Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

THỜI GIAN BÁN HỦY CỦA DENGUE IG G TRUYỀN QUA NHAU pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.9 KB, 14 trang )

THỜI GIAN BÁN HỦY CỦA DENGUE IG G
TRUYỀN QUA NHAU

TÓM TẮT
Mục tiêu: ước tính tần suất huyết thanh của dengue-IgG trong máu
cuống rốn trẻ sơ sinh và xác định thời gian bán hủy của kháng thể này trong
cơ thể trẻ.
Phương pháp: Một cohort sinh (birth cohort) được tập hợp với 100
trẻ đơn thai có tuổi thai lúc sinh 38-42 tuần, thai kỳ và chuyển dạ không biến
chứng, mẹ khỏe mạnh và đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh phẩm gồm máu
cuống rốn và các mẫu máu thu thập lúc 6, 9 và 12 tháng tuổi. Việc xác định
thờI gian bán hủy của dengue-IgG dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính
của nồng độ dengue-IgG ở các thời điểm khác nhau.
Kết quả: IgG đối với virus dengue (dengue-IgG) có nguồn gốc từ mẹ
truyền qua nhau hiện diện trong 98/100 mẫu máu cuống rốn của trẻ sơ sinh
khỏe mạnh tại Bệnh viện Hùng Vương: tần suất: = 98%, KTC 95%: 93,0% –
99,8%. Trị số nghịch đảo của hiệu giá dengue-IgG (số lần pha loãng huyết
tương tại OD= 0,3) bằng 24.955 vào lúc sanh, kế đó 623, 225 và 121 lần lượt
tại 6, 9 và 12 tháng tuổi. Ứng với mỗi đối tượng, một phương trình hồi quy
tuyến tính được xác lập dưới dạng C= C
0
X10
-ke.t
trong đó C và C
0
là nồng độ
IgG lần lượt ở thời điểm t và trong máu cuống rốn, ke là hệ số thải và t là tuổi
sau sanh tính bằng tuần. Thời gian bán hủy trung bình của dengue-IgG truyền
qua nhau là 6,3 tuần (KTC 95%= 5,7-6,9) tuần.
Kết luận: Dengue-IgG hiện diện trong 98% mẫu máu cuống rốn của
trẻ sơ sinh khỏe mạnh tại Bệnh viện Hùng Vương. Thời gian bán hủy của


kháng thể này là 6,3 tuần (KTC 95%= 5,7-6,9) tuần.
Từ khoá: dengue-IgG, thời gian bán hủy.
ABSTRACT
HALF-LIFE OF TRANSPLACENTALLY TRANSFERRED
DENGUE-IGG
Nguyen Trong Hieu, Jeremy Farrar, Doan Anh Thu, Bui Thi Thuy
Tien, To Van Phu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 6
– 10
Objectives: to estimate the seroprevalence of dengue-IgG in cord
blood and to determine the in vivo half-life of this antibody.
Methods: A birth cohort was assembled with 100 singleton newborn
infants, 38-42 weeks of gestational age, pregnancy and labor uncomplicated,
mothers healthy and giving consent to participate in the study. Specimens
included cord blood and postnatal infant blood samples at 6, 9 and 12 moths
of ages. Determination of dengue-IgG half-life was based on the linear
regression equations fitted on dengue-IgG levels at different ages.
* Bệnh viện Hùng Vương
** Đơn vị nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford, Anh quốc.


Results: Transplacentally transferred IgG to dengue virus (dengue-
IgG) existed in 98/100 cord blood samples of healthy newborns at Hung
Vuong hospital: prevalence: 98%, 95% confidence interval= 93.0% –
99.8%. Mean dengue-IgG reciprocal titer (number of dilution of plasma
sample at OD= 0.3) was 24.955 at birth, and 623, 225 and 121 at 6, 9 and 12
months, respectively. A linear regression equation C= C
0
X10
-ke.t

was fitted
for each subject, where C and C
0
were reciprocal titers at point of time t and
in cord blood, respectively, ke was eliminating coefficient, and t was
postnatal age in weeks. Mean half-life of transplacentally transferred
dengue-IgG was estimated at 6.3 (95% confidence interval= 5.7-6.9) weeks.
Key words: dengue-IgG, half-life.
Sốt xuất huyết (SXH) là một hội chứng dò mao mạch cấp nghiêm
trọng do virus dengue gây nên. Được ghi nhận đầu tiên từ những năm 1950s
tại Đông Nam Á, SXH thường phát thành dịch ở các nước châu Á Thái Bình
dương và châu Mỹ với những trận dịch đặc biệt nghiêm trọng như tại Thái
Lan năm 1998 với tần suất 201.4 trường hợp trong 100.000 dân
(4,7,8)
.
Bốn týp huyết thanh thường gặp của virus dengue là týp 1, 2, 3 và 4, gây
bệnh riêng lẻ hay phối hợp. Nhiều nghiên cứu chu sinh học đã lưu ý hiện tượng
miễn dịch thụ động của thai nhi với sự tiếp nhận kháng thể qua tuần hoàn nhau-
thai
(6,11)
. Nhóm các IgG nói chung có thể vào được cơ thể thai nhi nhờ trọng
lượng phân tử nhỏ, tuy nhiên đây không phải là sự hấp thu thụ động của thai
nhi vì trong đa số các trường hợp nồng độ IgG trong máu cuống rốn cao hơn
trong máu người mẹ
(3,5,10,12,14)
Các IgG này đặc hiệu cho từng tác nhân gây bệnh
với các đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn về thời gian tồn tại trong cơ thể trẻ nhủ
nhi, IgG đối với virus syncitial hô hấp biến mất khi trẻ được 6 tháng tuổi, trong
khi thời gian trên là 10-12 tháng đối với virus varicella zoster, và từ 4 tháng đến
trên 1 năm đối với HIV

(1,2,9,13)
. Sự hiểu biết về thời gian tồn tại của IgG trong
máu trẻ nhỏ sẽ là cơ sở để lựa chọn thời điểm phù hợp chích ngừa cho trẻ sơ
sinh.
Tại Việt Nam, mặc dù SXH là bệnh phổ biến và tử vong cao, nhưng sự
hiểu biết về sinh học của bệnh còn hạn chế, và cho đến hiện tại việc chích ngừa
SXH cũng chưa thực hiện. Nghiên cứu của chúng tôi ước tính tần suất huyết
thanh của dengue-IgG trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh và thời gian bán hủy
của kháng thể này trong máu trẻ nhủ nhi nhằm góp phần tìm hiểu về động học
của IgG đối với virus dengue (dengue-IgG) trong cơ thể trẻ nhủ nhi. Sự hiểu
biết về thời gian tồn tại của IgG trong máu trẻ nhỏ sẽ là cơ sở để lựa chọn thời
điểm phù hợp chích ngừa cho trẻ sơ sinh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế
Đây là một nghiên cứu cohort sanh (birth cohort).
Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Phụ nữ sanh đơn thai tại BVHV, tuổi thai 38-42 tuần, không mắc các
bệnh nặng như lao tiến triển, bệnh tim mất bù và ung thư, thai kỳ và chuyển
dạ không biến chứng, được thu nhận sau khi ký tên tham gia nghiên cứu.
Các bà mẹ HIV (+) được loại trừ.
Cỡ mẫu
Với cỡ mẫu = 100, khi tần suất của bệnh thay đổi ở các mức 90%,
95% và 97%, sự ước tính ở mức tin cậy 5% sẽ có độ chính xác tuyệt đối tuần
tự là 5.,9%, 4,3% và 3,4%.
Phương pháp thu thập số liệu
Các bà mẹ hội đủ tiêu chuẩn được xét thu nhận trước sanh. Ngay sau
sanh, 10 ml máu cuống rốn được thu thập, xử lý và trữ ở -20° C. Một nhóm
trẻ được chọn ngẫu nhiên để theo dõi vào lúc 6, 9, và 12 tháng tuổi, bệnh
phẩm thu thập vào mỗi thời điểm là 1 ml máu kháng đông. Tất cả bệnh
phẩm được xử lý và trữ đông để xét nghiệm miễn dịch đồng loạt sau khi

chấm dứt thời gian theo dõi. Phương pháp ELISA định tính được sử dụng để
nhận diện dengue-IgG. Nồng độ kháng thể này trong máu cuống rốn, 6, 9, và
12 tháng cho phép xác định thời gian bán hủy của dengue-IgG có nguồn gốc
từ mẹ. Ngoài ra dengue-IgM cũng được định tính tại các bệnh phẩm trên để ước
tính tần suất mắc bệnh mới của trẻ trong năm đầu.
Phân tích số liệu
Tần suất dengue-IgG (+) được ước tính với khoảng tin cậy 95%. Trị số
nghịch đảo của hiệu giá dengue-IgG ở 4 thời điểm được chuyển đổi log để có
phân bố bình thường trước khi dùng phương trình hồi quy tuyến tính để tính
thời gian bán hủy. Các dạng biểu đồ phù hợp được sử dụng để minh hoạ kết
quả.
Phần mềm thống kê: Intercooled Stata for Windows 7.0.
Vấn đề y đức
Nghiên cứu được thực hiện sau khi đã thông qua Hội đồng Khoa học
Công nghệ của đơn vị. Các bước thực hiện tuân thủ các tiêu chí về y đức
gồm mang lại lợi ích cho bệnh nhân, không làm tổn hại người bệnh, công
bằng trong thu nhận và bảo đảm tính chất riêng tư của số liệu.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 17/4/ 2003 đến 30/7/2003, 100 sản phụ tuổi từ 16-
42 đã được thu nhận để ước tính tần suất huyết thanh của dengue-IgG. Đặc
điểm tổng quát của mẹ và con được trình bày trong Bảng 1.
Chín mưoi tám trong số 100 mẫu máu cuống rốn có phản ứng (+) với
dengue-IgG: p= 98,0%, KTC 95%= 93,0 – 99,8%. Có 3/87 (3.4%) trẻ có
phản ứng (+) với dengue-IgM lúc 6 tháng tuổi. Tỷ lệ này là 2/81 (2,5%) ở 9
tháng tuổi và 0/79 (0%) ở 12 tháng tuổi.
Năm mươi lăm trẻ được chọn ngẫu nhiên để theo dõi trong năm đầu
để ước tính thời gian bán hủy của dengue-IgG có nguồn gốc từ mẹ. Trong
nghiên cứu này, nồng độ dengue-IgG được biểu thị bằng số lần pha loãng
của mẫu huyết tương tại OD= 0.3. Số nghịch đảo của hiệu giá Dengue-IgG
trung bình vào lúc sanh, 3, 6, và 12 tháng tuổi lần lượt là 24.955, 623, 225

và121. Log(10) của dengue-IgG có phân bố bình thường với các trị số p của
skewness-kurtosis test là 0.473 (skewness), 0.487 (kurtosis) và 0.604 (hiệu
chỉnh). Ưng với mỗi đối tượng, một phương trình hồi quy tuyến tính được
xác lập dưới dạng C= C
0
X10
-ke.t
trong đó C và C
0
là nồng độ IgG lần lượt ở
thời điểm t và trong máu cuống rốn, ke là hệ số thải và t là tuổi sau sanh tính
bằng tuần. Thời gian bán hủy được tính bằng cách thay thế C= C
0
/2, khi đó t
= – log10(2)/ke. Trên tổng số 55 bệnh nhân với 201 bệnh phẩm, thời gian
bán hủy trung bình là 6,3 tuần, KTC 95%: 5,7-6,9 tuần (Bảng 2).
Bảng 1. Đặc điểm tổng quát của mẹ và con (n=100).

Số
trường
hợp
%
Tu
ổi (TSTB±
ĐLC)
26,7 5,2
Không
đi học
3 3,0
Cấp 1


30 30,0
Cấp 2

42 42,0
Trình
độ văn hoá:

Cấp 3

25 25,0
Khá
giả
16 16,0
Trung
bình
36 36,0
Kinh
tế gia đình
Khó
khăn
48 48,0
Con so 59 59,0
Tỷ suất trai:gái 52:48


Cân nặng <2500 g

9 9,0
Nh

ỏ so với tuổi
thai
3 3,0
Bảng 2. Thời gian bán hủy (tuần) của Dengue-IgG (n= 55)
TSTB±ĐLC

6,3±2,1
Bách phân v

5
3,8
Bách phân vị
10
4,1
Bách phân v

25
4,7
Trung vi 5,5
Bách phân v

75
7,8
Bách phân v

90
10,0
Bách phân v

95

10,4

Tuổi sau sanh (tuần)
Hình 1: Nồng độ IgG theo tuổi sau sanh tính bằng tuần. Log(10) của trị số
nghịch đảo dengue-IgG giảm theo tuần lễ tuổi sau sanh với đường biểu diễn
tuyến tính trong đó hệ số góc của đường thẳng chính là hệ số thải dengue-
IgG.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này là một phần trong chương trình nghiên cứu các bệnh
nhiễm trùng chu sinh và hậu quả ở trẻ nhủ nhi. Sự hiện diện của dengue-IgG
trong máu cuống rốn cho biết kháng thể này có nguồn gốc từ mẹ. Tuy nhiên
vì lý do kỹ thuật trong giai đọan này chúng tôi không định týp virus dengue
mà chỉ xét đến kháng thể dengue-IgG nói chung.
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết là một bệnh rất thường gặp, gây nên
dịch có tính chu kỳ và tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ 98% mẫu máu cuống rốn có
chức dengue-IgG cho thấy SXH hết sức phổ biến và mang tính nội dịch.
Lượng kháng thể truyền từ mẹ sang thai nhi giúp bảo vệ trẻ chống lại virus
dengue trong thời gian đầu, tuy nhiên khi kháng thể tiếp tục giảm xuống
dưới mức bảo vệ trẻ sẽ ở vào một trạng thái có nguy cơ nhiễm SXH do hiện
tượng gia tăng họat động của virus kéo dài khỏang 2 tháng. Chính vì vậy nếu
chích ngừa cho trẻ thì phải chích vào thời điểm thích hợp, trước giai đọan
gia tăng họat động của virus dengue.
Thời gian bán hủy của dengue-IgG trong nghiên cứu của chúng tôi là
6,3 tuần, KTC 95%: 5,7-6,9 tuần, không khác biệt đáng kể so với Gitlin và
Srisakul (25-45 ngày)
(5,10,14)
. Với thời gian bán hủy như trên, giai đọan bảo
vệ ban đầu cho trẻ vào khỏang 6 tháng, kế đó sẽ là giai đọan trẻ có nguy cơ
cao nhiễm virus dengue kéo dài lối hai tháng. Mặc dù với cỡ mẫu nhỏ, số
liệu của chúng tôi cũng cho thấy 3/87 (3,4%) trẻ 6 tháng tuổi trẻ có phản ứng

(+) với dengue-IgM, 2/81 (2,5%) ở 9 tháng tuổi và 0/79 (0%) ở 12 tháng
tuổi. Điều này cho thấy trẻ có thể nhiễm virus dengue khá sớm và phù hợp
với sự suy đoán về giai đọan gia tăng khả năng nhiễm virus dengue (6-9
tháng tuồi).
Để kết luận, trong cộng đồng chúng ta SXH là một bệnh nội dịch với
98% mẫu máu cuống rốn có dengue-IgG. Thời gian bán hủy trung bình của
lượng kháng thể có nguồn gốc từ mẹ nói trên là 6,3 (KTC 95%: 5,7-6,9)
tuần, cho thấy trẻ có thể được bảo vệ trong 6 tháng đầu. Từ số liệu ban đầu
này, có thể tiếp tục nghiên cứu thêm về mối tương quan giữa lượng kháng
thể trong máu mẹ và con, các týp virus, và sự thay đổi khả năng mắc bệnh
của trẻ trong năm đầu.

×