Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM Ở MỘT MẪU DÂN SỐ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.78 KB, 36 trang )












RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM Ở
MỘT MẪU DÂN SỐ

RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM Ở MỘT MẪU DÂN SỐ


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ các triệu chứng và dấu chứng
của Rối Loạn Thái Dương Hàm (RLTDH), mối liên quan giữa các triệu
chứng và dấu chứng với tuổi và giới tính và xác định nhu cầu điều trị
RLTDH ở một mẫu dân số tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 1020 công nhân của một công ty
dệt, tuổi từ 18 đến 54 (363 nam và 657 nữ). Dữ liệu được thu thập bằng cách
hỏi đối tượng thông qua bản câu hỏi và khám lâm sàng.
Kết quả: Dựa theo kết quả của bản câu hỏi, 20,4% mẫu có ít nhất một
triệu chứng của RLTDH. Triệu chứng chiếm tỉ lệ nhiều nhất là đau đầu và
đau vùng cổ vai (9,4%). Đau tai chiếm 3,9% và đau vùng mặt chiếm 3,5%.
Theo kết quả khám lâm sàng, 50,8% mẫu có ít nhất một dấu chứng của
RLTDH. Dấu chứng được phát hiện nhiều nhất là tiếng kêu ở khớp với
39,1% (36,9% tiếng lụp cụp và 2,2% tiếng lạo xạo). 1,2% mẫu có đau cơ và


đau khớp chỉ chiếm 0,1%. Lệch hàm khi há miệng cũng là một dấu chứng
phổ biến (29,5%).
Kết luận: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ cũng như giữa các
nhóm tuổi về phân bố các triệu chứng và dấu chứng của RLTDH (p > 0,05).
Nhu cầu điều trị chiếm tỉ lệ rất thấp (0,7%).
ABSTRACT
PREVALENCE OF SIGNS AND SYMPTOMS OF
TEMPOROMANDIBULAR DISORDERS AMONG AN ADULT
POPULATION OF HO CHI MINH CITY
Ho Thi Ngoc Linh, Vo Dac Tuyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 2 - 2007:
122 – 127
Objectives: The aim of this survey was to estimate the prevalence of
signs and symptoms of temporomandibular disorders (TMD), differences
between sexes and age groups, and treatment needs in a sample of adult in
Ho Chi Minh city.
Method: The study sample was composed of 1020 employees of a
textile factory, age 18 to 54 (363 males and 657 females). Data were
collected through interview and clinical examination.
Result: On the basis of a questionnaire, one or more symptoms of
TMD were reported by 20.4% of the subjects. The most frequent symptom
was pain in the head and neck region (9.4%). Ear symptoms were present in
3.9% of the subjects, and facial pain in 3.5%. On clinical examination,
50.8% of the subjects displayed one or more signs of TMD. The most
common finding was joint sounds with 39.1% (36.9% clicking sounds and
2.2% crepitus). Muscle pain was reported by 1.2% of the subjects and joint
pain by only 0.1%. Deviation on opening was also a common finding
(29.5%).
Conclusion: No significant differences between males and females
and age groups could be found (p > 0.05) for any sign and symptom. The

need for treatment was low (0.7%).
MỞ ĐẦU

RLTDH là một thuật ngữ chung chỉ nhiều thể loại rối loạn khác nhau
liên quan đến hệ thống các cơ nhai và khớp thái dương hàm (TDH). Những
triệu chứng và dấu chứng lâm sàng thường gặp trong RLTDH là tiếng kêu ở
khớp TDH, há miệng giới hạn, lệch hàm dưới khi vận động hàm, đau ở
khớp, ở cơ nhai và cơ vùng cổ mặt.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu dịch tễ về RLTDH, hầu hết
đều cho rằng RLTDH tuy không phải là một vấn đề sức khỏe cộng đồng
nghiêm trọng nhưng lại là một dạng bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng,
tỉ lệ trung bình khoảng 50% đến 60% dân số có ít nhất một triệu chứng hoặc
dấu chứng của RLTDH. Các dấu chứng của RLTDH được phát hiện rất
nhiều nhưng đa số người dân thường không nhận thức được những triệu
chứng của mình. Tỉ lệ các triệu chứng thay đổi từ 21% đến 57% và các dấu
chứng từ 59% đến 80%. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan
giữa các triệu chứng và dấu chứng này với các yếu tố như tuổi và giới tính.
Mặc dù RLTDH khá phổ biến nhưng nhu cầu điều trị chung chiếm tỉ lệ rất
thấp, khoảng 2% hoặc ít hơn.
Ở nước ta hiện nay, RLTDH là một dạng bệnh lý khá phổ biến nhưng
vẫn chưa được người dân biết đến nhiều về các triệu chứng và dấu chứng
liên quan để có thể phát hiện và đi điều trị sớm, cũng như chưa được các Bác
sĩ RHM quan tâm đúng mức trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy đã có
một số công trình nghiên cứu về RLTDH, nhưng cho đến nay chưa có một
nghiên cứu nào đề cập đến tỉ lệ RLTDH chung trong cộng đồng và tỉ lệ phân
bố những triệu chứng và dấu chứng thường gặp của RLTHD. Do đó, nhằm
góp một phần nhỏ trong việc xác định tỉ lệ người có triệu chứng và dấu
chứng của RLTDH trong cộng đồng người Việt nói chung và cộng đồng cư
dân sống tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và góp phần xây dựng một
phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

với các mục tiêu sau:
Xác định tỉ lệ người có triệu chứng và dấu chứng của RLTDH.
Xác định tỉ lệ và sự phân bố các triệu chứng và dấu chứng lâm sàng
thường gặp trong RLTDH.
Xác định mối liên quan giữa các triệu chứng và dấu chứng của
RLTDH với tuổi và giới tính.
Xác định tỉ lệ nhu cầu điều trị RLTDH.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu thuận tiện gồm 1020 công nhân Công ty dệt Phong Phú với 363
nam và 657 nữ, tuổi từ 18 đến 54.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương tiện nghiên cứu
- Bản câu hỏi: được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu và
các nghiên cứu đi trước. Bản câu hỏi gồm 11 câu với câu trả lời “có” hay
“không”.
- Bộ dụng cụ khám lâm sàng gồm: bộ đồ khám, ống nghe, viết lông
dầu và thước đo.
Các bước thực hiện
- Huấn luyện người khám.
- Thu thập dữ liệu qua việc hỏi đối tượng và khám lâm sàng.
Hỏi đối tượng
Hỏi trực tiếp đối tượng thông qua bản câu hỏi nhằm phát hiện một số
triệu chứng liên quan đến RLTDH.
Triệu chứng là những rối loạn mà đối tượng cảm nhận được, bao gồm
đau vùng mặt, đau đầu, đau vùng cổ vai, các triệu chứng ở tai như đau tai, ù
tai và các triệu chứng khác là kẹt hàm, siết chặt hai hàm, nghiến răng.
Khám lâm sàng

Khám lâm sàng nhằm phát hiện các dấu chứng liên quan đến RLTDH.
Dấu chứng là những gì mà người khám phát hiện được qua thị chẩn,
ấn chẩn và ống nghe, đó là những thay đổi hoặc khác biệt so với chức năng
bình thường của hệ thống nhai, bao gồm: đau khớp khi ấn chẩn, tiếng kêu ở
khớp, đau cơ nhai và cơ vùng cổ vai khi ấn chẩn, há miệng giới hạn, lệch
hàm khi há miệng, giới hạn vận động đưa hàm sang bên và giới hạn vận
động đưa hàm ra trước.
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS for Windows
Version 10.05.
Sử dụng test Chi – Square để so sánh sự khác biệt giữa nam và nữ và
sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong sự phân bố các triệu chứng và dấu
chứng của RLTDH.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tỉ lệ người có triệu chứng và dấu chứng của RLTDH
Kết quả nghiên cứu cho thấy 60,5% mẫu có ít nhất một triệu chứng
hoặc dấu chứng của RLTDH, trong đó 20,4% có ít nhất một triệu chứng và
50,8% có ít nhất một dấu chứng.
Một số nghiên cứu dịch tễ học RLTDH của các tác giả trên thế giới ở
nhóm tuổi tương ứng cho kết quả cao hơn: Helkimo (1974), 57% có ít nhất
một triệu chứng và 88% có ít nhất một dấu chứng của RLTDH; Swanljung
(1979), 58% có ít nhất một triệu chứng và 86% có ít nhất một dấu chứng của
RLTDH; Pullinger (1988), 39% có triệu chứng và 59% có dấu chứng của
RLTDH.
Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với kết quả của De Kanter (1993),
21,5% có triệu chứng và 44,5% có dấu chứng của RLTDH.
Về tỉ lệ giữa triệu chứng và dấu chứng của RLTDH, các dấu chứng
được phát hiện khi khám lâm sàng nhiều hơn gấp đôi các triệu chứng do đối
tượng thuật lại, kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả trên thế giới. Solberg cho rằng: “Các dấu chứng và triệu chứng

của RLTDH rất phổ biến trong dân số và các dấu chứng lâm sàng được phát
hiện rất nhiều hơn so với các triệu chứng do bệnh nhân thuật lại, điều này
chứng tỏ sự nhận thức của người dân về những triệu chứng của mình còn rất
thấp”.
Tỉ lệ các triệu chứng và dấu chứng của RLTDH
Biểu đồ 1: Tỉ lệ các triệu chứng của RLTDH
Biểu đồ 1 cho thấy triệu chứng đau đầu và đau vùng cổ vai chiếm tỉ lệ
nhiều hơn hẳn, các triệu chứng ở tai như đau tai, ù tai cũng chiếm tỉ lệ khá
cao so với những triệu chứng khác. Các triệu chứng này có thể liên quan với
RLTDH nhưng cũng có thể là biểu hiện của một dạng bệnh lý khác. Ngoài
ra, vì mẫu nghiên cứu là công nhân của công ty dệt, phải làm việc trong môi
trường ồn ào và căng thẳng nên dễ mắc các triệu chứng này, làm tăng tỉ lệ
bệnh ở mẫu nghiên cứu.
Biểu đồ 2: Tỉ lệ các dấu chứng của RLTDH
Biểu đồ 2 cho thấy trong tất cả các dấu chứng của RLTDH được ghi
nhận ở nghiên cứu, dấu chứng lâm sàng được phát hiện nhiều nhất là tiếng
kêu ở khớp, kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu khác. Tỉ lệ
tiếng kêu ở khớp là 39,1%, trong đó tiếng lụp cụp chiếm 36,9% và tiếng lạo
xạo chiếm 2,2%.
Ở nghiên cứu của Võ Đắc Tuyến (1991) trên 40 bệnh nhân đến khám
và điều trị RLTDH tại Khoa RHM – Trường ĐHYD TP.HCM, tiếng kêu ở
khớp được phát hiện nhiều nhất khi khám lâm sàng, chiếm tỉ lệ 75%, trong
đó tiếng kêu lụp cụp chiếm 70% và tiếng kêu lạo xạo chiếm 5%.
Sự phân bố các triệu chứng và dấu chứng theo giới tính
Bảng 1: Sự phân bố các triệu chứng của RLTDH theo giới tính
Triệu chứng

Nam

Nữ


p
SL %

SL %
Đau vùng mặt

17 4,7

19 2,9

ns
Đau đầu

27 7,4

69 10,5

ns
Đau cổ, vai

33 9,1

63 9,6

ns
Đau tai, ù tai

16 4,4


24 3,7

ns
Kẹt hàm

3 0,8

4 0,6

ns
Siết chặt 2 hàm

1 0,3

4 0,6

ns
Nghiến răng

7 1,9

9 1,4

ns
ns: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05
Bảng 2: Sự phân bố các dấu chứng của RLTDH theo giới tính
Dấu chứng

Nam


Nữ

p
SL %

SL %
Tiếng kêu

139 38,3

260 39,6

ns
Đau cơ

2 0,6

10 1,5

ns
Há miệng hạn chế

5 1,4

21 3,2

ns
Há miệng lệch

108 29,8


193 29,4

ns
Giới hạn sang phải

9 2,5

17 2,6

ns
Giới hạn sang trái

6 1,7

16 2,4

ns
Giới hạn ra trước

36 9,9

65 9,9

ns
ns: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05
Bảng 1 và bảng 2 cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ
trong sự phân bố các triệu chứng và dấu chứng của RLTDH (p > 0,05). Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Helkimo (1974) và Sorberg
(1979) khi cho rằng các triệu chứng và dấu chứng của RLTDH phân bố đều

theo tuổi và giới tính.
Tuy nhiên, gần như tất cả các nghiên cứu sau này đều cho rằng nữ
chắc chắn có tỉ lệ các triệu chứng và dấu chứng của RLTDH nhiều hơn nam,
thường tỉ lệ này là 2:1. Đặc biệt, ở nghiên cứu của Võ Đắc Tuyến (1991)
trên mẫu là bệnh nhân bị RLTDH, tỉ lệ nam:nữ là 1:5,5.
Ở nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê nhưng rõ ràng là nữ có tỉ lệ các triệu chứng và dấu chứng nhiều
hơn nam. Do đó, không thể kết luận chắc chắn rằng các triệu chứng và dấu
chứng của RLTDH phân bố đều theo giới tính vì có thể do mẫu nghiên cứu
là mẫu thuận tiện và cỡ mẫu chưa đủ lớn để có thể nhận thấy được sự khác
biệt.
Sự phân bố các triệu chứng và dấu chứng theo tuổi
Bảng 3: Sự phân bố các triệu chứng của RLTDH theo tuổi
Triệu chứng

< 25 tuổi

25 - 45 tuổi

> 45 tuổi

p
SL %

SL %

SL %
Đau vùng mặt

5 2,6


28 3,6

3 6,3

ns
Đau đầu

17 8,8

67 8,6

12 25,0

*
Đau cổ, vai

12 6,2

73 9,4

11 22,9

*
Đau tai, ù tai

4 2,1

29 3,7


7 14,6

*
Kẹt hàm

1 0,5

5 0,6

1 2,1

ns
Siết chặt 2 hàm

4 2,1

1 0,1

0 0

×