Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Luận văn: Thiết kế phân xưởng sản xuất màng mỏng PVC năng xuất 4100 tấn/năm chương 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.87 KB, 20 trang )

Chương 5: Qui Trình Công Nghệ

QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ

Chương 5

Để sản xuất màng PVC người ta thường sử dụng 3 phương pháp đùn,cán thổi.
Phương pháp đùn :Dùng máy đùn trục vít thực hiện các chức năng nhập liệu, nhựa
hoá, lọc và tạo hình,làm nguội ,cuốn sản phẩm.
Phương pháp thổi :Giống như phương pháp đùn nhưng khác ở chổ phương pháp này
cho ra moat quả bóng không khí kéo dài thành ống với bề dày như yêu cầu nhờ các
con lăn với kích thước và tốc độ quay khác nhau.Sau đó là các quá trình ghép, cắt và
làm nguội và cuốn màng.
Phương pháp cán :Ra đời thế kỹ 19, ngày nay công nghệ cán được ứng dụng khắp thế
giới khoảng chừng 95% công nghệ cán là PVC công nghệ cán thích hợp cho sản xuất
số lượng lớn màng PVC tốc độ cao
Bảng so sánh các công nghệ
Tham biến

Các công nghệ
calender

calenderette

extrucder

Giá trị mỗi công nghệ 30

7-22

7



Điều khiển độ dày%

+/-5

+/-4

+/-10

Tốc độ (vòng/h)

500 -80000

500 -1500

500 - 1000

Thuận lợi

Tốc độ cao linh hoạt

Độ chính xác tốt

Giá thấp

Giá thấp

Tính quan học tốt

Tốc độ thấp ,không

có tính linh hoạt

Tốc độ thấp,sự giảm
cấp vật liiệu

Khó khăn

Giá cao

Từ bảng so sánh trên đã chỉ ra rằng công nghệ cán được lựa chọn khi tốc độ cao đòi
hỏi độ trong ít hoàn hảovà trong quá trình một hoặc đôi khi hai bề mặt được in vân
nỗi trong dây chuyền cán.
Vậy nên ta chọn công nghệ cán
5.1.SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
5.1.1Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống máy cán :
Hình 1.3.Sơ đồ qui trình công nghệ máy cán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
Ba silo bột PVC(tầng
trệt)
Silo CaCO3
Hai silo PVC
(tầng 3)
(tầng 3)


Hầm dầu DOP
Hai bồn dầu DOP
(tầng 3)

Ba bồn chất ổn
định (tầng 3)

Cân DOP
Cân bột PVC,
CaCO3

Phụ
gia

Cân chất ổn
định
Máy trộn A

Máy trộn B
Máy nấu

Máy nghiền A
Máy nghiền B
Máy lọc
Máy cán
Hệ thống trục take
off
Ép vân
Dàn giải nhiệt
(Precooling;cooling 1, 2, 3 )

Dàn quấn
Bán thành phẩm
phẩmphẩm
Thành phẩm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Kiểm tra, đóng
gói

6

Màu


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
5.1.2.Mô tả quy trình
a. Chuẩn bị nguyên liệu
– Bột PVC từ các bao nguyên liệu ở kho được đưa qua các silo chứa sau đó được
hút lên trên cao để đưa vào một silo chứa khác chuẩn bị cho việc cân nguyên
liệu tự động. Có 2 bồn chứa PVC.
– Epoxy, độn CaCO3, dầu DOP, màu, phụ gia trợ gia công,… được đưa lên trên vào
các bồn chứa bằng thang máy. Có 3 bồn chứa chất ổn định, 1 bồn chứa độn
CaCO3 và 2 bồn chứa DOP.
Nguyên liệu màu, phụ gia được cân chuẩn bị trước (các góimàu)
b.Cân
– Trước tiên các nguyên liệu gồm các thành phần khác nhau sẽ được cân theo
đúng thành phần khối lượng ghi trong đơn pha chế. Khi công việc cân hoàn tất,
nguyên liệu được cho vào thiết bị trộn.
c.Trộn

– Các nguyên liệu gồm thành phần khác nhau (không trộn màu do nếu có màu ta
phải vệ sinh máy trộn cao tốc mỗi khi đổi màu) sẽ được trộn trong máy trộn siêu
tốc để tạo hổn hợp phân bố đồng nhất. Kết thúc quá trình trộn, hổn hợp được đưa
vào máy trộn kín (máy nấu).
d.Nhựa hóa sơ bộ
– Toàn bộ hổn hợp từ máy trộn sẽ cho vào máy luyện kín, đồng thời cho thêm màu
vào. đây nguyên liệu được trộn để tạo sự phân tán tốt đồng nhất. Các hạt nhựa
bắt đầu chảy ra và kết thành khối với thành phần đồng nhất trong cả khối. Kết
thúc quá trình nhựa hóa, khối vật liệu được chuyển sang máy cán hai trục.
e.Nhựa hóa hoàn toàn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
– Khối vật liệu từ máy trộn kín sẽ tiếp tục được cán trộn ở máy cán hai trục.khối
vật liệu được cán để tạo sự đồng nhất hoàn toàn dạng tấm,nhựa bắt đầu chuyển
dần sang thể keo.Sau khi qua hai máy cán A và B thì nhựa ở dạng thể keo hoàn
toàn.keo sau đó sẽ được chuyển sang máy lọc.
f.Lọc
– Keo sau khi cán sẽ được băng tải đưa vào máy lọc để loai bỏ tạp chất khỏi keo
tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sảm phẩm. Tiếp theo keo sẽ được chuyển
cho máy cán 4 trục.
g.Cán định hình
– Keo sẽ được cán trên máy cán 4 trục (có dạng chữ L ngược). Được định hình
thành dạng tấm mỏng với kích thước nhất định trước khi ra khỏi máy cán.
– Tùy theo độ dày mỏng của sản phẩm sản xuất (N1, N2, …) mà ta điều chỉnh khe
trục cho phù hợp.
h.Xuất liệu (Take_off)

– Sau khi ra khỏi máy cán 4 trục màng sẽ được đưa ra ngoài qua hệ thống trục xuất
liệu(hình vẽ).Sau đó sẽ qua bộ phận in hoa.
i.p vân
– Bộ phận ép vân gồm có hai trục: Một trục vân và một trục cao su. Hai trục này
sẽ in lên bề mặt màng vân của trục vân, trục vân được làm lạnh bằng nước lạnh.
Khi ép vân màng sẽ được làm nguội và định hình.
j.p nguội
Sau khi qua trục in vân, màng sẽ được tiếp tục định hình làm nguội với các trục làm
lạnh. Mục đích của công đoạn này là làm hóa bền để ổn định hình dáng và kích
thước.
LUẬN VĂN TỐT NGHIEÄP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
k.Cắt biên, quấn cuộn


Màng với kích thước ổn định sau khi qua hệ thống làm nguội sẽ được cắt biên
theo đúng kích thước sản phẩm yêu cầu và được quấn cuộn.Kết thúc quá trình
này ta thu được màng mỏng không in hoa (bán thành phẩm ) hoặc thành phẩm
được đóng gói, dán nhãn đầy đủ.
Hình 1.4 Bảng vẽ kỹ thuật dây chuyền công nghệ cán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6



Chương 5: Qui Trình Công Nghệ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
GIẢI THÍCH QUY TRÌNH
5.1.3.Cân


Nguyên tắc cân:

– Nguyên liệu khô cân riêng và nguyên liệu ướt cân riêng.
– Cân đúng trình tự.
– Đảm bảo độ chính xác cao.



Quy trình cân :
Cân khô

– PVC từ bồn chứa trên cao sẽ được xả xuống cân. Khi đủ trọng lượng yêu cầu,
van tự động được khoá lại. Lượng cân xong sẽ được cho vào phểu chứa 1.
– Chất độn cũng từ bồn trên cao được xả xuống cân và lượng cân xong sẽ được cho
vào phểu chứa 2.
– Tại các phểu chứa, nguyên liệu được xả vào máy trộn siêu tốc. Phểu chứa sẽ
được trang bị thêm một vít khuấy (như hình vẽ). Phểu này làm nhiệm vụ tải vật
liệu đi dễ dàng hơn, tránh hiện tựơng tạo vòm (gây không chảy được), vón cục

của vật liệu.


Cân ướt :

– Đầu tiên DOP, epoxy(từ bồn chứa), màu (dạng paste) lần lược được cân. Sau khi
cân đủ lượng, mỗi loại sẽ được xã vào cùng phểu chứa.
– Tại phểu chứa hổn hợp được khuấy trộn sơ bộ và được tải vào máy trộn siêu tốc
bằng vít khuấy.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
Hình 1.5.Phiểu chứa hỗn hợp được trộn khuấy sơ bộ

5.1.4.Trộn Siêu Tốc:


Các nguyên liệu sau khi cân được cung cấp cho máy trộn siêu tốc để trộn các
loại vật liệu và phụ gia với nhau. Mục tiêu của công đoạn này là đạt được sự phân
bố đồng nhất trong toàn khối vật liệu.
Hình 1.6.Biểu hiện sự phân bố tốt



Đặc Điểm Công Nghệ


– Quá trình trộn được thực hiện trong buồng kín, có cánh khuấy quay với tốc độ
cao.
– Các thiết bị này đa số khác nhau ở phần tử trộn (cánh khuấy). Cánh khuấy có thể
có dạng mái chèo, dạng lưỡi xẻng, dạng xoắn, …
– Các thùng trộn phần lớn có cấu tạo hai lớp để có thể nung nóng và làm nguội.
Ứùng với từng trạng thái của nguyên liệu, chất phụ gia mà người ta sử dụng thiết
bị trộn sao cho phù hợp. Ví dụ: với PVC thì trong quá trình trộn cần duy trì
khoảng 120 0C ). Mục đích là để nhựa bắc đầu nóng lên sẽ giúp cho quá trình
LUẬN VĂN TỐT NGHIEÄP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
trộn kín sẽ dễ dàng đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên tránh bị vón cục do quá
nhiệt.
Hình .1.7.Máy trộn siêu tốc.


Thông Số Gia Công

– Tốc độ ro to: 460 – 920 v/ph
– Nhiệt độ buồng trộn: 80 – 100 0C
5.1.5.Trộn Kín (Nhựa hóa sơ bộ):


Tiếp theo quá trình trộn siêu tốc hổn hợp được cung cấp cho máy trộn kín để
nhựa hoá sơ bộ (làm chảy nhựa ) .Mục tiêu của quá trình này là làm hổn hợp chảy
ra,kết thành khối và đạt được sự phân tán đồng nhất trong toàn khối cả về chất lẫn
nhiệt độ.




Đặc Điểm Công Nghệ

– Quá trình trộn xảy ra trong buồng kín có các trục trộn , với điều kiện nhiệt độ và
áp suất cao .
– Nắp buồng trộn được đậy kín bằng một búa áp lực.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
– Quá trình trộn được thực hiện nhờ tác động quay ngược chiều của các trục trộn
tạo cơ chế cuộn ép .
– Quá trình phân tán xảy ra chủ yếu ở giữa vùng đỉnh trục và vách buồng trộn
– Hai trục quay với vận tốc khác nhau tạo nên một tỷ tốc .Sự khác biệt này là để
một trục kéo vật liệu ra khỏi trục kia và làm sạch vật liệu khỏi vùng này.
Hình 1.8.Trục vít buồng trộn



Thông Số Gia Công

– Nhiệt độ vách buồng trộn : 140 0C – 160 0C
5.1.6.Cán trộn (nhựa hóa hoàn toàn):



Sau khi trộn kín khối nhựa được nhả xuống máy cán 2 trục để tiếp tục hoàn tất
quá trình nhựa hoá. Mặc dù được trộn ở cường độ cao, tuy nhiên trộn kín làm giảm
cấp polyme rất lớn, truyền nhiệt trong toàn khối khó và chủ yếu là do nhiệt ma sát

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
nội hơn nữa còn phải qua máy cán 2 trục để cán tấm. Do đó việc hoàn tất công
đoạn nhựa hoá (thể keo) được làm trên máy cán 2 trục sẽ hiệu quả hơn.



Đặc Điểm Công Nghệ .
Tại máy cán A:

– Sau khi ra khỏi máy cán A khối nhựa chuyển sang dạng tấm và vật liệu ở trạng
thái keo, biểu hiện là mặc tấm keo bóng láng. Ngoài ra keo không được quá nhớt
để tránh đứt keo.
– Trong quá trình cán bắt buộc phải cắt đảo (nhờ một dao cắt và một piston đảo).
Mục đích cắt đảo trước hết là để di chuyển nhựa qua dầu kia máy cán. Thứ hai là
để đảo trộn tạo sự đồng nhất trong vật liệu. Nếu không cắt đảo, ngoại trừ không
di chuyển được vật liệu, còn tạo một lớp keo chết (không có hiệu quả cán trộn)
tại lớp sát mặt trục do không có dòng chảy bán kính.


Tại máy cán B : Về đặc điểm công nghệ, máy cán B cũng tương tự như máy
cán A . Ngoài ra còn một số đặc điểm sau:


– Sau khi ra khỏi máy cán B tấm keo phải có bề mặc bóng láng, màu sắc đồng
nhất, không có vệt màu, có độ trong ,mặc cắt của tấm keo màu sắc phải đồng
nhất. Ngoài ra keo không được quá nhớt để tránh đứt keo.
Hình 2.0.Cấu tạo trục cán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ

5.1.7.Lọc:


Keo được lọc trên máy đùn. Được ép với áp xuất qua lưới lọc để lọc tạp chất.
Keo ra ở đầu tạo hình được vắt lên băng tải để cung cấp cho máy cán 4 trục.



Mục tiêu của công đoạn này

– Lọc sạch các hạt nhựa chưa chảy, các chất bẩn và các mảnh cứng kim loại …
Ngoài ra lượng keo lọc ra phải đủ cung cấp cho máy cán 4 trục.


Đặc Điểm Công Nghệ

– Ép đùn là một phương pháp tạo hình liên tục, năng suất cao. Gồm các bộ phận

chính là trục vít xylanh lưới lọc và đầu tạo hình được làm bằng thép chống ăn
mòn.
– Hệ số ma sát của vật liệu với trục vít phải lớn hơn so với xylanh để có thể tải vật
liệu về phía trước. Đôi khi xy lanh còn được làm nguôi để làm tăng ma sát với
vật liệu.
– Trục vít được thiết kế cho mục đích lọc có chiều dài ngắn, tỷ lệ L/D khoảng từ
5-6 (D khoảng từ 200 -350 mm). Lý do là vì đầu vào của máy nhựa đã ở thể keo
do đó đoạn vít làm chảy nhựa là không cần. Lý do thứ hai là để tránh thời gian
lưu trú của nhựa quá lâu làm giảm cấp polyme.
– Máy gồm có hai cụm tạo hình và lọc, giúp cho quá trình thay lưới nhanh chóng.
đầu này vừa tháo ra đầu kia được ráp vô liền, thời gian thay lưới khoảng 5 phút.
Trứơc khi thay lưới máy cần tăng cường cung cấp keo cho máy cán 4 trục để bù
vào khoảng thiếu hụt trong thời gian thay lưới.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
Hình 2.1.Cấu tạo máy lọc



Thông số gia công

– Nhiệt độ: 150 – 160 0C
– Vận tốc quay : 45 – 60 v/ph
– Hệ số nén ép: 0.7 – 1
5.1.8.Cán 4 Trục



Dải keo vào máy cán sẽ được rải đều trên cặp trục đầu tiên tạo nên một dải
dọc theo trục cán. Dải keo này sẽ hình thành nên một lớp màng thô dưới tác dụng
nén ép của cặp trục đầu tiên .màng sẽ tiếp tục đi vào khe giữa trục đỉnh - giữa, tại
đây một dải keo nhỏ hơn được hình thành và tấm màng được làm mỏng và nới
rộng ra. Cũng như vậy, tại khe giữa trục giữa và trục đáy màng được định hình lần
cuối về chiều rộng và chiều dày trước khi ra khỏi máy cán.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ



Đặc Điểm Công Nghệ .

– Là công nghệ tạo hình tấm liên tục bằng máy cán 4 trục có dạng chữ L ngược
(như hình vẽ ). Các trục làm bằng thép cứng, có bề mặc láng bóng và có lỏi rổng
dùng để cung cấp nhiệt (bằng hơi nước, dầu nóng hoặc điện).
– Màng được cán ở tốc độ cao, máy cán 4 trục chỉ làm nhiệm vụ chính là cán định
hình. Do đó nguyên liệu khi cấp vào máy phải ở nhiệt độ cao xấp xỉ nhiệt độ gia
công.
– Trong quá trình cán, phía trước khe của mổi cặp trục sẽ hình thành các cuộn
nhựa dư (do khe trục hẹp dần từ trên xuống dưới). Cuộn nhựa có hình dạng
không đều dọc trục (to ở giữa nhỏ hai bên hoặc to hai bên nhỏ ở giữa) cho thấy
khe trục ở phí trên không đều. Còn cuộn nhựa có hình dạng khá đều (như con

lươn) cho thấy khe trục phía trên là rất đều. Ngoài ra nếu cuộn nhựa to quá sẽ
làm nhựa lưu trú lâu ở đây, tạo nên mất đồng nhất vật liệu.
– Trong quá trình gia công màng mỏng, viêc cấp nhiệt phải cao hơn màng dày. Vì
lượng nhiệt tích tụ trong màng mỏng thấp dễ bị mất nhiệt ra môi trường, còn
màng dày lượng nhiệt tích tụ nhiều, truyền nhiệt kém nên không ảnh hưởng
nhiều. Do đó nhiệt độ gia công của màng mỏng phải cao hơn màng dày.
– Khi xuất màng ra khỏi máy cán, đường biên tách màng với trục cán tốt nhất là
dạng đường thẳng. Nếu đường này không thẳng, nó cho thấy màng bị kéo căn
LUẬN VĂN TỐT NGHIEÄP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
không đều, làm ảnh hưởng độ đồng đều của màng. Một trong những nguyên
nhân là nhiệt độ gia công quá cao làm độ nhớt của màng thấp, cơ tính giảm và
gây nên hiện tượng trên.
Hình 2.2.Cấu tạo máy cán 4 trục

5.1.9.Xuất Liệu:
Tấm màng được lấy ra khỏi máy cán bởi một hệ thống các trục xuất liệu. Tấm
màng đến từ trục sau cùng của máy calender có kích thước quá khổ vì khe trục của
máy cán 4 trục không thể nhỏ như độ dày của tấm màng. Nên các trục xuất liệu sẽ
làm nhiệm vụ kéo căng màng đến độ dày mong muốn trước khi dẩn qua hệ thống
in vân. Cái này làm giảm đến 2/3 độ dày màng được kéo căng từ 30 -150 % khi nó
được tách ra khỏi trục cán sau cùng bởi một các trục xuất liệu (ít nhất là 2 trục ).
Do đó việc thiết kế và vận hành các trục xuất liệu sẽ tác động đến độ co, độ bằng
phẳng, độ đồng đều và độ dày của màng PVC.
Hình 2.3.Tục xuất liệu


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ

5.1.10.In Vân – Làm Láng:
Để tạo vân hoa giống như da hoặc các bề mặc khác. Tấm màng sẽ đi qua khe
giữa tổ chức của trục thép và trục cao su. Áùp lực của trục cao su sẽ tạo cho màng
PVC có tổ chức giống như tổ chức bề mặc của trục thép. Trường hợp màng không
cần in vân thì trục take_off sẽ được làm lạnh, màng từ đáy trục cán ra trục
take_off sẽ được làm lạnh định hình cho sản phẩm không vân có hai mặt đều láng
(thường sản phẩm là màng trong), hay sản phẩm hai mặt láng. Sản phẩm không
vân và vân láng có kí hiệu như nhau là vân 00, được gọi là vân láng (00).
Hình 2.4.Trục in vân làm láng.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ

5.1.11.Làm Lạnh:
Việc làm nguội được thực hiện trên dàn làm nguội gồm nhiều trục có lõi rỗng
để dẫn nước làm mát. Màng sẽ được dẫn lần lược qua mặt trên và mặt dưới của
các trục làm lạnh để màng nó về nhiệt độ phòng. Việc dẫn màng lần lược qua các
mặc trên và dưới của trục làm nguội sẽ làm cho màng nguội đều cả hai mặc. Xen
kẻ với các trục làm lạnh là các trục vải để thấm dầu còn bám trên bề mặt màng.

Tốc độ các trục là tăng dần để kéo căng, tạo độ phẳng láng cho sản phẩm.
Hình 2.5.Hệ thống làm lạnh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
5.1.12.Cắt biên - Quấn cuộn:
Để tạo độ phẳng cho tấm màng trước khi quấn, màng được kéo căng bằng một
trục cao su cong (như hình vẽ). Trục này tạo ra lực kéo giửa tâm màng lớn hơn ở
hai biên làm cho màng không bị chùn ở giữa. Sau đó màng được cắt biên theo
đúng kích thước và quấn trên dàn quấn gồm có hai trục quay cùng chiều như hình
vẽ.
Hình 2.6.Cấu tạo bộ phận cắt biên quấn cuộn

5.2.Qui Tình Công Nghệ In Hoa
3.4.2 Quy Trình Công Nghệ In Bông
Hình 2.7.Sơ đồ qui trình công nghệ in bông.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ
Quy trình công nghệ in hoa
Hình 2.8.Máy in hoa


Nhiệm vụ của hệ thống là tạo vân, bông trên bề mặt của màng PVC.
_ Hệ thống in hoa có thể in hoa được 3 màu mực với các lần in nối tiếp nhau (3 trục
in).
_ Cấu tạo của hệ thống như hình vẽ trên và nó hoạt động như sau:
Màng nhựa PVC được dẫn qua các trục kéo để kéo căng màng sau đó cho qua
in hoa ( chỉ in một mặt) với màu mực thích hợp. Tiếp theo màng được dẫn qua bộ
phận sấy để làm khô mực in, nhiệt độ sấy khoảng 60÷700C và tiếp tục qua các trục
dẫn kéo căng đến trục cuộn màng.
_ Các thông số cần nắm của máy in bông :
+ Vmàng in bông = 1000 ÷1100 RPM
+ Vmàng bìa sổ = 400÷500 RPM
+ Nhiệt độ sấy khoảng 900C

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6


Chương 5: Qui Trình Công Nghệ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

6



×