Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU SỐNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.22 KB, 22 trang )

KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU SỐNG


TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự hiện diện của các loài ký sinh trùng (KST) ký
sinh trên rau sống tại các siêu thị trên địa bàn thành phố HCM bao gồm;
(1)xác định tỉ lệ nhiễm KST trên rau, (2) Xác định tỉ lệ nhiễm các loại KST
trên từng loại rau, (3) So sánh tỉ lệ nhiễm từng loại KST trên rau rửa nước
thường, nước Vegy và nước Ozon.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang; Đối tượng nghiên cứu:
Rau sống được bán tại các siêu thị tại Tp HCM. Chúng tôi chỉ nghiên cứu
KST trên những rau có nhiều khả năng người dân ăn sống và có bán phổ
biến ở siêu thị như: rau xà lách, rau cải, rau má, xà lách xoong, rau đắng, rau
gia vị, rau muống, rau tần ô. Tổng cộng 90 mẫu rau mua ở các siêu thị trong
TP. HCM
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm KST chung trên rau là 94,4%. KST đơn bào
nhiễm chủ yếu là bào nang amip; KST đa bào là trứng giun đũa chó mèo
Toxocara sp và ấu trùng giun hình ống. Rau gia vị, rau đắng, rau má và rau
xà lách xoong nhiễm KST 100%, các loại khác nhiễm 80%. Rau rửa nước
Ozon có tỷ lệ nhiễm KST thấp nhất, rau rửa nước thường và nước rửa Vegy
có tỷ lệ nhiễm KST gần bằng nhau (100%). Sự khác biệt có ý nghĩa giữa rau
rửa Ozon và hai loại nước rửa thường và Vegy (p<0,05).
ABSTRACT
Objectives: The investigation of parasites in fresh vegetable at the
supermarket in HCM city included: (1) Identifying parasitic prevalence in
fresh vegetable. (2) Identifying all kinds of parasitic prevalence in fresh
vegetable.(3) Comparing parasitic prevalence in fresh vegetable after
washing in water: tap- water, Vegy solution, Ozone solution.
Methods: Cross – sectional descriptive study. Object of study:
Vegetable at the supermarkets of HCM city. We focused on the parasites on
the common vegetable for raw. Vegetable samples total: 90


Results: Common parasitic prevalence in vegetable is 94.4%. The
infection is mainly in the form of cyst of amoeba; metazoa are egg of
Toxocara and larva of nematode. Parasitic prevalence 100% on basil, water
cress, centella, wild lettuce; 80% in the rest of sample. The lowest parasitic
prevalence on the vegetable after washing with Ozone, equal prevalence
with tap-water and Vegy. Significant difference between Ozone, tap – water
and Vegy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là nhóm thực phẩm cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày vừa cung
cấp chất xơ, vừa cung cấp sinh tố và các chất khoáng cho cơ thể, nhưng rau
cũng có thể chứa các tác nhân gây bệnh
(1)
.
Lâu nay, người ta quan niệm rau sạch là rau không chứa hoá chất độc
hại hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…ít ai nghĩ rằng, ngoài những tác
nhân trên, còn có tác nhân khác co hại cho sức khỏe con người là các loại ký
sinh trùng gây bệnh. Do đó khi ăn rau sống chúng ta có thể sẽ bị nhiễm một
số ký sinh trùng đường ruột như trứng giun đũa, giun móc, ấu trùng giun
móc, giun lươn; ngoài đường ruột như trứng giun đũa chó mèo; các loại đơn
bào như bào nang amip, trùng lông, trùng vôi…ký sinh trên rau sống.
Bệnh do những loại ký sinh trùng này khá phổ biến trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, chúng đã và đang gây tác hại rộng lớn trong
nhân dân: làm chậm sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em, ảnh hưởng
đến tình trạng dinh dưỡng (như thiếu máu ở trẻ em, phụ nữ có thai…) cũng
như khả năng lao động. Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng
(5,6)
.
Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của dất

nước, dân nhập cư nhiều, lượng rau sống được tiêu thụ hằng ngày khá lớn.
Mặt khác, ý thức về vệ sinh thực phẩm của đa số người dân còn rất hạn chế.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về thực trạng nhiễm ký sinh
trùng trên rau, qua đó có thể giúp người dân ý thức hơn về vấn đề rau sạch,
vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát ký sinh trùng ký sinh
trên rau sống tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát sự hiện diện của các loài ký sinh trùng ký sinh trên rau sống
tại các siêu thị trên địa bàn thành phố HCM.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau.
- Xác định tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng trên từng loại rau.
- So sánh tỉ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng trên rau rửa nước thường,
nước Vegy và nước Ozon.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu được tiến hành từ 02/2005 đến tháng 07/2005
tại Bộ Môn KST, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế Tp. HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu
Được tính theo công thức:

n =



Với p=94,4% là tỉ lệ nghiên cứu thử =>n = 72,96 n = 73.
Để giảm sai số trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chọn cỡ mẫu là:
n = 90.

Phương pháp chọn mẫu
- Bước 1: Chọn địa bàn nghiên cứu là Tp HCM.
- Bước 2: Xem danh sách các siêu thị trên địa bàn Tp HCM: tại Tp
HCM có tất cả 99 siêu thị, trong đó có khoảng 50 siêu thị có bán rau ăn
sống.
- Bước 3: Chọn siêu thị lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện.
Chúng tôi chia đều số mẫu cho mỗi siêu thị: 90/15 = 6. Như vậy mỗi
siêu thị cần khảo sát 6 mẫu. Nhưng vì một số siêu thị không có mẫu rau phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu (cụ thể như chỉ có 2 siêu thị có mẫu rau đã rửa
sạch bằng nước Ozon) nên chúng tôi tiến hành lấy mỗi siêu thị 4 mẫu rau dể
khảo sát ở nước rửa thường và nước rửa Vegy. Còn các mẫu rau đã rửa sạch
bằng nước Ozon, chúng tôi tiến hành lấy ở hai siêu thị có mẫu rau đó để xét
nghiệm. Rau trong siêu thị sẽ được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Đối tượng nghiên cứu
Rau sống tại các siêu thị thuộc Tp HCM. Chúng tôi chỉ nghiên cứu
KST trên những rau có nhiều khả năng người dân ăn sống và có bán phổ
biến ở siêu thị như: rau xà lách, rau cải, rau gia vị, rau đắng, rau má, rau
muống, rau tần ô và rau xà lách xoong.
KẾT QUẢ
Chúng tôi đã xét nghiệm tất cả 90 mẫu rau tai 15 siêu thị khác nhau ở
Tp. HCM, trong dó có 85 mẫu rau dương tính (94,4%). Kết quả cụ thể như
sau:
Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng chung trên rau (mục tiêu 1)
Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng chung trên rau
Nhiễm Không nhiễm

KST

Rau sống
T

ần
s
ố (+) /
90
Ti
lệ %
T
ần
số (-) /90

Ti
lệ %
Đơn
AM 73 81,1

17 18,9
Nhiễm Không nhiễm

KST

Rau sống
T
ần
s
ố (+) /
90
Ti
lệ %
T
ần

số (-) /90

Ti
lệ %
TL 52 57,7

38 42,3
bào
TR 18 20 72 80
TĐ 19 21,1

71 78,9
TM 10 11,1

80 88,9
TCM 61 67,7

29 32,3
Đa
bào
AT 48 53,3

42 46,7
Ghi chú: AM: Amip (E. histolytica và E. coli); TL: Trùng lông; TR:
Trung roi; TĐ: Trứng giun đũa; TM: Trứng giun móc; TCM: Trứng giun
đũa chó mèo; AT: Ấu trùng giun.
Nhận xét: Nhóm amip (bào nang E. histolytica và E. coli) có tỉ lệ
nhiễm cao nhất (81,1%).
Tỉ lệ nhiễm các loại KST trên từng loại rau (mục tiêu 2)
Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm các loại KST trên từng loại rau

KST
Tên
rau
M
ẫu
XN
M
ẫu
+ (%)
AM

TL

TR



TM TCM

AT


lách
13 12
(92,3)
10
(76,9)
10
76,9)
3

(23,1)
1
(7,8)
1
(7,8)
10
(76,9)
4
(30,7)
Cải 13 12
(92,3)
8
(61,5)
10
(76,9)
7
(53,8)
4
(30,7)
0
(0,0)
8
(61,5)
8
(61,5)
Gia vị

8 8
(100)
8

(100)
1
(12,5)
1
(12,5)
2
(25)
2
(25)
8
(100)
8
(100)
Đắng 6 6
(100)
6
(100)
1
16,6)
2
(33,3)
2
(33,3)
4
(66,6)
KST
Tên
rau
M
ẫu

XN
M
ẫu
+ (%)
AM

TL

TR



TM TCM

AT

Tần ô 13 12
(92,3)
10
(76,9)
9
(69,2)
1
(7,7)
3
(23,1)
2
(15,3)
8
(61,1)

6
(46,1)
Muống

13 10
(76,9)
10
76,9)
8
(61,1)
2
(15,3)
2
(15,3)
2
(15,3)
7
(53,8)
4
(30,7)
Má 13 13
(100)
11
84,6)
7
(53,8)
2
(15,3)
4
(30,7)

0
(0,0)
10
(76,9)
8
(61,5)

lách xoong
11 11
(100)
10
(90,9)
6
(54,5)
2
(18,1)
3
(27,2)
1
(9,1)
8
(72,2)
6
(54,5)
Tổng 90 84
(93,3)
73
81,1)
52
57,8)

18
(20)
19
(21,1)
10
(11,1)
61
(67,8)
48
(53,3)
Nhận xét: rau gia vị, rau đắng, rau má và rau xà lách xoong nhiễm
KST 100%. KST đơn bào cao nhất là amip, KST đa bào cao nhất là trứng
giun đũa chó mèo Toxocara sp
So sánh tỷ lệ nhiễm KST trên rau rửa nước thường, nước Vegy và
nước Ozon
Bảng 3. So sánh tỷ lệ nhiễm KST trên rau rửa nước thường, nước
Vegy và nước Ozon
KST
Nước
rửa
M
ẫu
XN
M
ẫu
+ (%)
AM

TL


TR



TM
Thường

30
30
(100)
30
(100)
22
(73,3)
11
(36,7)
8
(26,7)
6
(20) (80)

Vegy 30
30
(100)
30
(100)
7
(23,3)
2
(6,7)

6
(20)
4
(13,3)
(76,7)
Ozon 30
25
(83,3)
13
(43,3)
23
(76,7)
5
(16,6)
5
(16,6)
0
(0,0)
(46,6)
Tổng 90
85
(94,4)
73
(81,1)
52
(57,8)
18
(20)
19
(21,1)

0
(0,0)
(67,8)

Nhận xét: Rau rửa nước thường và nước Vegy có tỷ lệ nhiễm KST
cao (cao nhất 100%). Tỷ lệ nhiễm KST thấp hơn trong nước rửa Ozon
(76,7).
Bảng 4. Tương quan giữa từng cặp nước rửa
Các
c
ặp kiểm
định
Giá tr

p
Sự
khác biệt

ớc
thường v
à
p>0,05

Không
ý ngh
ĩa
Vegy thống kê

ớc
thường v

à
Ozon
p<0,05

Có ý
ngh
ĩa thống


ớc
Vegy và
Ozon
P<0,05
Có ý
ngh
ĩa thống

BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng chung
Qua khảo sát 90 mẫu rau tại các siêu thị trên địa bàn Tp.HCM, chúng
tôi xác định được tỷ lệ nhiễm chung qua các loại KST trên rau là 94,4%.
Đây là tỷ lệ nhiễm KST khá cao.
Theo bảng 1 thì nhóm trùng chân giả amip (bào nang E. histolytica và
E. coli) chiếm tỉ lệ cao nhất 81,1%; trùng lông và trùng roi (dạng hoạt động)
có tỉ lệ nhiễm là 57,7% và 20%. Hai loại đơn bào dạng hoạt động trùng lông
và trùng roi, ta không xác định được có gây bệnh cho người hay không. Tuy
nhiên với tỉ lệ này cũng phản ánh được mức độ ô nhiễm trên rau. Riêng bào
nang E. histolytica được xem là dạng đơn bào nguy hại nhất cho sức khoẻ
con người. Chúng được lây nhiễm qua nhiều cách khác nhau, rau sống được
xem là một trong những nguyên nhân lây nhiễm loại bào nang E. histolytica.

Sự hiện diện của bào nang E. coli trong rau phản ánh sự ô nhiễm phân
người trên rau sống.
Cũng theo bảng 1, ký sinh trùng dạng đa bào có tỉ lệ nhiễm trên rau
sống từ thấp đến cao. Cao nhất là trứng giun đũa chó mèo Toxocara sp
chiếm tỉ lệ 67,7% và ấu trùng giun hình ống chiếm tỉ lệ 53,3%. Đây là hai
dạng đa bào có thể gây hại cho sức khoẻ con người. Tỉ lệ này chứng tỏ
chúng sống rất thích nghi với môi trường bên ngoài.
Ngoài ra dạng đa bào ký sinh trên rau sống còn có trứng giun đũa
Ascaris lumbricoides chiếm tỉ lệ 21,1% và trứng giun móc chiếm tỉ lệ
11,1%. Mặc dù 2 loại KST này có tỉ lệ nhiễm thấp hơn các loại KST khác,
nhưng khi bị nhiễm vào người, chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó cần phải chú ý xử lý rau đúng mức trước khi sử dụng.
Các số liệu của nghiên cứu này cho thấy tình hình nhiễm chung các
loại ký sinh trùng trên rau sống là phổ biến và đa dạng, phù hợp với khí hậu
nhiệt đới như nước ta. Cần có các biện pháp xử lý rau trước khi ăn như:
ngâm nước muối, rửa kỹ dưới vòi nước chảy, làm ráo nước, mua rau đã rửa
bằng nước Ozon…
Cần có quy trình quản lý chất lượng vệ sinh an toàn rau quả từ khi
trồng trọt, chăm bón, thu hoạch, vận chuyển đến khi sử dụng. Tuyệt đối
không được để tiếp xúc với các nguồn có thể gây tái nhiễm. Nếu phát hiện
rau có màu sắc, hình dáng, mùi vị lạ thì không sử dụng để ăn sống
(4)
.
Theo tài liệu ”dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” của trường
đại học Y Hà Nội - Bộ môn Dinh dưỡng An toàn Thực phẩm trang 226 (nhà
xuất bản Y học 2004): sử dụng nguồn nước tưới nhiễm trứng giun sán, ấu
trùng giun…đã làm rau quả trở thành nguyên nhân chính trong một số vụ
ngộ độc thực phẩm nguy hiểm
(1)
.

Lâu nay người ta nghĩ rằng, rau trong các siêu thị là ”rau an toàn” hay
”rau sạch” theo khái niệm rau không chứa hóa chất độc hại, dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật… ít ai nghĩ đến việc nhiễm ký sinh trùng trên rau. Do đó khi
mua rau tại các siêu thị để sử dụng, người dân rất yên tâm về mặt tâm lý. Do
vậy, mua rau sống ở siêu thị chỉ xử lý sơ bộ rồi sử dụng. Không may nếu
gặp phải ký sinh trùng gây bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng: nhiều nơi trồng rau
còn sử dụng phân tươi để bón rau, rau sống được tưới nước ngọt và phát
triển ở điều kiện khí hậu nhiệt đới…Có lẽ đây là nguyên nhân chính dẫn đến
tình hình nhiễm ký sinh trùng trên rau khá cao.
Tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng trên từng loại rau
Bảng 2 cho thấy các loại rau xét nghiệm đều có tỉ lệ nhiễm các loại ký
sinh trùng khá cao (trên 80%). Rau gia vị (ngò thơm, tía tô, rau húng…), rau
đắng, rau má, và rau xà lách xoong nhiễm ký sinh trùng 100%. Rau xà lách,
rau cải, rau tần ô có tỉ lệ nhiễm thấp hơn 92,3%, thấp nhất là rau muống
84,6%.
Với kết quả nhiễm ký sinh trùng như trên, nếu rau không được xử lý
cẩn thận trước khi ăn, chắc chắn đây sẽ là một trong những cách lây nhiễm
KST vào người một cách dễ dàng và thường xuyên nhất.
Khi xét riêng từng loại ký sinh trùng trên từng loại rau nghiên cứu cho
thấy:
+ Ký sinh trung đơn bào:
Trùng chân giả amip dạng bào nang (E. histolytica)và E. coli có tỉ lệ
nhiễm khá cao trên cả 8 loại rau, thấp nhất là ở rau cải 61,5% và cao nhất là
rau gia vị, rau đắng 100%. Qua đó cho thấy nhóm trùng chân giả amip dạng
bào nang ký sinh khá phổ biến trên rau.
Các loại rau nghiên cứu hầu hết là rau sống ở nước ngọt. Trong nước
ngọt trứng và bào nang KST tồn tại rất lâu, do đó tỉ lệ nhiễm KST trên rau
cao (đặc biệt là rau gia vị, rau đắng nhiễm 100%) là hợp lý.
Trùng lông nhiễm khá cao ở các loại rau xà lách và rau cải 76,9%, rau

tần ô là 69,2%. Các rau khác có tỉ lệ nhiễm thấp hơn, thấp nhất là rau gia vị
12,5%. Như vậy trên một số loại rau trùng lông dạng hoạt động cũng ký sinh
rất phổ biến. Ở rau cải, trùng lông có tỉ lệ nhiễm cao hơn bào nang amip.
Trùng roi nhiễm khá thấp trong rau so với bào nang amip và trùng
lông. Cao nhất là rau cải 53,8%. Không tìm thấy trùng roi nhiễm trong rau
đắng. Các loại rau khác, trùng roi nhiễm thấp hơn 24%.
Qua các tỉ lệ nhiễm KSTdạng đơn bào trên cho thấy bào nang E.
histolytica và E. coli, dạng hoạt động trùng lông rất thích hợp với môi
trường bên ngoài (dạng sống tự do). Qua đó giúp ta đánh giá được mức độ ô
nhiễm nguồn rau sống.
+ Ký sinh trùng đa bào:
Trứng giun đũa chó mèo Toxocara và ấu trùng giun hình ống chiếm tỉ
lệ khá cao trên 8 loại rau. Trên rau gia vị, trứng giun đũa chó mèo Toxocara
và ấu trùng giun là 100%; rau cải, trứng giun đũa chó mèo Toxocara và ấu
trùng giun là 61,5%; Rau xà lách xoong, rau má, rau tần ô, rau muống, 2 loại
KST này có tỉ lệ tương đương nhau; rau xà lách, trứng giun đũa chó mèo
Toxocara nhiễm 76,9%, cao hơn nhiều so với ấu trùng giun (30,7%). Ngược
lại ở rau đắng, ấu trùng giun nhiễm 66,6%, cao hơn trứng giun đũa chó mèo
Toxocara (33,3%). Nhìn chung 2 loại KST này khá phổ biến trên các loại
rau. Chứng tỏ trong cộng đồng dân cư, chó nuôi thả rong khá nhiều, phù hợp
với một số bệnh cảnh do Toxocara và Strongyloides gặp ở người, mà ăn rau
sống không rửa kỹ là một trong những nguyên nhân gây nhiễm
(5,6)
.
Trứng giun đũa Ascaris lumbricoides và trứng giun móc nhiễm tương
đối thấp trên các loại rau nghiên cứu. Cao nhất là rau cải, trứng giun đũa
Ascaris lumbricoides chiếm 30,7% nhưng không có trứng giun móc; ngược
lại trên rau đắng, trứng giun móc nhiễm 33,3% và không thấy trứng giun đũa
Ascaris lumbricoides. Các loại rau khác các KST này nhiễm dưới 25%.
So sánh tỉ lệ nhiễm KST trên các loại rau rửa nước thường, nước

vegy, nước ozon.
Nhìn chung KST nhiễm trên rau rửa nước thường và Vegy cao hơn
nhiều so với KST nhiễm trên rau rửa nước Ozon: ở bảng 3, dạng đơn bào,
bào nang amip nhiễm trên rau rửa nước thường và Vegy là 100%, trong khi
nước rửa Ozon chỉ nhiễm 43,3%. Ký sinh trùng đa bào, trứng Toxocara
nhiễm trên rau rửa nước thường và Vegy gần bằng nhau 66,6% và 63,3%,
trong khi đó trên rau rửa Ozon là 30%.
Tuy nhiên, cũng có những loại KST trên rau rửa nước Ozon có tỉ lệ khá
cao, bảng 3 cho thấy dạng đơn bào, trùng lông có tỷ lệ nhiễm trên rau rửa Ozon
là 76,6% (gần bằng nước rửa thường (73,3%), trong khi ở nước rửa Vegy là
23,3%. Tương tự, trùng roi trong nước rửa Ozon là 16,6%, trong khi ở nước
rửa Vegy là 6,7%.
Khảo sát tương quan giữa 3 loại nước rửa
Giữa nước rửa thường và nước rửa Vegy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Giữa nước rửa thường và nước rửa Ozon có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Giữa nước rửa Vegy và nước rửa Ozon có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Qua so sánh cho thấy nước rửa Ozon có tác dụng hơn nước rửa Vegy (bảng
4).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình nhiễm KST trên rau sống tại 15 siêu thị
thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2005, chúng tôi
rút ra được một số kết luận sau:
- Rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. HCM nhiễm KST cao
(94,4%). KST đơn bào chủ yếu là amip, KST đa bào chủ yếu là trứng
Toxocara sp và ấu trùng giun hình ống.
- Trên 8 loại rau nghiên cứu thì rau gia vị, rau đắng, rau má và rau xà
lách xoong nhiễm KST 100%, các loại rau khác nhiễm trên 80%.
- Qua so sánh 3 loại nước rửa: nước rửa thường, nước rửa Vegy, và

nước rửa Ozon. Nước rửa Ozon có tỷ lệ nhiễm KST trên rau thấp nhất, nước
rửa thường và nước rửa Vegy cho tỷ lệ nhiễm KST gần bằng nhau.
ĐỀ XUẤT
Từ các kết quả thu được, chúng tôi có những đề xuất sau:
- Nên có khâu kiểm nghiệm KST các nguồn rau cung cấp vào thành
phố.
- Rau trước khi sử dụng nên được xử lý cẩn thận, rau nên được rửa
dưới vòi nước.
- Nên mua rau đã rửa nước Ozon để sử dụng.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục để mọi người có ý thức sử dụng
rau sống an toàn, từ đó có thể dự phòng một số bệnh KST gây bệnh xâm
nhập vào cơ thể.

×