Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ LIỀU DUY NHẤT CỦA ITRACONAZOLE VÀ FLUCONAZOLE TRONG ĐIỀU TRỊ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.24 KB, 25 trang )

SO SÁNH HIỆU QUẢ LIỀU DUY NHẤT CỦA
ITRACONAZOLE VÀ FLUCONAZOLE TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
LANG BEN


TÓM TẮT
Đặt vấn đe: Bệnh lang ben do vi nấm ái mỡ Malassezia furfrur gây ra.
Đã có nhiều phương-pháp điều trị lang ben, nhưng tỉ lệ tái phát còn cao.
Mục tiêu nghiên cứu: để đánh giá hiệu qủa và độ an toàn của điều trị
liều duy nhất itraconazole (400 mg) and fluconazole (450 mg) trong điều trị
bệnh lang ben.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mở. Bệnh nhân được
chia làm 2 nhóm.Triệu chứng lâm sàng, chiếu đèn Wood và xét nghiệm soi
tươi vi nấm được thực hiện trước điều trị và 1, 2, 3, 4, 6 tháng sau điều trị.
Kết quả: Có 72 bệnh nhân tham gia, trong đó có 5 người bỏ cuộc.
Nhóm 1: 33 bệnh nhân được điều trị bằng itraconazole, nhóm 2 : 34 bệnh
nhân điều trị bằng fluconazole. 72,73% bệnh nhân trong nhóm 1 và 73,53%
trong nhóm 2 có kết qủa chiếu đèn Wood và soi tươi với KOH âm tính sau 6
tháng điều trị. Tỉ lệ tái phát trong nhóm là 9,06% và nhóm 2 là 8,82%.
Kết luận: Điều trị liều duy nhất với itraconazole hoặc fluconazole đều
có hiệu qủa khá tốt. Không có tác dụng phụ nặng nào xảy ra.
ABSTRACT
Background: Pityriasis versicolor is a superficial infection of stratum
corneum by the lipophilic fungus Malassezia furfur. There were a lot of
methods of treat ment, but relapse rate of pityriasis versicolor are still high.
Objective: This study was designed to assess and compare the
efficacy, safety of single doses of itraconazole (400mg) and fluconazole
(450 mg) in the treatment of pityriasis versicolor in drug - addicts.
Method: The patients were divided into two groups in this open
study.Clinical sympotms and signs, mycologic examinations (potassium
hydroxide preparation) and Wood’s light were performed before treatment,


and at month 1, 2, 3, 4 and 6 after treatment.
Results: 72 patients were enrolled into this open, clinical trial, but 5
of them were drop-outs. 33 patients in itraconazole group (group 1) and 34
patients in fluconazole group (group 2). 72,73% patients in group 1 and
73,53% patients had negative Wood’s lamp and KOH examiations at 6
months after treatment. The relapse rate of group 1 and group 2 were 9,06%
và 8,82% in respectively.
Conclusion: Both single oral doses of itraconazole and fluconazole
were effective in the treatment of pityriasis versicolor. No any severe side
effects were observed in both treatments.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lang ben (Pityriasis versicolor) là một trong những bệnh da phổ
biến. Ở vùng nhiệt đới tỉ suất hiện mắc có khi lên đến 40% - 50% (10). Bệnh do
vi nấm Malassezia furfur gây ra. Đây là một loại nấm men ưa mỡ, thường trú ở
lớp sừng của da, dễ phát triển khi có các yếu tố thuận lợi như tăng tiết bã nhờn,
tăng độ ẩm ướt của bề mặt da.
Việc chẩn đoán thường dễ dàng nhờ những biểu hiện đặc trưng của
bệnh. Tuy nhiên việc điều trị lại rất thay đổi. Những loại kháng nấm dùng tại
chỗ thường được chỉ định khi số lượng thương tổn ít, diện tích thương tổn
nhỏ và ở những vị trí dễ bôi. Một trong những hạn chế chính của thuốc bôi
trong bệnh lang ben là không bao trùm hết được các dát hay các thương tổn
vô hình. Đó cũng là lý do khiến bệnh lang ben dễ tái phát hơn khi chỉ dùng
điều trị tại chỗ. Trái lại, các loại kháng nấm đường toàn thân có chỉ định
rộng rãi cho hầu hết các trường hợp bệnh, cho đáp ứng điều trị tốt hơn, tỉ lệ
tái phát ít hơn. Tuy nhiên những thuốc kháng nấm mới thường có giá thành
cao, nếu điều trị dài ngày sẽ gây tốn kém và dễ gây tác dụng phụ cho người
bệnh.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá
hiệu quả của hai phác đồ điều trị lang ben liều duy nhất, từ đó đề nghị một
phác đồ hợp lý để điều trị bệnh lang ben, sao cho vừa hiệu quả, vừa giảm chi

phí và an toàn cho người bệnh, đặc biệt có thể áp dụng cho người nghiện ma
túy có hoặc không nhiễm HIV.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng
Bệnh nhân lang ben đang lao động tại trung tâm cai nghiện Nhị Xuân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên.
Chiếu đèn Wood dương tính.
Xét nghiệm cận lâm sàng: Soi tươi cho kết quả vi nấm dương tính.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Trẻ em < 16 tuổi
Bệnh nhân mới điều trị nấm cách đây 6 tháng.
Bệnh nhân có tiền sử viêm gan hoặc đang bị viêm gan.
Bệnh nhân không hợp tác trong và sau điều trị
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
tThử nghiệm điều trị mở
Cách tiến hành
Khám và làm bệnh án đầy đủ tất cả các bệnh nhân theo mẫu
chung.Trong đó chú ý tính chất thương tổn như màu sắc, vẩy mịn, diện tích
thương tổn.Chụp hình thương tổn trước và sau điều trị. Chiếu đèn Wood, lấy
mẫu gửi soi tươi KOH 10%
Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm
· Nhóm 1: Itraconazole
· Nhóm 2: Fluconazole
Đánh giá kết quả:
Bệnh nhân tái khám và đánh giá kết quả sau điều trị 1 tháng, 2 tháng,
3 tháng, 4 tháng và 6 tháng, dựa vào:Lâm sàng, xét nghiệm

Tiêu chuẩn khỏi bệnh
- Về lâm sàng: thương tổn hết vẩy, màu da trở lại bình thường hoặc
gần bình thường, hết triệu chứng cơ năng
- Chiếu đèn Wood âm tính
- Xét nghiệm: Soi tươi với KOH 10%: vi nấm âm tính
- Kết luận khỏi bệnh khi soi đèn (-) và soi tươi KOH 10 % (-)
Áp dụng thống kê
Áp dụng phần mềm thống kê EPI INFO 2002
KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhân lang ben: 72.
Có 5 trường hợp không theo dõi được do chuyển trường. Số còn lại là
67 trường hợp, trong đó
1. Nhóm 1 được điều trị với itraconazole: 33 bệnh nhân.
2. Nhóm 2được điều trị với fluconazole: 34 bệnh nhân.
Giới
100% là nam.
Tuổi
- Nhóm 1: Nhỏ nhất: 16 tuổi, lớn nhất: 37 tuổi.Trung bình: 23,58
tuổi.Thường gặp: 16-30 tuổi có 31 trường hợp, chiếm 93,94%.
- Nhóm 2: Nhỏ nhất là 17 tuổi, lớn nhất: 42 tuổi. Trung bình: 26,26
tuổi. Thường gặp: 17-30 tuổi có 27 trường hợp, chiếm 79,41%.
Trình độ văn hóa
Đa số là cấp 1 và 2 :Nhóm 1: 24 trường hợp (72,72%). Nhóm 2: 25
trường hợp (73,52%)
Tình trạng nghiện ma túy
Tất cả các trường hợp đều nghiện heroin, bằng đường hút hoặc chích.
Hầu hết sau một thời gian hút người nghiện chuyển qua đường chích.
- Nhóm 1: 27 bệnh nhân nghiện chích, chiếm 81,82%.
- Nhóm 2: 27 bệnh nhân nghiện chích, chiếm 79,41%.
Thời gian nghiện ma túy thay đổi từ dưới 1 năm đến trên 5 năm, đa số

từ 1- < 3 năm. Trong đó Nhóm 1 có 22 bệnh nhân, chiếm 66,67% và Nhóm
2 có 23 bệnh nhân, chiếm 67,65%.
Thời gian mắc bệnh lang ben
- Nhóm 1: Ngắn nhất: 0,5 tháng, lâu nhất: 84 tháng, trung bình: 8,7
tháng.Thường gặp: 3-12 tháng (59,3%).
- Nhóm 2: Ngắn nhất: 1 tháng,
lâu nhất: 120 tháng,
trung bình: 34,5 tháng.
Thường gặp: 3-12 tháng (61,76%).
Số lần mắc bệnh lang ben
Trên 50% các trường hợp là lang ben tái phát, trong đó:
- Nhóm 1: có 18 trường hợp, chiếm 55,55%
- Nhóm 2: có 18 trường hợp, chiếm 52,94%
Triệu chứng cơ năng
Ngứa nhẹ đến vừa nhất là lúc đổ mồ hôi, chiếm đa số:
- Nhóm 1: 32 trường hợp, chiếm 96,97%
- Nhóm 2: 31 trường hợp, chiếm 91,18%
Sang thương da
Vẩy mịn: 100% có vẩy mịn.
Dát chiếm 100% trường hợp.
- Nhóm 1: dát màu trắng 31 trường hợp,
màu nâu đen: 1 trường hợp
và màu hồng: 1 trường hợp.
- Nhóm 2: dát màu trắng 31 trường hợp,
màu nâu đen: 2 trường hợp
và màu hồng: 1 trường hợp
Vị trí
Thường gặp nhất ở ngực và lưng. Phân bố vị trí thương tổn ở 2 nhóm
như sau:
Bảng 1: Vị trí các sang thương da

Nhóm 1 Nhóm 2
Vị
trí
N

T
ỷ lệ
(%)
N

T
ỷ lệ
(%)
Mặt 7

21,21
6

17,64
Cổ 9

27,27
3

8,82

Ng
ực
25
75,75

25
73,52
Lưng

30
90,91
33
97,05
Bụng

3

9,09

2

5,88

Tay 9

27,27
2

5,88

Đùi 3

9,09

0


0
So P> 0,05
sánh
Số lượng sang thương
- Nhóm 1: Ít nhất một sang thương, nhiều nhất 41 sang thương.Trung
bình 14 sang thương
- Nhóm 2: Ít nhất một sang thương, nhiều nhất 42 sang thương.Trung
bình 13 sang thương
Diện tích sang thương
- Nhóm 1: Nhỏ nhất: 4 cm
2
,
lớn nhất: 70 cm
2
,
trung bình: 20,47cm
2
.
Thường gặp: 10-39 cm
2
(75,76%).
- Nhóm 2: Nhỏ nhất: 3 cm
2
,
lớn nhất: 70 cm
2
,
trung bình: 21,94 cm
2

.
Thường gặp: 10-39 cm
2
(76,47%).
Chiếu đèn Wood trước điều trị:
Dương tính 100%.
Soi trực tiếp với KOH 10% trước điều trị
Dương tính 100%.
Hiệu quả điều trị
Lâm sàng
+ Triệu chứng cơ năng
Sau 6 tháng đa số hết triệu chứng ngứa khi ra mồ hôi hoặc khi lao
động ở môi trường nắng nóng (nhóm 1: 87,87%, nhóm 2:88,23%).
- Sang thương da
Bảng 2: Thay đổi sang thương da sau điều trị
Sau 1
tháng
Sau 2
tháng
Sau
3
tháng
Sau 4
tháng
Sau 6
tháng
Nhóm

Nhóm


Nhóm

Nhóm

Nhóm

S
ang
thương
da
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(

N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
H
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
ết 0 0 4 5 6 6 5 6 4 5
C
òn
1
3
1
4
9
9

7
8
8
8
9
9
T
ổng
cộng
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
S

o sánh
P=0,88

P=
0,94
P=0,82

P=0,95

P=0,94

- Tình trạng vẩy mịn
Bảng 3: Tình trạng vẩy mịn sau điều trị
Sau 1
tháng
Sau 2
tháng
Sau 3
tháng
Sau 4
tháng
Sau 6
tháng
Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm


Nhóm

V
ẩy mịn

1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)

1
(
N)
2
(
N)
Sau 1
tháng
Sau 2
tháng
Sau 3
tháng
Sau 4
tháng
Sau 6
tháng
Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

V
ẩy mịn

1

(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
H

ết
2
7
2
8
2
5
2
6
2
7
2
7
2
5
2
6
2
5
2
6
C
òn
6
6
8
8
6
7
8

8
8
8
T
ổng
cộng
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
S
o sánh
(P)
0,95 0,95 0,81 0,95 0,95

Chiếu đèn Wood
Bảng 4: Kết quả chiếu đèn Wood
Sau 1
tháng
Sau 2
tháng
Sau 3
tháng
Sau 4
tháng
Sau 6
tháng
Nhóm
Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

C
hiếu
đèn
W
ood
1
(
N)
2

(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
Â
m tính
2
7

2
8
2
5
2
6
2
5
2
6
2
4
2
6
2
4
2
5
D
ương
tính
6
6
8
8
8
8
9
8
9

9
T
ổng
cộng
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
S
o sánh
0,8 0,95 0,95 0,93 0,94
(P)
Soi tươi với KOH
Bảng 5: Kết quả soi tươi với KOH

Sau 1
tháng
Sau 2
tháng
Sau 3
tháng
Sau 4
tháng
Sau 6
tháng
Nhóm
Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

S
oi tươi
với
KOH
1
(
N)
2
(
N)
1

(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
1
(
N)
2
(
N)
A
m tính
2
7
2
8
2

5
2
6
2
5
2
6
2
5
2
6
2
4
2
5
D
ương
tính
6
6
8
8
8
8
8
8
9
9
T
ổng

3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
3
3
3
4
cộng
S
o sánh
P=0,8

P=
0,95
P=0,9
5
P=0,9

6
P=0,9
4
Như vậy: Ở nhóm 1 có 3 ca tái phát, chiếm 9,06%.
Ở nhóm 2 có 3 ca tái phát, chiếm 8,82 %.
Tác dụng phụ
- Nhóm 1: không ghi nhận tác dụng phụ.
- Nhóm 2: 01 trường hợp buồn nôn, chiếm tỉ lệ 2, 94%.P > 0,05
BÀN LUẬN
Giới
Do tính chất của trung tâm cai nghiện hầu hết là nam nên 2 nhóm
nghiên cứu cùng có 100% số bệnh nhân là giới nam.
Về tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tình trạng nghiện ma túy, tình
trạng các bệnh da đi kèm, triệu chứng cơ năng, thời gian và số lần mắc bệnh
lang ben, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Điều trị lang ben trước đó
Đa số bệnh nhân tự điều trị, chiếm 66,67% trong nhóm 1 và 64,71%
trong nhóm 2. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm (P=0,87).
Triệu chứng cơ năng
Ngứa là triệu chứng cơ năng duy nhất, chiếm đa số (96,97% trong
nhóm 1 và 91,18% trong nhóm 2, P= 0,63). Mức độ ngứa từ nhẹ đến vừa và
chủ yếu xảy ra khi đổ mồ hôi. Điều này cũng phù hợp do các bệnh nhân
thường xuyên lao động ngoài nắng hoặc trong môi trường nóng bức.
Sang thương da với 100% trường hợp là dát, trong đó màu trắng (giảm
sắc tố) chiếm đa số (93,94% trong nhóm 1 và 91,18% trong nhóm 2, P=0,94).
Và 100% trường hợp đều có vẩy mịn khi cạo sang thương. Điều này phù hợp
với y văn: sang thương da trong bệnh lang ben trong hầu hết các trường hợp là
dát giảm sắc tố hoặc màu nâu có vẩy mịn
(2,5,10)
.

Vị trí sang thương
Sang thương tập trung chủ yếu ở lưng (90,91% trong nhóm 1 và
97,05% trong nhóm 2), ngực (75,75% trong nhóm 1 và 73,52% trong nhóm
2), kế đến là mặt, cổ, tay và bụng. Điều này hoàn toàn phù hợp với y văn và
một nghiên cứu lang ben trước đây của chúng tôi
(7,2,3,5,10)
. Phân bố vị trí sang
thương ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).
Số lượng sang thương
Thay đổi từ 1 - 69, nhưng đa số các trường hợp có 1-19 sang thương
(chiếm 75,76% trong nhóm 1 và 76,47% trong nhóm 2). Sự khác biệt về số
lượng sang thương giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (P= 0,84).
Diện tích sang thương thường khá lớn, trung bình khoảng 20,47 cm
2

(nhóm 1) và 21,94 cm
2
(nhóm 2). Thường gặp từ 10-39 cm
2
(75,75% trong
nhóm 1 và 76,47% trong nhóm 2), điều này có thể do thời gian mắc bệnh
khá dài và do bệnh nhân điều trị không đúng cách khiến sang thương da tiếp
tục phát triển. Sự khác biệt về diện tích sang thương giữa hai nhóm không có
ý nghĩa thống kê (F= 0,05; P= 0,83).
Chiếu đèn Wood và soi dưới KOH 10% dương tính trong 100%
trường hợp được chọn. Chiếu đèn Wood dương tính thường phù hợp với xét
nghiệm soi tươi và có giá trị trong chẩn đoán xác định bệnh lang ben
(1,3)
.
Kết quả điều trị

Sau 1 tháng
Tỉ lệ hết triệu chứng cơ năng là 90,91% trong nhóm 1 và 88,24%
trong nhóm 2. Hết sang thương da trong 60,61% các trường hợp ở nhóm 1
và 58,82% ở nhóm 2. Hết vẩy mịn chiếm 81,82% trong nhóm 1 và 82,35%
trong nhóm 2. Chiếu đèn Wood và soi tươi âm tính trong 81,82% trường hợp
ở nhóm 1 và 82,35% ở nhóm 2. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê (P> 0,05). Chiếu đèn Wood phù hợp với kết quả soi tươi.
Dựa vào chiếu đèn Wood và soi tươi để kết luận khỏi bệnh, kết quả
sau 1 tháng của chúng tôi cũng phù hợp với Bhogal và cộng sự (4)
Sau 2 tháng
Tỉ lệ hết triệu chứng cơ năng là 84,85% trong nhóm 1 và 85,29%
trong nhóm 2. Hết sang thương da trong 72,73% các trường hợp ở nhóm 1
và 75,76% ở nhóm 2. Hết vẩy mịn chiếm 75,76% trong nhóm 1 và 76,47%
trong nhóm 2. Chiếu đèn Wood và soi tươi âm tính trong 75,76% trường hợp
ở nhóm 1 và 76,47% ở nhóm 2. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Chiếu đèn Wood phù hợp với kết quả soi tươi.
- Sau hai tháng điều trị có 2 trường hợp (6,06%) trong nhóm 1 và 2
trường hợp (5,88%) trong nhóm 2 tái phát với biểu hiện lâm sàng, đèn Wood
dương tính và cận lâm sàng dương tính.
Sau 3 tháng
Tỉ lệ hết triệu chứng cơ năng là 87,88% trong nhóm 1 và 88,24%
trong nhóm 2. Hết sang thương da trong 78,79% các trường hợp ở nhóm 1
và 76,47% ở nhóm 2. Hết vẩy mịn chiếm 81,82% trong nhóm 1 và 79,41%
trong nhóm 2. Chiếu đèn Wood và soi tươi âm tính trong 75,76% các trường
hợp ở nhóm 1 và 76,47% ở nhóm 2, như vậy có 2 trường hợp tái phát ở mỗi
nhóm. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Sau ba tháng tỉ lệ hết sang thương da và hết vẩy mịn tăng lên, nhưng kết
quả chiếu đèn Wood và soi với KOH vẫn không thay đổi so với sau hai tháng.
Chứng tỏ sự hồi phục sắc tố và hết vẩy không có giá trị đặc hiệu để đánh giá
kết quả điều trị.

Sau 4 tháng
Tỉ lệ hết triệu chứng cơ năng là 84,85% trường hợp trong nhóm 1 và
85,29% trong nhóm 2. Hết sang thương da trong 75,76% các trường hợp ở
nhóm 1 và 76,47% ở nhóm 2. Hết vẩy mịn chiếm 75,76% trong nhóm 1 và
76,47% trong nhóm 2. Chiếu đèn Wood và soi tươi âm tính trong 75,76%
các trường hợp ở nhóm 1 và 76,47% ở nhóm 2, như vậy có 2 trường hợp tái
phát ở mỗi nhóm. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (P >
0,05).
Sau 6 tháng
Tỉ lệ hết triệu chứng cơ năng là 87,88% trường hợp trong nhóm 1 và
88,24% trong nhóm 2. Hết vẩy mịn chiếm 75,76% trong nhóm 1 và 76,47%
trong nhóm 2. Hết sang thương da trong 72,73% các trường hợp ở nhóm 1
và 73,53% ở nhóm 2. Chiếu đèn Wood và soi tươi âm tính trong 72,73% các
trường hợp ở nhóm 1 và 73,53% ở nhóm 2, như vậy có 3 trường hợp tái phát
ở mỗi nhóm (tỉ lệ 9,06% và 8,82%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05).
- Sau sáu tháng tỉ lệ khỏi bệnh ở nhóm 1 là 72,73%, tỉ lệ thất bại là
27,27%, trong đó tỉ lệ tái phát là 9,06%, tỉ lệ khỏi bệnh ở nhóm 2 là 73,53%, tỉ
lệ thất bại là 26,47%, trong đó tỉ lệ tái phát là 8,82%.
- Kết quả điều trị của chúng tôi cũng phù hợp so với nghiên cứu của
một số tác giả khác như Kose O là 72% (itraconazole 400mg liều duy nhất),
Faergemann J là 74% (với fluconazole 400mg liều duy nhất), Bhogal CS và
cộng sự là 82,2% (với fluconazole 400mg liều duy nhất)
(4,7)
.
Kết quả này thấp hơn so với điều trị kéo dài nhiều ngày: Faergemann
J và cộng sự là 92% (với itraconazole 200mg/ngày x 5 ngày), del Palacio
Hernanz A và cộng sự là 83,3% (với itraconazole 200mg/ngày x 5 ngày),
hoặc theo Fitzpatric T B và cộng sự
(6)

.
Với điều trị liều duy nhất thì các thuốc thuộc nhóm triazole cho kết
quả tốt hơn, trong đó fluconazole thường cho tỉ lệ điều trị khỏi cao hơn. So
với điều trị dài ngày thì fluconazole hoặc itraconazole liều duy nhất cho kết
quả bằng hoặc kém hơn, tuy nhiên điều trị liều duy nhất có nhiều ưu điểm.
Có thể nêu lên một số những ưu điểm rõ ràng là điều trị liều duy nhất có giá
trị kinh tế hơn (thường trên 1,5 lần), tiết kiệm thời gian hơn, ít tác dụng phụ
hơn và bệnh nhân hợp tác tốt hơn.
Theo dõi các đặc điểm lâm sàng sau điều trị cho thấy những biểu hiện
cơ năng và vẩy mịn trên sang thương da không hoàn toàn phù hợp với kết
quả chiếu đèn Wood và soi tươi. Có một số trường hợp còn bệnh nhưng
không ngứa, trái lại một số bệnh nhân khác dù sang thương da sạch vẩy và
cạo tìm vi nấm âm tính nhưng vẫn ngứa khi nắng nóng hoặc khi đổ mồ hôi.
Một số trường hợp tuy hết vẩy mịn nhưng chiếu đèn Wood và cạo tìm vi
nấm vẫn dương tính. Duy chỉ có hết sang thương da là phù hợp với kết quả
với chiếu đèn Wood và soi tươi với KOH. Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng đèn Wood và
hoặc soi tươi với KOH như một phương pháp để chẩn đoán và theo dõi kết
quả điều trị lang ben
(1,2,4,7)
.
- So sánh về thời gian mắc bệnh giữa tỉ lệ khỏi bệnh và thất bại ở mỗi
nhóm, chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có thời gian mắc
bệnh dưới 24 tháng với nhóm có thời gian mắc bệnh từ 25 tháng trở lên (P<
0,05; OR= 2,06). Điều này có thể do thời gian mắc càng lâu vi nấm càng
thích nghi với môi trường và có sức đề kháng với điều trị.
- So sánh diện tích sang thương giữa tỉ lệ khỏi bệnh và thất bại ở mỗi
nhóm: chúng tôi thấy cũng có sự khác biệt giữa nhóm có diện tích < 30 cm
2


và nhóm có diện tích từ 30 cm
2
trở lên (P < 0,05; OR= 2,21). Điều này cho
thấy diện tích sang thương càng lớn thì tỉ lệ thất bại càng cao. Có thể ở bệnh
nhân có diện tích sang thương lớn sức đề kháng của cơ thể kém hơn, hoặc do
dòng vi nấm có độc lực cao gây bệnh.
- So sánh về thời gian mắc bệnh giữa tỉ lệ không tái phát và tái phát ở
mỗi nhóm, chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa nhóm
có thời gian mắc bệnh dưới 24 tháng với nhóm có thời gian mắc bệnh từ 25
tháng trở lên (tỉ lệ tái phát cao). Điều này cho thấy thời gian mắc càng lâu thì
tỉ lệ tái phát càng cao.
- So sánh diện tích sang thương giữa tỉ lệ không tái phát và tái phát ở
mỗi nhóm: chúng tôi thấy cũng có sự khác biệt (p < 0,05) giữa nhóm có diện
tích < 30 cm
2
và nhóm có diện tích từ 30 cm
2
trở lên (tỉ lệ tái phát cao). Điều
này cho thấy diện tích sang thương càng lớn thì tỉ lệ tái phát càng cao.
Tình trạng tái phát trong bệnh lang ben liên quan chủ yếu đến sức đề
kháng của cơ thể đối với vi nấm Malassezia spp. Thời gian theo dõi sau điều
trị càng dài càng ghi nhận nhiều trường hợp tái phát
(4)
. Nghiên cứu này cho
thấy một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến tái phát là thời gian mắc
bệnh lâu và diện tích sang thương lớn, điều này phù hợp với một nhận xét
trước đây của chúng tôi
(7)
. Ngoài ra, tuổi (< 30) và vị trí sang thương (cổ,
ngực, bụng) cũng có thể là những yếu tố nguy cơ gây tái phát, và nguy cơ

càng cao nếu càng có nhiều yếu tố trên
(7)
. Tái phát cũng phụ thuộc vào các
yếu tố khác như cơ địa tiết bã, nhiều mồ hôi, phụ thuộc vào loại điều trị (ví
dụ điều trị bằng thuốc bôi có tỉ lệ tái phát cao hơn điều trị toàn thân). Theo
Partap R và cs, tỉ lệ tái phát còn phụ thuộc vào sự hiện diện của M. furfur ở
vùng da quanh sang thương (perilesional skin)
(9)
.
Do tỉ lệ tái phát cao và thường gặp nên vấn đề điều trị phòng ngừa tái
phát rất quan trọng. Cả ketoconazole, itraconazole và fluconazole đều có nhiều
hứa hẹn trong việc điều trị phòng ngừa tái phát.
-Tác dụng phụ: Tác dụng phụ không đáng kể (2,94% trong nhóm 2)
và thường nhẹ và thoáng qua.Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa 2 nhóm (P > 0,05). Chứng tỏ thuốc itraconazole và fluconazole với điều
trị liều duy nhất rất an toàn. Điều này cũng phù hợp với kết quả của nhiều
công trình nghiên cứu về itraconazole hoặc fluconazole liều duy nhất hoặc
điều trị ngắt quãng
(4,7)
.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua điều trị lang ben liều duy nhất và theo dõi sáu tháng chúng tôi
đưa ra những kết luận và kiến nghị sau:
- Thuốc itraconazole và fluconazole đều có tác dụng khá tốt. Hiệu quả
điều trị của itraconazole (72,73% khỏi bệnh) tương đương với fluconazole
(73,53% khỏi bệnh). Với liều duy nhất, thuốc itraconazole và fluconazole
cho tác dụng phụ rất ít và thường là nhẹ, thoáng qua. Itraconazole cho tỉ lệ
tái phát tương đương với fluconazole
- Nguy cơ tái phát trong bệnh lang ben khá cao. Thời gian mắc bệnh
càng dài, diện tích sang thương càng lớn tỉ lệ tái phát càng cao.

- Có thể sử dụng itraconazole hoặc fluconazole liều duy nhất để điều
trị bệnh lang ben trong cộng đồng. Tuy nhiên cần nghiên cứu phác đồ liều
duy nhất với số lượng bệnh nhân lớn hơn, thời gian theo dõi dài hơn để đánh
giá đầy đủ về nguy cơ gây tái phát và các biện pháp phòng ngừa tái phát.

×