Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

đề cương thanh tra môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.24 KB, 15 trang )

Đề cương thanh tra môi trường
a) Thanh tra là một trong những phương thức thực hiện chức năng quản lý của Nhà Nước Nội dung
cơ bản của quản lý nhà nước bao gồm 3 mặt thống nhất chặt chẽ với nhau: Ban hành quyết định quản
lý; tổ chức, phân công, chỉ đạo việc thực hiện các quyết định quản lý; và kiểm tra việc thực hiện các
quyết định quản lý. thanh tra là một trong ba mặt thống nhất của quản lý (hiểu theo nghĩa rộng), là
một khâu không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước trong toàn bộ các hoạt động liên quan đến
việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng thì thanh tra,
kiểm tra là một khâu không thể thiếu. b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp
chế, ngăn ngừa, phát triển và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật để xây dựng xã hội Một trong
những nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ một cách
tuyệt đối, đồng thời hệ thống pháp luật cũng phải hoàn chỉnh để đảm bảo pháp luật được thực hiện.
Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá được việc chấp hành pháp luật đồng thời phát hiện các quy định
pháp luật chưa hoàn thiện để tạo cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. 2
c)Hoạt động thanh tra do nhà nước thực hiện và có hệ thống văn bản pháp lý đi kèm .Có hệ thống tổ
chức được xây dựng để thực hiện quyền thanh tra 2
2. Trình bày cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước ở nước ta hiện nay và cho biết hoạt động
thanh tra nhà nước về môi trường ở cấp xã hiện nay đang được quy định và thực hiện như thế nào? 4
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 10
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành 12
1. Hãy phân tích tại sao hoạt động thanh tra là hoạt động mang thẩm quyền
nhà nước.
Thẩm quyền nhà nước là quyền lực của nhà nước để xem xét đánh giá quyết
định một vấn đề nào đó.
Nói hoạt động thanh tra là hoạt động mang tính thẩm quyền nhà nước bởi lẽ:
a) Thanh tra là một trong những phương thức thực hiện chức năng quản lý
của Nhà Nước
Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước bao gồm 3 mặt thống nhất chặt
chẽ với nhau: Ban hành quyết định quản lý; tổ chức, phân công, chỉ
đạo việc thực hiện các quyết định quản lý; và kiểm tra việc thực hiện
các quyết định quản lý.


thanh tra là một trong ba mặt thống nhất của quản lý (hiểu theo nghĩa
rộng), là một khâu không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước
trong toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các chức
năng của Nhà nước về đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng thì
thanh tra, kiểm tra là một khâu không thể thiếu.
b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế,
ngăn ngừa, phát triển và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật để
xây dựng xã hội
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy
nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nội dung của
nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ một
cách tuyệt đối, đồng thời hệ thống pháp luật cũng phải hoàn chỉnh để
đảm bảo pháp luật được thực hiện.
Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá được việc chấp hành pháp luật
đồng thời phát hiện các quy định pháp luật chưa hoàn thiện để tạo cơ
sở xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được ghi nhận trong các văn bản pháp
luật về thanh tra
c)Hoạt động thanh tra do nhà nước thực hiện và có hệ thống văn bản pháp
lý đi kèm .Có hệ thống tổ chức được xây dựng để thực hiện quyền
thanh tra
Những văn bản pháp luật quan trọng ghi nhận các nguyên tắc làm cơ sở, nền
tảng và định hướng cho các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động thanh tra
được phát triển và kế thừa từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra
năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010. Trên cơ sở các nguyên tắc được thể hiện
trong các văn bản luật, các văn bản hướng dẫn cũng ghi nhận và cụ thể hóa các
nguyên tắc này, như các nghị định hướng dẫn luật, quy chế Đoàn thanh tra,…
Pháp lệnh Thanh tra năm 1990,
Luật Thanh tra năm 2004.
Bên cạnh Luật Thanh tra, các nguyên tắc còn được ghi nhận trong các văn

bản hướng dẫn dưới Luật như: Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm
2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra
Quy chế đoàn thanh tra được ban hành theo Quyết định số
2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Tổng Thanh tra cũng quy
định các nguyên tắc hoạt động của đoàn thanh tra
Luật Thanh tra năm 2010
Hệ thống tổ chức thanh tra theo cấp hành chính và theo ngành lĩnh vực
2. Trình bày cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước ở nước ta hiện
nay và cho biết hoạt động thanh tra nhà nước về môi trường ở cấp xã hiện
nay đang được quy định và thực hiện như thế nào?
Luật Thanh tra quy định rõ cơ quan Thanh tra theo cấp hành chính và cơ
quan Thanh tra theo ngành, lĩnh vực.
Thanh tra theo cấp hành chính
Điều 14. Tổ chức của Thanh tra Chính phủ
1. Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
2. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra
Chính phủ và Thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh
tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ
theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
3. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ do Chính phủ quy định.
Điều 20. Tổ chức của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách
nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự
phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.
3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp
và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra
Chính phủ.
Điều 26. Tổ chức của Thanh tra huyện
1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có
trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
2. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo
sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.
3. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng
cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh
tra tỉnh.
Thanh tra theo ngành, lĩnh vực.
Tổ chức của Thanh tra bộ
1. Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh
tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến
hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản

lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống
nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân
công của Chánh Thanh tra bộ.
3. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về
công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Tổ chức của Thanh tra sở
1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi
thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân
công của Chánh Thanh tra sở.
3. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về
công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra
tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
Trách nhiệm và thẩm quyền của UBND cấp xã trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
- Tại khoản 3, Điều 122 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân
cấp xã như sau:
“Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản
lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường
trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ
môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia
đình văn hoá;
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia
đình, cá nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp
trên trực tiếp;
d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy
định của pháp luật về hoà giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố
và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa
bàn.”
- Tại khoản 3, Điều 123 của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định cơ quan
chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp
xã như sau:
“Uỷ ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.”.
- Điều 126. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường
- Tại điểm đ, khoản 1, Điều 126 của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định
thẩm quyền:
“ Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia
đình, cá nhân.
Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ ban nhân
dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã
kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm
nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.”.
3. Trình bày cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nhân

dân cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội
nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã,
phường, thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm.
2. Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm
vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân
dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Điều 69. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
2. Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã,
phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề ra phương hướng, nội dung kế hoạch
hoạt động của mình.
3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Khi cần thiết, Trưởng Ban
thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
Điều 70. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật chủ yếu
liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân cấp xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm
của địa phương.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời

các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân.
3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, thông
báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày
nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh
tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra
nhân dân.
4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo,
việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở.
5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy
định của pháp luật.
Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường,
thị trấn
1. Hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở
thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và nhân dân ở địa phương; tổ chức cuộc
họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban,
Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
2. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công
tác; định kỳ nghe báo cáo về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; đôn đốc
việc giải quyết những kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
4. Động viên nhân dân ở địa phương ủng hộ, phối hợp; tham gia các hoạt động
của Ban thanh tra nhân dân.
5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
Mục 3
BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC,
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 72. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,

doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại
biểu công nhân, viên chức bầu.
Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang
công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà
nước.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm.
2. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành
nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên
chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Điều 73. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo
hoạt động.
2. Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu
công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh
nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh
tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm.
3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị
đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập, doanh nghiệp nhà nước.
Điều 74. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân về các chế độ, chính sách và những
thông tin cần thiết khác; bảo đảm quyền lợi đối với thành viên Ban thanh tra
nhân dân trong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời, đầy đủ
các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát để Ban thanh tra

nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông
báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày
nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh
tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra
nhân dân.
4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo,
việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy
định của pháp luật.
Điều 75. Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị
đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công
nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh
nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh
tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng
thành viên.
3. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công
tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban
thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
4. Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân
dân.
5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
4. Trình bày về các quy định về hình thức, thẩm quyền xử phạt hành chính
ở nước ta hiện nay( chủ tịch UBND các cấp, chánh thanh tra)
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;
đ) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây
ra;
e) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung
ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất
và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã
được xác nhận;
h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật
của công trình bảo vệ môi trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm
quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra, buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi
trường;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, h, i, l và điểm m khoản 3
Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;
e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất chất thải, phế
liệu, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu không đúng quy định về bảo
vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
h) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi
trường;
i) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k, l và điểm m
khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi
trường;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;

e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung
ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất
và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã
được xác nhận;
h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật
của công trình bảo vệ môi trường.
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm
quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi
trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản
3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm
quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành

chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi
trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản
3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm
quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi
trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản
3 Điều 3 Nghị định này.
khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
điểm đ, e, g, h, i, k
đ) Buộc thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
e) Buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc

xây lắp công trình xử lý môi trường; buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường
xây không đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các
yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
g) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường
đối với khu dân cư;
h) Buộc chấm dứt các hoạt động trái phép, di dời ra khỏi khu vực cấm do
mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con
người; buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của
công trình bảo vệ môi trường.
i) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy
định.
k) Buộc thực hiện đúng quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;
m) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị
định này

×