu
thập gồm tuổi, cân nặng, chiều cao, vòng ngực, mạch, và huyết áp trung bình. Dữ kiện
được phân tích với phần mềm STATA phiên bản 8. Những số thống kê cần tính gồm có
chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index), tỉ lệ các loại thể lực và bệnh tật (dựa vào
bảng xếp loại bệnh tật chuẩn của Thông tư 12-13-14 Liên Bộ Y tế - Quốc phòng), loại
sức khỏe (căn cứ vào tình trạng thể lực và bệnh tật). So sánh các tỉ lệ với phép kiểm chi
bình phương, và các trung bình với phân tích phương sai.
KẾT QUẢ


Bảng 1. Phân loại thể lực và sức khoẻ năm 2006, tần số và (%)

Phân loại


Thể lực


Sức khỏe

Loại 1


413 (54,99)


7 (0,93)

Loại 2


243 (32,36)


40 ( 5,33)

Loại 3



78 (10,39)


225 (29,96)

Loại 4


13 (1,73)


267 (35,55)

Loại 5


3 (0,40)


171 (22,77)

Loại 6


1 (0,13)


41 (5,46)




Hình 1. Phân loại thể lực theo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình




















Bảng 2. Chỉ số khối cơ thể theo từng loại thể lực năm 2006, tần số và (%)



Loại thể lực


BMI


Gầy


Bình thường


Tiền béo phì


Béo độ I


Béo độ II

Loại 1


67 (16,22)


303 (73,37)


27 (6,54)


16 (3,87)



0 (0,00)

Loại 2


109 (44,86)


122 (50,21)


9 (3,70)


3 (1,23)


0 (0,00)

Loại 3


48 (61,54)


23 (29,49)


3 (3,85)



3 (3,85)


1 (1,28)

Loại 4


3 (23,08)


7 (53,85)


3 (23,08)


0 (0,00)


0 (0,00)

Loại 5


2 (66,67)


1 (33,33)



0 (0,00)


0 (0,00)


0 (0,00)

Loại 6


1 (100,00)


0 (0,00)


0 (0,00)


0 (0,00)


0 (0,00)

Tổng



230 (30,63)


456 (60,72)


42 (5,59)


22 (2,93)


1 (0,13)

Bảng 3. Chỉ số thể lực năm 2001 và 2006, trung bình ± độ lệch chuẩn, và (Khoảng tin cậy
95%)

Năm


Chiều cao (cm)


Cân nặng (kg)


Vòng ngực (cm)

2001



162,22 ± 5,61

(161,88-162,55)


51,62 ± 5,93

(51,26-51,97)


84,86 ± 4,53

(84,59-85,13)

2006


163,50 ± 5,20

(163,12-163,86)


52,64 ± 6,23

(52,19-53,09)


82,92 ± 4,42


(82,60-83,24)

P


0,00


0,00


0,00

Bảng 4. Chỉ số khối cơ thể năm 2001 và 2006, tấn số và (%)

Năm


BMI

Gầy


Bình thường


Tiền béo phì


Béo phì độ I



Béo phì độ II

2001


292 (26,91)


720 (66,36)


52 (4,79)


12 (1,11)


9 (0,83)

2006


230 (30,63)


456 (60,72)



42 (5,59)


22 (2,93)


1 (0,13)

* ÷2=16,83 p=0,00

Bảng 5. Tỉ lệ đạt thể lực phân bố theo nhóm tuổi của 2 năm 2001 và 2006, tần số và (%)




Thể lực đạt


P

Năm 2001







18 – 20 tuổi



443 (93,66)


0,81

21 – 27 tuổi


571 (93,30)




Năm 2006







18 – 20 tuổi


327 (98,20)


0,44


21 – 25 tuổi


407 (97,37)




Giữa 2 năm







2001


1014 (93,46)


0,00

2006


734 (97,74)





Bảng 6. So sánh tình hình bệnh tật của nam thanh niên khám NVQS với các nghiên cứu
khác

Tác giả

(Năm khảo sát)


Loại bệnh tật (%)

Mắt


TMH


RHM


Nội


Ngoại


TKTT



HL.DL

Nguyễn Minh Chí

(2001)


0,93


27,44


27,54


14,1


4,44


1,26


0,65

Phan Sĩ Long

(2003)



30,0


23,9


78,9


37,3


19,8


27,7


25,2

Nguyễn Hồng Tảo

(2001)

Nguyễn Hồng Tảo

(2006)



9,23


13,56


31,40


19,60


20,00


28,50


15,81



8,25


11,58


29,42



20,10


19,43


31,42


16,90

(Chú thích: TMH Tai Mũi Họng, RHM Răng Hàm Mặt, TKTT Thần kinh Tâm thần,
HLDL Hoa liễu Da liễu)

Đa số thanh niên có thể lực rất tốt (loại I) 55% và tốt (loại 2) 32,36%; thể lực loại kém và
rất kém chỉ chiếm 0,53%. Tỷ lệ thanh niên có sức khỏe loại rất tốt và tốt (loại I và II) là
6,16%; sức khỏe loại khá (loại III) là 35,39%, tương đương với sức khỏe loại trung bình
(loại IV) là 35,55% (Bảng 1). Đa số thanh niên khám tuyển NVQS có thể lực theo chiều
cao, cân nặng, vòng ngực ở loại I chiếm tỉ lệ từ 70 - 80% (Hình 1). Tỷ lệ thanh niên thiếu
năng lượng trường diễn còn cao 30,63%; đã có xuất hiện tình trạng thừa cân và béo phì
với tỉ lệ 8,6% (Bảng 2). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao, cân nặng và
vòng ngực ở thanh niên khám NVQS giữa hai năm 2001 và 2006 (Bảng 3). Kết quả so
sánh chỉ số BMI giữa hai năm 2001 và 2006 cho thấy tình trạng dinh dưỡng của thanh
niên khám NVQS năm 2006 là tốt hơn năm 2001 (Bảng 4). Tỉ lệ đạt thể lực năm 2006 là
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với năm 2001 (Bảng 5).
BÀN LUẬN

Chiều cao và cân nặng


Số liệu về chiều cao của người Việt nam từ năm 1975 –1985 không có sự thay đổi rõ rệt.
Trong 10 năm này, do hoàn cảnh đất nước vừa có chiến tranh vừa có hòa bình, sinh hoạt
và dinh dưỡng còn thiếu thốn, nên tầm vóc thể lực kém phát triển. Giai đoạn 1985 –1990
đến 2000 có xu hướng phát triển hơn, nhưng chưa ổn định. Điều này có thể giải thích do
hoàn cảnh đất nước hòa bình có nhiều thay đổi nên mức sống dần được nâng cao cùng
với sự cải thiện phần nào môi trường sống, nhưng mức độ và thời gian thay đổi chưa đủ
để có những biến đổi đáng kể về thể lực. Từ năm 1990 đến nay (2006) có sự tăng trưởng
về chiều cao khá hơn, chiều cao trung bình của nam thanh niên khám tuyển NVQS tại
huyện Trảng Bom, Đồng Nai năm 2006 nhìn chung có sự thay đổi tốt hơn so với năm
2001 (Bảng 3), và với thanh niên ở những thập niên 80 - 90 trước đây. Mặc dù chiều cao
so với trước đây chưa có sự vượt trội, nhưng chiều cao trung bình của nam thanh niên đã
đạt vượt tiêu chuẩn tối thiểu chiều cao của thể lực loại I trong bảng phân loại thể lực
chuẩn của liên bộ Y Tế - Quốc Phòng.

Về cân nặng trung bình của nam thanh niên huyện Trảng Bom, Đồng Nai qua khảo sát
này cho thấy có cải thiện và cao hơn so với những nghiên cứu của 15 năm trước đây. Cân
nặng trung bình của nam thanh niên đều đạt tiêu chuẩn cân nặng của thể lực loại I so với
bảng phân loại thể lực chuẩn là do đời sống về vật chất của nhân dân có khá hơn so với
thập niên trước. Trong nghiên cứu này cân nặng của thanh niên khám NVQS năm 2006
cao hơn năm 2001 (Bảng 3).

Vòng ngực

Vòng ngực trung bình của nam thanh niên khám NVQS từ 18-25 tuổi của huyện Trảng
Bom, Đồng Nai có sự thay đổi khá hơn so với vòng ngực trung bình của thanh niên của
những tác giả nghiên cứu trước đây [1] [4]. Điều này phù hợp với sự phát triển của cân
nặng trong nghiên cứu này, đã được lý giải trên đây là do những thành tựu phát triển kinh
tế của đất nước đã tác động tốt hơn vào mức sống của người dân, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, làm cải thiện đáng kể các chỉ số về nhân trắc của thể lực người Việt

Nam. Riêng vòng ngực trung bình năm 2006 nhỏ hơn năm 2001 (Bảng 3). Một nguyên
nhân có thể là với những điều kiện sống công nghiệp hiện nay, những vận động thể lực
như tập thể dục, chơi thể thao ở lứa tuổi trẻ đang giảm dần.

Tình trạng dinh dưỡng

Dựa vào khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới thì tình trạng thiếu cân, thiếu năng lượng
trường diễn của nam thanh niên khám NVQS tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai vẫn còn
cao, 30,63% (Bảng 2). Nguyên nhân có thể do mất cân đối về thành phần và chất lượng
trong khẩu phần ăn dẫn đến thiếu năng lượng so với nhu cầu năng lượng bình quân hằng
ngày, nhất là đối với lứa tuổi thanh niên và người lao động. Tỉ lệ thiếu năng lượng trường
diễn trong cộng đồng còn phản ánh tỉ suất phát triển dân số, ô nhiễm môi trường, chăm
sóc sức khỏe ban đầu của y tế cơ sở, cách chế biến lương thực, thực phẩm, kiến thức và
thực hành dinh dưỡng, kiến thức chăm sóc sức khỏe, đề phòng bệnh tật.

Tình trạng thể lực

So với một số nghiên cứu khác, thể lực chung của thanh niên khám tuyển NVQS tại
huyện Trảng Bom, Đồng Nai năm 2006 là tương đối ngang nhau. Riêng thể lực năm 2006
của thanh niên khám NVQS tại Trảng Bom là tốt hơn thể lực của năm 2001 (Bảng 5); đặc
biệt thể lực ở loại 1, 2 và 3 chiếm tỉ lệ (97,74%) cao hơn so với thể lực loại 1, 2 và 3 của
năm 2001, hơn nữa tỉ lệ thể lực ở loại 4, 5 và 6 thì rất thấp (2,26%). Kết quả thể chất của
thanh niên qua nghiên cứu này thể hiện sự phát triển khả quan và có chiều hướng gia tăng
tầm vóc thể lực chung trong cộng đồng.

Tình trạng sức khỏe và tình hình bệnh tật

Nam thanh niên khám tuyển NVQS từ 18-25 tuổi tại huyện Trảng Bom Đồng Nai trong
nghiên cứu này có tỉ lệ sức khỏe loại I, loại II và loại III thấp hơn của sức khỏe nam
thanh niên từ 18 – 27 khám NVQS năm 2001. Đa số nam thanh niên khám NVQS năm

2006 đạt sức khỏe loại III và IV (65,51%) (Bảng 1). Hầu hết các nhóm bệnh hiện có ở
nam thanh niên khám NVQS tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai đều có tỉ lệ tương đương
so với kết quả của những nghiên cứu trước đây. Tỉ lệ bệnh về mắt (9,23% và 8,25%) cao
hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Chí (0,93%) [1], nhưng lại thấp hơn nhiều so với
Phan Sĩ Long (30%) [4] (Bảng 6). Tỉ lệ các bệnh tai mũi họng (13,56% và 11,58%) thì
thấp hơn của Nguyễn Minh Chí và Phan Sĩ Long (27,44% và 23,90%) [1] [4]. Riêng tỉ lệ
bệnh răng hàm mặt thì tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Minh Chí [1], nhưng lại
thấp hơn rất nhiều so với Phan Sĩ Long (78,9%) [4]. Các nhóm bệnh còn lại thì tương
đương hoặc thấp hơn với nghiên cứu của Phan Sĩ Long nhưng lại cao hơn của Nguyễn
Minh Chí. Đặc biệt qua khảo sát so sánh thì nhận thấy cơ cấu bệnh tật của nam thanh
niên khám NVQS năm 2001 và 2006 của huyện Trảng Bom không thay đổi đáng kể.

Đây chỉ là một nghiên cứu bước đầu nhận định về thể lực, sức khỏe và bệnh tật của nam
thanh niên khám tuyển NVQS tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2006. Trong
tương lai cần có những nghiên cứu có hệ thống để đưa ra những kết luận chính xác và
toàn diện hơn. Để cải thiện và tăng cường thể lực sức khoẻ của nam thanh niên khám
tuyển nghĩa vụ quân sự huyện Trảng Bom, Đồng Nai, cần có kế hoạch tăng cường dinh
dưỡng, rèn luyện nâng cao thể lực, khám phát hiện và điều trị sớm sau khi trúng tuyển,
tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ để nâng cao kiến thức thực hành
dinh dưỡng.

×