Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kỹ thuật lai tạo cá chép Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



ĐỀ TÀI:

KỸ THUẬT LAI TẠO CÁ CHÉP NHẬT
(Cyprinus carpio)







NGÀNH: THỦY SẢN
KHOÁ: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHAN TẤN PHƯỚC
DIỆP THỊ QUẾ NGÂN







THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
KỸ THUẬT LAI TẠO
CÁ CHÉP NHẬT (Cyrinus carpio)



Thực hiện bởi



Phan Tấn Phước
Diệp Thò Quế Ngân








Luận văn được đệ trình hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản









Giáo viên hướng dẫn: Lê Thò Bình











Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 3/2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

iii
TÓM TẮT

Đề tài “Lai Tạo Cá Chép Nhật” được thực hiện từ 25/3/2005 - 30/7/2005 tại
trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.

Thí nghiệm được bố trí làm hai phép lai tương ứng với hai công thức (CT).

CT I: đực màu vàng gấm × cái màu vàng gấm.


CT II: đực hai màu đen trắng × cái hai màu đỏ đen.

- Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chép Nhật (Cyprinus carpio)

Sau thời gian bố trí thí nghiệm với bốn đợt cho cá sinh sản đã thu được một số
kết quả như sau:

Sức sinh sản thực tế dao động trong khoảng 16.200 – 51.000 trứng/con.

Cá đẻ tốt ở nhiệt độ nước 29 – 31
0
C với sự kích thích nước chảy và thả giá
thể. Ở nhiệt độ nước 27 – 30
0
C trứng nở sau 29 – 31 giờ ấp. Tỉ lệ thụ tinh ở mức 47,3
– 73,5%. Tỉ lệ nở từ 62,67 – 92,8%

Cá hai ngày tuổi tiêu hết noãn hoàn và bắt đầu cho ăn moina, cá năm ngày
tuổi được bố trí ương nuôi trong giai và ở bể kính

- Ương nuôi cá chép Nhật (Cyprinus carpio)

Sau 60 ngày ương, cá ương trong giai (NT I) tăng trưởng tốt hơn ương trong bể
kính (cá có chiều dài giao động từ 4,58 – 4,95cm và trọng lượng từ 1,5 – 2,66g. Cá ở
bể kính có chiều dài 3,9 – 3,99cm, trọng lượng 0,88 – 0,97g. Tuy nhiên, tỷ lệ sống
của cá thì ngược lại, đối với cá ương trong giai tỷ lệ sống đạt 48,05 – 67,64%. Tỷ lệ ở
bể kính từ 72 – 72,3%

Khả năng lên màu. Cá ở (CT I) đạt 100% màu vàng gấm, trong khi đó cá ở

(CT II) tỷ lệ màu cả trong giai và bể kính tương đương nhau: cá ba màu 42,47% –
43,64, hai màu 29,08 – 29,85%, một màu 24,32 – 28,37%. Cá ở giai có màu sặc sở.
Cá ở bể kính tỷ lệ ba màu 41,28 – 49,6%, hai màu 25,38 – 27,23%, một màu 23,15 –
33,32%. Cá ở bể kính trổ màu sớm hơn một sớm hơn một ít so với ở giai ( 13 ngày so
với 15 ngày).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

iv
ABSTRACT


A study “Hybridization of Japanese Carp (Cyprinus carpio) was carried out
from March to July, 2005 at Experimental Farm for Aquaculture belonging to Nong
Lam University in HCM city. The study was divided into two parts such as:

The trial was conducted by cross – breeding in order to create new varieties
such as:
Formula I: dark – yellow male x dark – yellow female
Formula II: black – white male x black – red female

_ Technique of cross – breeding japanese (Cyprinus carpio)

The result of the trial showed that:
Real fecundity ranged from 16,200 to 51,000 eggs/female.
The suitable temperature for maturing and breeding of fish was 29-31
o
C.
Hatching time was 29-31 hours at 27-30
o

C. Fertilization rate oscillated from
47.3 to 73.5%. Hatching rate was 62.67-92.8%.

_ Technique of nursing japanese (Cyprinus carpio)

The trial was divided into two treatments such as treatment I (nursing in hapa)
and treatment II (nursing in glass tank). The result of the trial showed that. After 60
– days nursing, the fish nursed in hapa was much growth than these of in glass tank.

For growth of fish:
The fish of treatment I was 4.58-4.95cm in length and 1.5-2.66g in weight.
The fish treatment II was 3.9-3.99cm in length and 0.88-0.97g in weight.

For survival rate of fish:
Survival rate of treatment I was 48.05-67.64%.
Survival rate of treatment II was 72-72.3%.

For creating body color:
The fish of formula I gained 100% of dark – yellow. Meanwhile, the fish of
formula II was divided into three groups: group of 3 – color fish (42,47-43,64%),
group of 2 – color fish (29.08-29.85%), and group of 1 – color (24.32-28.37%).

The fish of treatment II (glass tank) was also divided into three groups such
as group of 3 – color fish (41,28-49,6%), group of 2 – color fish (25,38-27,23%), and
group of 1 – color (23.15-33.32%).
Besides, the fish of treatment I (hapa) was much showy and pretty than these
of treatment II (glass tank).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


v
LỜI CẢM TẠ

Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
- Quý Thầy Cô, Cán Bộ Công Chức của Trường và Khoa Thủy Sản đã hết
lòng dạy dỗ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt xin cảm ơn đến:
- Cô Lê Thò Bình
- Chú Võ Văn Sanh, chủ trại cá cảnh Thanh Đa quận Bình Thạnh.
Đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các anh Kỹ Sư và Nhân Viên của Trại
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm, cùng các bạn đã giúp đỡ và động viên tác giả
trong quá trình học tập và thời gian thực hiện đề tài. Do trình độ còn giới hạn và thời
gian thực tập đề tài ngắn nên tác giả không thể giải quyết một cách hoàn chỉnh các
vấn đề đặt ra. Do đó, luận văn này không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự chỉ
bảo của quý Thầy Cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn. Tác giả xin chân thành cảm
ơn.





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

vi
MỤC LỤC


ĐỀ MỤC TRANG

TÊN ĐỀ TÀI ii
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT iii
TÓM TẮT TIẾNG ANH iv
CẢM TẠ v
MỤC LỤC vi
PHỤ LỤC viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH ĐỒ THỊ x
DANH SÁCH HÌNH ẢNH xi

I GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài 1

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

2.1
Tình Hình Nghiên Cứu Trong Trong Di Truyền và Chọn Giống Cá 2
2.1.1 Ngoài nước 2
2.1.2
Trong nước 2
2.2
Đặc Điểm Sinh Học của Cá Chép Nhật (Cyprinus carpio) 3
2.2.1 Nguồn gốc 3
2.2.2 Phân loại 3
2.2.3 Đặc điểm hình thái 4

2.2.4 Môi trường sống 5
2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng 6
2.2.6 Đặc điểm sinh sản 6
2.2.7 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.3 Một Số Thành Tựu Nghiên Cứu Sự Di Truyền về Bộ Vẩy và Màu Sắc ở Cá
Chép (Cyprinus carpio) 6
2.3.1 Di truyền bộ vẩy ở cá chép (Cyprinus carpio) 6
2.3.2 Di truyền màu sắc ở cá chép 7
2.4 Thức n Dùng Nuôi Cá Chép Nhật (Cyprinus carpio) 8
2.4.1 Một số loại thức ăn tự nhiên ảnh hưởng đến sự lên màu ở cá cảnh 8
2.4.2 Một số loại thức ăn chế biến dùng ương nuôi cá chép Nhật 10

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài 11
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

vii
3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bò Nghiên Cứu 11
3.2.1
Đối tượng nghiên cứu 11
3.2.2
Dụng cụ thí nghiệm 11
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu 12
3.3.1 Kỹ thuật cho lai tạo cá chép Nhật (Cyprinus carpio) 12
3.3.2 Ương nuôi cá chép Nhật (Cyprinus carpio) 14

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18


PHẦN I: KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus
carpio) 18

4.1
Kỹ Thuật Bố Trí cho Cá Chép Nhật Sinh Sản 18
4.1.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ 18
4.1.2 Công tác chuẩn bò cho cá sinh sản 18
4.1.3 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản 20
4.1.4 Hình thức sinh sản 21
4.1.5 Bố trí phép lai 21
4.2 Kết Quả cho Cá Chép Nhật Sinh Sản 23
4.2.1 Hoạt động sinh sản của cá bố mẹ 23
4.2.2 Kết quả sinh sản của cá ở NT I (đực màu vàng gấm × cái vàng gấm) 24
4.2.3 Kết quả sinh sản của cá ở NT II (đực hai màu trắng đen × cái màu đỏ đen) 25
4.3 Kết Quả p Trứng Cá Chép Nhật (Cyprinus carpio) 27
4.3.1 Hình thức ấp trứng 27
4.3.2 Kết quả ấp trứng 29

PHẦN II: KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) 33

4.4 Yếu Tố Môi Trường trong Quá Trình Thí Nghiệm 33
4.4.1 Nhiệt độ 33
4.4.2 pH 34
4.5 Tốc Độ Sinh Trưởng, Tỉ Lệ Sống và Khả Năng Lên Màu của Cá Chép Nhật 34
4.5.1 Tăng trưởng của cá chép Nhật (Cyprinus carpio) 34
4.5.2 Tỷ lệ sống của cá chép Nhật 60 ngày tuổi 42
4.5.3 Khả năng lên màu của cá chép Nhật 44

V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53


5.1
Kết Luận 53
5.2 Đề Nghò 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

viii


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết quả cho sinh sản nhân tạo cá chép Nhật (Cyprinus carpio)
Bảng 1 kết quả sinh sản nhân tạo cá chép Nhật
Bảng 2 kết quả ấp trứng cá chép Nhật
Phụ lục 2 Chỉ tiêu môi trường trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3 kết quả nhiệt độ và pH trong thời gian thí nghiệm
Phụ lục 3 Tăng trưởng của cá chép Nhật (NT I)
Bảng 4 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 15 ngày tuổi
Bảng 5 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 30 ngày tuổi
Bảng 6 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 45 ngày tuổi
Bảng 7 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 60 ngày
Phụ lục 4 Tăng trưởng của cá chép Nhật ở (NT II)
Bảng 8 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 15 ngày tuổi
Bảng 9 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 30 ngày tuổi
Bảng 10 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 45 ngày tuổi
Bảng 11 kết quả kiểm tra tăng trưởng của cá chép nhật 60 ngày tuổi
Phụ lục 5 Một số hình ảnh minh họa cá chép Nhật
Hình 1 cá 15 ngày tuổi của CT I
Hình 2 cá 15 ngày tuổi của CT II
Hình 3 cá 30 ngày tuổi của CT I

Hình 4 cá 30 ngày tuổi của CT II
Hình 5 cá 45 ngày tuổi của CT I
Hình 6 cá 45 ngày tuổi của CT II
Hình 7 cá 60 ngày tuổi của CT I
Hình 8 cá 60 ngày tuổi của CT II
Phụ lục 6 Cá chép Nhật (Cyprinus carpio) có giá trò kinh tế rất cao trên thò
trường hiện nay
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG



BẢNG NỘI DUNG TRANG

PHẦN I SINH SẢN CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) 18

Bảng 4.1 Kết quả phép lai thứ nhất (CT I) 24
Bảng 4.2 Kết quả phép lai thứ hai (CT II) 25
Bảng 4.3 Kết quả ấp trứng cá chép Nhật 29

PHẦN II ƯƠNG NUÔI CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) 33

Bảng 4.4 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 33
Bảng 4.5 Chiều dài trung bình của cá chép Nhật qua các lần kiểm tra 35
Bảng 4.6 Trọng lượng trung bình cá chép Nhật qua các lần kiểm tra 36
Bảng 4.7 Chiều dài trung bình của cá NT II qua các lần kiểm tra 41
Bảng 4.8 Trọng lượng trung bình của cá NT II qua các lần kiểm tra 42

Bảng 4.9 Tỷ lệ sống của cá 60 ngày tuổi ở NT I 43
Bảng 4.10 Tỷ lệ sống của cá 60 ngày tuổi ở NT I 44




















Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

x
DANH SÁCH ĐỒ THỊ


ĐỒ THỊ NỘI DUNG TRANG


PHẦN I SINH SẢN CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) 18

Đồ thò 4.1 Sức sinh sản thực tế của cá chép Nhật qua bốn đợt sinh sản 26
Đồ thò 4.2 Tỉ lệ thụ tinh của cá chép Nhật qua bốn lần sinh sản 30
Đồ thò 4.3 Tỉ lệ nở của cá chép Nhật qua bốn lần ấp trứng 31

PHẦN II ƯƠNG NUÔI CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) 33

Đồà thò 4.4 Sự tăng trưởng chiều dài cá ở CT I và CT II trong thí nghiệm 36
Đồ thò 4.5 Sự tăng trưởng trọng lượng cá ở CT I và CT II trong thí nghiệm 37
Đồ thò 4.6 Tỷ lệ sống của cá chép Nhật giữa CT I và CT II trong thời gian thí
nghiệm (NT I) 43



























Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

xi

DANH SÁCH HÌNH ẢNH


HÌNH ẢNH NỘI DUNG TRANG

Hình 3.1 Ương cá trong giai 15
Hình 3.2 Ương cá trong bể kính 15

PHẦN I SINH SẢN CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) 18

Hình 4.1 Bố trí bể cho cá chép Nhật sinh sản 20
Hình 4.2 Cá bố mẹ vàng gấm 22
Hình 1.3 Cá bố mẹ hai màu đỏ đen và đen trắng 22
Hình 4.4 Hoạt động sinh sản của cá bố mẹ vàng gấm 23
Hình 4.5 Hoạt động s sản của cá bố mẹ hai màu đỏ đen và đen trắng 24
Hình 4.6 p trứng cá chép Nhật 27

Hình 4.7 Trứng sau khi ấp được 10 giờ 28

PHẦN II ƯƠNG NUÔI CÁ CHÉP NHẬT (Cyprinus carpio) 33

Hình 4.8 Chiều dài cá 15 ngày tuổi của CT I 37
Hình 4.9 Chiều dài cá 15 ngày tuổi của CT II 38
Hình 4.10 Chiều dài cá 30 ngày tuổi của CT I 38
Hình 4.11 Chiều dài cá 30 ngày tuổi của CT II 39
Hình 4.12 Chiều dài cá 45 ngày tuổi của CT I 39
Hình 4.13 Chiều dài cá 45 ngày tuổi của CT II 40
Hình 4.14 Chiều dài cá 60 ngày tuổi của CT I 40
Hình 4.15 Chiều dài cá 60 ngày tuổi của CT II 41
Hình 4.16 Màu sắc cá ở CT I 47
Hình 4.17 a 47
Hình 4.17 b 48
Hình 4.17 c 48
Hình 4.17 d 49
Hình 4.17 e 49
Hình 4.17 f 50
Hình 4.17 g 50
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


I. GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu nuôi cá cảnh giải trí ngày càng được ưa
chuộng ở thò trường trong và ngoài nước. Nuôi cá cảnh không chỉ thể hiện là lòng yêu

thiên nhiên, ngưỡng mộ cái đẹp do thiên nhiên tạo ra. Được tiếp xúc với cái đẹp con
người sẽ giảm bớt được sự căng thẳng của đời thường, sống nhân ái hơn, thư thái,
thanh thoát hơn, thoải mái hơn. Có thể nói “việc nuôi cá cảnh đã mang lại niềm vui
cho mọi gia đình”.

Từ việc thưởng ngoạn những loài cá đã nuôi được, người ta luôn ra sức tìm
kiếm những loài cá q hiếm đang tồn tại trong thiên nhiên. Trong số các loài cá nước
ngọt được nuôi ở Việt Nam hiện nay, cá chép là loại cá được xếp vào nhóm có giá trò
kinh tế và nhiều loài được chọn để nuôi cá cảnh. Sự lựa chọn này trở nên phổ biến
đối với người nuôi cá cảnh Việt Nam và một trong số đó là cá chép Nhật. Với sự phối
hợp giữa các màu đỏ, vàng, đen, trắng, cá chép Nhật đã thu hút được sự chú ý của
những người nuôi cá cảnh bởi sự đa dạng về màu sắc về kiểu vây, vẩy và cũng rất dễ
nuôi. Do đó, chúng đã được du nhập vào Việt Nam và được rất nhiều người ưa
chuộng.

Với thò hiếu của người chơi cá cảnh ngày càng đa dạng, họ đòi hỏi đối tượng
được nuôi phải thật độc đáo, màu sắc đẹp, lạ mắt, có giá trò. Không chỉ bằng lòng với
những cái đẹp mà thiên nhiên đã tạo ra, những cái kỳ lạ, những cái đẹp hiện hình
trên cơ thể các loài cá, mà chúng ta cần phải biết cách vận dụng những kiến thức
khoa học trong lai ghép tạo màu làm đa dạng màu sắc cũng như tạo dáng, … từ đó
cung cấp cho thò trường những sản phẩm ngày một phong phú hơn.

Để đáp ứng nhu cầu này, vấn đề chọn và lai tạo các loài cá chép Nhật với
nhau để tạo ra ưu thế lai, sản xuất ra thế hệ con lai mang màu sắc và nét độc đáo
riêng là vấn đề đặt ra cho các nhà chọn giống cá.

Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài”Kỹ Thuật Lai Tạo
Cá Chép Nhật (Cyprinus carpio)” nhằm từng bước góp phần vào công tác chọn
giống cho thò trường cá cảnh trong và ngoài nước.


1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Bố trí một số phép lai nhằm tạo ra thế hệ con lai có màu sắc đẹp.

Theo dõi sự thể hiện màu sắc của con lai qua từng giai đoạn ương nuôi.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1
Tình Hình Nghiên Cứu Trong Di Truyền và Chọn Giống Cá

2.1.1 Ngoài nước

Việc vận dụng ưu thế lai trong công tác lai tạo, loài người đã biết từ lâu.
Nhưng trên sách báo khoa học, hiện tượng ưu thế lai lần đầu tiên được Koeleuter,
1766 nhận thấy khi tác giả nghiên cứu và đã công bố kết quả lai hai loài thuốc lá với
nhau.

Tuy nhiên, lý thuyết về ưu thế lai được hình thành rõ rệt dần chỉ từ khi xuất
hiện tác phẩm nổi tiếng của Darwin người sáng lập ra học thuyết tiến hóa.

Nhưng phát triển nhất của di truyền học bắt đầu từ năm 1953 khi Watson và
Krie giải thích được cấu tạo của AND. Người ta đã chứng minh được là chính AND
giữ thông tin di truyền và truyền nó từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác và
từ bố mẹ sang con cái.

Riêng đối với nghề nuôi cá, công tác chọn giống nói chung và ứng dụng ưu

thế lai nói riêng phát triển tương đối chậm. Tuy vậy, ngay từ năm 1935 Kiapisnikôp
và Bankasina nhận thấy con lai có sức sống cao, lớn nhanh khi cho lai cá chép đốm
với cá chép hoang dại ở sông Vôn ga. Ngày nay, nhiều thực nghiệm về lai cá hồi, cá
tầm, cá mặt trời, … cũng đem lại kết quả rõ rệt. Như vậy, ứng dụng ưu thế lai trong
nghề nuôi cá đã trở nên khá phổ biến.

Vậy bản chất ưu thế lai là gì ? Danh từ “ưu thế lai”(heterosis) ngày nay được
chỉ những ưu việt của con lai (hybrid) trong sự phát triển cơ thể hay sự thể hiện các
tính trạng so với bố mẹ chúng khi giao phối giữa các nhóm, các quần đàn, các dòng
các phẩm giống, các nòi, các loài phụ, các loài hoặc các đơn vò phân loại xa hơn với
nhau. Ưu thế lai thường thể hiện ở chỗ con lai có sức sống cao, tốc độ tăng trưởng
mạnh hơn, màu sắc đẹp hơn.

2.1.2
Trong nước

Ở nước ta, trong sản xuất giống và nghiên cứu đã thực hiện một số công thức
lai các loài cá mới, nhưng không phải công thức nào cũng làm xuất hiện ưu thế lai.

Cá chép là một loài cá nuôi quý ở nước ta. Tuy cùng là một loài, cá chép có
nhiều loại hình. Để tìm ra các công thức lai trong đó xuất hiện các ưu thế lai, từ năm
1971 – 1977 “Đề Tài Lai Kinh Tế Một Số Loài Cá Nuôi”của Trạm Nghiên Cứu Cá
Nước Ngọt Đình Bản đã lai cá chép trắng với cá chép đỏ, cá mè trắng với cá mè hoa
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
3

và sau khi nhập nội cá chép kính Châu u (Hungari) đã cho lai giữa cá chép kính
Hungari với cá chép Trắng Việt Nam.


Phạm Mạnh Tường và Trần Mai Thiên, (1979) đã tiến hành đề tài “Lai kinh
tế cá chép” nhằm ứng dụng các kết quả đạt được vào sản xuất.

2.2 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Chép Nhật (Cyprinus carpio.)
2.2.1 Nguồn gốc
Cá chép màu có nguồn gốc từ cá chép hoang dại ở Nhật Bản và được gọi là
cá“koi”. Nhật Bản có một từ đặc biệt để gọi cá hoang dại là “Magoi”chép màu và
con lai “magoi” gọi là “koi”. Những con chép “koi” này được lai tạo để tạo màu gọi
là Nishiki.
Tất cả có hàng trăm vạn cá”koi”có màu sắc khác nhau nhưng đều có tên khoa
học là Cyprinus carpio. Theo “Manual to Nishikikoi” của Takio kuroki thì cá chép
Nhật xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc cách đây 2.500 năm. Có thể người trung quốc
tạo ra màu sắc đốm trên cơ thể cá, còn người Nhật thì phát hiện ra chúng và cũng là
người gọi chúng bằng cái tên Nishikigoi.
Người Nhật là người đầu tiên tạo ra những thay đổi tự nhiên và phát triển
chúng xa hơn. Những người nông dân trồng lúa ở đây sử dụng chúng làm thức ăn như
các loài cá khác. Nhưng vào các năm 1820, 1830 họ bắt đầu cho đẻ một vài con cá
chép theo sự hấp dẫn về thẩm mỹ, đa dạng về màu sắc và giữ chúng trong nhà như
những vật cưng. Từ đó niềm yêu thích cá “koi” lan rộng ra nhiều vùng và cả nước
Nhật. Niềm yêu thích cá “koi” ở Nhật càng tăng cao hơn khi mà Hoàng đế Hirohito
được tặng cá “koi” vào năm 1914. Hầu hết những ai có cùng sở thích là cá “koi” đều
xem Niigata là nơi sinh ra cá Nishikigoi. Ngày nay, có hơn 100 loài có màu sắc khác
nhau ở cá “koi”.
Nhưng theo Mills, 1993 và Võ Văn Chi, 1993 cho rằng cá chép Nhật có nguồn
gốc từ Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây, là giống cá nuôi
hồ lý tưởng.Vì vậy, ở Nhật người ta có cả nghề truyền thống lâu đời về các vườn cây
thủy sinh (trích bởi Dương Hồng Nga, 2003). Tuy nhiên, vẫn chưa có tài liệu nào
thống nhất ghi nhận nguồn gốc xuất xứ của cá chép Nhật.
2.2.2 Phân loại


Theo Mills, 1993 cho rằng cá chép Nhật thuộc
Bộ : Cypriniformes
Họ : Cyprinidae
Giống : Cyprinius
Loài : Cyprinus carpio
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
4

Tên tiếng Anh: Common carp
Tên tiếng Việt: Cá Chép Nhật, hay người ta thường gọi loại cá này bằng tên Nhật
“Nishiki Koi” có nghóa là cá chép có màu gấm (Mills, 1993).

2.2.3 Đặc điểm hình thái

2.2.3.1 Hình thái

Thân dẹp bên, đầu thuôn, có hai đôi râu. Miệng hướng về phía trước khá rộng,
khởi điểm của vây lưng nằm sau khởi điểm của vây bụng, vây hậu môn cao gần bằng
vây lưng.

Vây đuôi có hai thùy bằng nhau, tia cứng cuối cùng của vây lưng và vây hậu
môn đều có răng cưa ở cạnh trong.

Cá thiên, nhiên thường có màu trắng xám, lưng màu tối, bụng màu sáng, cạnh
các vây màu đỏ.

Tuy nhiên do điều kiện sống khác nhau nên loài cá chép ở các vùng khác
nhau thể hiện biến dò rất rõ, nhất là về hình dạng và số lượng vây, màu sắc, kích
thước và hình dạng toàn thân.


2.2.3.2
Màu sắc

Theo Mills (1993; trích bởi Dương Hồng Nga, 2003) cho rằng có thể phân biệt cá
chép Nhật theo màu sắc và vẩy như sau:
Cá chép Nhật có màu sắc rất đa dạng với sự phối hợp của bốn màu đỏ, vàng, đen,
trắng đã gây được sự chú ý đến người nuôi cảnh.
Cá chép Nhật hai màu Koi bicolore, có màu trắng với các mảng đỏ gọi là
Kohaku.
Cá có màu vàng kim hay bạc gọi là Hariwaki.

Cá chép Nhật ba màu Koi tricolore, trên thân có màu vàng cam, đen đốm vẩy
lớn Doitsu gọi là loài cá chép Agasi, ba màu truyền thống, nhiều đốm đỏ và đen trên
thân màu trắng gọi là Taisho sanke.

Cá có màu vàng là Mongrel koi.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
5

2.2.3.3
Chia theo vẩy

Loại vẩy lớn là cá chép Doitsu
Loại vẩy với hoa văn giống trái thông là cá chép Matsuba
Loại vẩy có những ánh kim vàng là cá chép Kin-Rin hoặc có ánh kim bạc là
cá chép Gin-Rin.
Ngoài ra, những nhà nuôi cảnh có thể phân biệt cá chép theo các vây: cá chép

đuôi dài còn gọi là cáù chép phụng có nguồn gốc từ Châu Âu và cá chép đuôi cụt có
nguồn gốc từ Châu Á. Cùng một kích cỡ và tuổi thì cá chép đuôi dài có các vây lưng,
vây hậu môn, vây ngực và đuôi dài hơn so với chép đuôi cụt.

2.2.3.4 Kích cỡ

Cá chép Nhật là loại cá cảnh đẹp nhất trong họ cá chép Cyprinidae. Trong tự
nhiên, những con đẹp nhất có thể dài đến một mét nhưng cá nuôi trong bể thường có
kích thước nhỏ hơn (Võ Văn Chi, 1993). Axelrod, 1995 cho rằng kích thước tối đa của
cá trưởng thành là 60 cm và Mills, 1993 cho rằng chiều dài trung bình cá là 25 cm
(trích bởi Dương Hồng Nga, 2003).

2.2.4 Môi trường sống

Cá chép là loài phân bố rộng khắp thế giới. Cá sống ở nước ngọt, trong các
ao, suối, sông, hồ. Cá chép thường sống ở tầng giữa và tầng đáy bơi lội thành đàn.
Môi trường nuôi sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và tăng trưởng của cá. Cá
chép Nhật có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 14
o
/
oo
, hàm lượng oxy thấp
nhất trong bể nuôi là 2mg/L, độ pH từ 4 – 9, nhiệt độ nước 20 – 27
o
C (Võ Văn Chi,
1993). Nhưng theo Lê Thò Thanh Muốn, 2001 thì cá chép Nhật chỉ có thể chòu được
độ mặn 2 – 6
o
/
oo

với độ pH từ 6 – 7,5 và ngưỡng oxy là 0,245 mg/L.
Môi trường nước thích hợp nhất cho cá là pH = 7,6 và có độ cứng là 12 (theo
thang độ cứng của Đức), nhiệt độ 19
o
C, và cá có thể sống được ở mọi tầng nước
(Axelrod, 1995).
Cá thích nước trong sạch và ngưỡng oxy cao, phân bố rộng, sống ở các vùng
thuộc châu Á, trong các thủy vực (Lê Thò Bình, 2001). Tuy nhiên, do điều kiện sống
khác nhau thể hiện biến dò rất rõ, nhất là về hình dạng toàn thân, số lượng vẩy, màu
sắc, kích thước và một trong số đó là cá chép Nhật. Do được thuần hóa nên theo các
nhà nuôi cảnh, cá chép Nhật rất thích hợp với điều kiện nuôi tại Việt Nam và sinh
trưởng tốt.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
6

2.2.5
Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp thiên về động vật, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn
hoàng bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như Moina, Daphnia, Cyclops, … hay lòng đỏ
trứng nấu chín.
Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó tỉ lệ sống
bò ảnh hưởng lớn, trong điều kiện nuôi chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như
trùn chỉ, cung quăng, ...
Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp
thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Trong điều kiện nuôi cá còn
ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên
hoặc sợi (Võ Văn Chi, 1993).
2.2.6 Đặc điểm sinh sản


Cá chép 8 – 10 tháng tuổi bắt đầu đẻ được. Cá đẻ tự nhiên trong ao nuôi.
Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần
hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm.
Thời gian tái phát dục nhanh, khoảng 15 ngày đối với cá đực và 20 – 30 ngày
đối với cá cái nhưng cũng tùy thuộc thức ăn, chế độ nuôi vỗ, nhiệt độ nước và các yếu
tố môi trường khác như lượng oxygen hòa tan (DO), ánh sáng, độ pH, ...
Cá đẻ trứng dính vào cây cỏ thủy sinh chìm trong nước và có tập tính ăn trứng
sau khi đẻ.

Sức sinh sản thực tế của cá chép dao động từ 100.000 – 120.000 trứng/kg cá
cái (Ngô Văn Ngọc, 2001).

2.2.7
Đặc điểm sinh trưởng

Cá chép là loài có sức sinh trưởng rất nhanh. Theo Lê Thò Bình (2001), cá
ngoài tự nhiên có thể dài đến 1m, trong điều kiện nuôi dưỡng cá dài 25 – 60cm.

2.3 Một Số Thành Tựu Nghiên Cứu Sự Di Truyền về Bộ Vẩy và Màu Sắc ở
Cá Chép (Cyprinus carpio)

2.3.1
Di truyền bộ vẩy ở cá chép (Cyprinus carpio)

Bằng những công trình nghiên cứu của các nhà bác học Rudzinxki được tiến
hành từ những năm 20, các nghiên cứu được tiến hành ở Liên xô của Kirpitsnikov.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
7


Balkasina và Golovinxkaia trong những năm 30 và cả một số thí nghiệm được thực
hiện sau đó của nhà nuôi cá người Đức Probst mới tìm ra là: các kiểu vẩy của cá chép
bò chi phối bởi hai đôi gen không liên kết trong nhiễm sắc thể thường. Đó là các gen
S – s và N – n. Kiểu di truyền (Genotype) của các loại cá chép như sau:

Cá chép vẩy : SSnn hay Ssnn

Cá chép đốm : ssnn

Cá chép vạch : SSNn hay SsNn

Cá chép trần : ssNn

Vì N là gen nửa gây chết nên các đồng hợp tử theo nó là SSNN, SsNN, ssNN
chết ở giai đoạn sớm, ngay cuối thời kỳ phát triển phôi.

Hàng trăm phép giao phối theo toàn bộ 21 công thức giữa các nhóm cá chép,
được thực hiện ở các nước khác nhau, đã cho ra kết quả phân ly hoàn toàn phù hợp
với đònh luật Menđen. Điều quan trọng là các nhà khoa học còn chứng minh được
rằng hai đôi gen trên chẳng những quy đònh kiểu vẩy mà còn ảnh hưởng đến một loạt
các tính trạng, hình thái, sinh lý và sinh hóa của cá chép (Phạm Mạnh Tường, Trần
Mai Thiên, 1979).

2.3.2
Di truyền màu sắc ở cá chép

Một điều thường gặp là các kiểu màu sắc được xác đònh bởi sự có mặt hoặc
vắng mặt ở cá một số ít gen đặc biệt: trội hoặc lặn.

Đến nay đã xác lập được tính chất di truyền của một vài kiểu màu sắc cá

chép. Người ta đã nghiên cứu kỹ sự di truyền màu xanh da trời gặp không ít ở các trại
nuôi cá chép. Cá chép xanh da trời của Đức và Balan là đột biến dạng lặn và hầu như
không khác gì cá chép thường về sức sống và tốc độ sinh trưởng. Điều đáng lưu ý là
cá chép xanh da trời của Balan trong năm đầu lớn nhanh nhưng qua năm thứ hai, thứ
ba thì tốc độ lớn giảm và sức sống giảm.

Cá chép vàng, xám, tím của Đức cũng là những dạng đột biến nhưng hiện nay
còn ít được nghiên cứu. Các dạng cá chép có màu sắc khác nhau: vàng ánh (gen g),
xám (gen gr) và xanh da trời (gen b) ở Ixraen được nghiên cứu kỹ. Cả ba kiểu màu
sắc đều được quy đònh bởi các gen lặn di truyền độc lập làm giảm sức sống của cá
con một cách đáng kể.

Có nhiều kiểu màu sắc ở cá chép Việt Nam và nhất là ở cá chép cảnh Nhật :
màu đỏ, vàng gần như trắng, tím, nâu, đen và cả đốm nhiều màu. Theo Kataxonov
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
8

thì cá chép Nhật có được màu là nhờ những tổ hợp của một số gen lặn mà người ta
chưa nghiên cứu được quy luật di truyền, có hai gen trội di truyền kiểu Menđen là
gen đốm vàng sáng đặc biệt trên lưng (D) và gen làm sáng toàn thân (L). Gen màu
sáng khi là dò hợp tử đã làm giảm sức sống của cá chép con, những đồng hợp thử thì
hầu như chết hoàn toàn. Ở Việt Nam người ta hoàn toàn chưa nghiên cứu gì các kiểu
màu cá chép, chỉ biết rằng một số trong chúng chậm lớn (Kirpitsnikov, 1977).

2.4 Thức n Dùng Nuôi Cá Chép Nhật (Cyprinus carpio.)

2.4.1
Một số loại thức ăn tự nhiên ảnh hưởng đến sự lên màu ở cá cảnh


Sắc tố hiện diện trên da có vai trò rất quan trọng đối với các loài cá cảnh. Cá
không thể sinh tổng hợp các sắc tố nên phải được bổ sung vào thành phần thức ăn để
cải thiện màu sắc cho cá, nhằm lôi cuốn thò hiếu người thưởng ngoạn.

Các sắc tố có thể có sẵn trong một số nguyên liệu dạng tự nhiên hay nhân tạo.
Có nhiều loài động vật và thực vật chứa các sắc tố thiên nhiên tạo cho cơ, da của cá
có màu vàng, đỏ, …

Carotenoid là một trong những nhóm sắc tố hiện diện nhiều trong thực vật và
động vật, là loại chất màu không bền dễ bò oxy hóa, có màu vàng, cam, đỏ tan nhiều
trong mỡ.

Astaxanthin là nguồn sắc tố thiên nhiên hiện diện nhiều trong các loài giáp
xác như: tôm, cua, tép. Lutein và zeazanthin là các sắc tố có nhiều trong thực vật phổ
biến là trong bắp vàng, bột cỏ, tảo. Lutein tạo ra màu vàng trong khi zeazanthin tạo
ra màu vàng cam.

Sự tích lũy các sắc tố trong cơ, da tùy thuộc vào sự hấp thu, chuyển vận, biến
dưỡng các hợp chất này trong cơ thể động vật thủy sản, Astaxanthin được hấp thu và
tích lũy dễ dàng khi ở dạng tự do hơn là ester hóa. Trong các loài cá cảnh thì cá vàng
có khả năng hấp thụ carotenid tốt nhất theo thứ tự sau: Zeazanthin > Astaxanthin >
Lutein (vàng cam > đỏ thẩm > vàng ) Lê Thanh Hùng, 2000; trích bởi Mai Thò Thu
Hiền 2005).

2.4.1.1 Tép bò

Tép bò là loại giáp xác có kích thước nhỏ, thân tròn, Khi còn sống cơ thể trắng
trong. Với đặc điểm cơ thể rắn chắc có mùi tanh đặc trưng, giá trò dinh dưỡng cao.
Nên tép bò không chỉ là nguồn thực phẩm cho con người mà còn là nguồn thức ăn rất
hấp dẫn cho nhiều loài cá cảnh như: Tai Tượng Phi Châu, cá Chép Nhật, …


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
9

Theo Phạm Văn Trang (1983; trích bởi Lê Thò Thu, 1994; trích bởi Mai Thò
Thu Hiền 2005) thì thành phần dinh dưỡng của tép bò được phân tích như sau:

Protein : 26%
Lipid : 0,86%
Nước : 77,5%
Vật chất khô : 1,58%

2.4.1.2 Thòt bò

Thòt bò là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng là loại thức ăn giúp
cá lên màu rất tốt.

Theo Từ Giấy – Bùi Thò Như Thuận (1964, trích bởi Mai Thò Thu Hiền; 2005)
thành phần dinh dưỡng của thòt bò như sau:

Protit : 16-21%
Lipid : 0,6-3,7%
Glucid : 0,4-0,8%
Nước : 55-78%
Khoáng : 0,7-1,3
Vật chất khô : 2,5-3%

2.4.1.3 Trùn chỉ


Trùn chỉ (Tubifex) thuộc họ Tubificidae. Trùn chỉ có màu đỏ, nhỏ trông như
sợi chỉ, thường dài khoảng 1-5cm. Chúng sống ở nơi có nguồn nước bò nhiễm bẩn.
Chúng hay tụ lại thành từng đám nhỏ nổi trên mặt nước đầu cắm xuống bùn hơi động
tới là chúng lẩn xuống bùn. Thường được cào bắt và bán phổ biến ở các tiệm bán cá
cảnh.

Theo Phạm Văn Trang (1983; trích bởi Lê Thò Thu, 1994; trích bởi Mai Thò
Thu Hiền, 2005) thì thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích như sau:

Đạm : 8,92%
Lipid : 2,00%
Vật chất khô : 13,46%
Nhiệt lượng : 0,5 – 0,7 kcal/g trùn chỉ

Trùn chỉ là loại thức ăn nhiều dinh dưỡng và rất thông dụng cho các loài cá
cảnh, từ các loài cá con mới vài ngày tuổi cho tới các loài cá lớn. Tuy nhiên, việc bảo
quản chúng trong thời gian lâu gặp không ít khó khăn do chúng khó tách hết các chất
dơ bẩn bám trên cơ thể có thể đây là nguyên nhân gây bệnh cho cá. Vì vậy, nên xử lí
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
10

trước khi cho cá ăn bằng cách gạn sạch các chất bẩn và ngâm nước muối loãng có
nồng độ 0,1%.

2.4.1.4
Moina

Moina hay còn được gọi là bobo thuộc nhóm động vật không xương sống,
sống chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như ao hồ, … Có kích thước nhỏ 0,7 – 1 mm

hình bầu dục, có vỏ giáp xác bao bọc cơ thể, không phân đốt rõ rệt, sống lơ lửng, bơi
lội chậm chạp, tập trung thành từng đám. Moina có giá trò dinh dưỡng cao nên rất
thích hợp làm thức ăn cho cá bột ở thời kỳ đầu.

Moina là một loại thức ăn quan trọng không thể thay thế bằng các loại thức ăn
công nghiệp khác đối với hầu hết các loài cá ở giai đoạn cá mới biết ăn.

2.4.2 Một số loại thức ăn chế biến dùng ương nuôi cá chép Nhật

2.4.2.1 Cám bắp

Gồm cám gạo và bắp xay, trong đó cám gạo có thành phần là lớp nội nhũ, một
phần phối màu của hạt gạo, một ít tấm, gạo và trấu. Cám gạo rất giàu các chất dinh
dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin nhóm B. Chất béo trong cám giàu lecitine,
vitamin E, K và khoảng 50% acid béo chưa no. Hàm lượng protein trong cám khá cao
8-13%, chất béo 7-13%. Chất béo trong cám chứa nhiều acid béo không no chủ yếu
là oleic acid (Nguyễn Văn Thoa – Bạch Thò Quỳnh Mai, 1996; trích bởi Mai Thò Thu
Hiền, 2005).

2.4.2.2 Bột cá

Là nguồn nguyên liệu protein động vật phổ biến nhất dùng trong chế biến
thức ăn chăn nuôi và thức ăn cho tôm cá. Chẳng những nó có giá trò protein cao 40-
60%, nó còn chứa đầy đủ các amino acid thiết yếu, đặc biệt là các acid béo không no,
các vitamin như vit B1,vit B12, vit A, vit D, …

Bột cá cũng giàu muối khoáng, chiếm khoảng 15-20% trọng lượng. Bột cá
chứa các yếu tố kích thích tăng trưởng trên thủy sản và có vai trò quan trọng làm thức
ăn ngon miệng và hấp dẫn (Lê Thanh Hùng, 2000; trích bởi Mai Thò Thu Hiền,
2005).

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
11

III . VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1
Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài được thực hiện từ 25/3/2005 _ 30/7/2005 tại trại cá cảnh Thanh Đa và
trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bò Nghiên Cứu

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Cá chép Nhật ( Cyprinus carpio) bố mẹ được cung cấp từ trại sản xuất giống
cá cảnh ở Thanh Đa, Q. Bình Thạnh.

3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm

Bể composite thể tích 1m
3

Bồn lọc nước
Thau nhựa, vợt vớt cá
Hệ thống ống tạo mưa, ống siphon
Nhiệt kế 0
o
C – 40

o
C, 0
o
C – 100
o
C
Test đo pH
Giá thể cho cá đẻ là bèo
Cân điện, thước đo, giấy kẻ ô ly
Bể kính kích thước 80 × 40 × 60cm
Giai ương kích thước 2 × 2m
Kính hiển vi
Nguồn nước: lấy từ hồ đất qua hệ thống máy bơm, được lắng trong bồn chứa
trước khi sử dụng.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
12

3.3
Phương Pháp Nghiên Cứu

3.3.1
Kỹ thuật cho lai tạo cá chép Nhật (Cyprinus carpio)

3.3.1.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ

Do điều kiện còn hạn chế nên khâu nuôi vỗ cá bố mẹ được thực hiện tại trại
cá cảnh Thanh Đa.
Ao nuôi vỗ: Diện tích khoảng 1000 m

2
.
Hình thức nuôi vỗ: nuôi chung đực cái, mật độ 20 – 25 cá thể/100 m
2
(tương
đương 10 – 15 kg/100 m
2
). Với tỷ lệ 1/2 hay 1/3.
Thức ăn: bao gồm cám và bã đậu nành trộn chung và nấu chín, cho ăn với
khẩu phần 5 – 7% tổng trọng lượng đàn cá nuôi, mỗi ngày cho ăn hai lần lúc sáng và
chiều.
3.3.1.2 Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ
- Cách tuyển chọn
Chọn những con có ngoại hình đẹp, cân đối, khoẻ mạnh, không bò dò hình dò
tật, màu sắc đậm nét vượt trội hơn so với các cá thể cùng lứa.
- Phân biệt đực, cái:
Cá đực: vây ngực có nhiều nốt sần, xương nắp mang và vẩy rất nhám, lỗ sinh
dục lõm.
Cá cái: vây ngực, vẩy và xương nắp mang trơn láng, lỗ sinh dục hơi lồi.
3.3.1.3
Chăm sóc cá bố mẹ
Cho ăn mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và chiều. Đònh kỳ thay nước mỗi ngày
một lần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước cũ, nguồn nước lấy trực tiếp từ sông Sài Gòn
thông qua cống dẫn nước. Hằng ngày kiểm tra ao vào lúc sáng sớm và chiều mát để
nắm vững tình hình hoạt động của cá. Thường xuyên kiểm tra để sửa chữa hư hỏng
kòp thời và đònh kỳ tẩy dọn ao.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.
13

3.3.1.4
Thí nghiệm cho cá bố mẹ sinh sản

Thí nghiệm cho sinh sản cá chép Nhật được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.

a/ Thiết bò cho cá sinh sản

Sử dụng bể composit với thể tích 1m
3
cho cá sinh sản. Trước khi bố trí cho cá
sinh sản nên vệ sinh bể thật sạch, cấp nước vào bể, cho giá thể vào và kích thích mưa
nhân tạo.

b/ Chọn cá bố mẹ cho sinh sản

Đối với cá chép Nhật có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau:

Cá đực: Có hình dạng thon dài, vây ngực nhám, nếu vuốt nhẹ ở bụng sẽ có
tinh dòch màu trắng đục như sữa chảy ra.

Cá cái: Bụng to, mềm đều nếu lật ngữa cá lên nghiêng về phía đuôi sẽ thấy
hình hai buồng trứng sệ xuống hay dùng que thăm trứng ta thấy trứng có màu vàng,
tròn căng và độ rời cao.

c/ Công thức phối màu cá bố mẹ


Thí nghiệm được chia làm hai công thức, mỗi công thức được lặp lại hai lần.

CT I: Cho lai cá chép Nhật có màu gấm vàng với nhau.

CT II: Cho lai cá đực có hai màu đen trắng với cá cái có hai màu đỏ đen.

Xác đònh sức sinh sản (SSS) thực tế, sức sinh sản thực tế tương đối.
- Sức sinh sản thực tế tương đối: là số trứng cá đẻ ra trên một đơn vò trọng
lượng cá cái (Pravdin, 1963).
SSS thực tế
SSS thực tế tương đối = (trứng/kg hay trứng/g)
Trọng lượng cá
- Sức sinh sản thực tế
Cách tính SSS thực tế:
Xác đònh số lượng giá thể cho vào bể đẻ.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
14

Sau khi cá bố mẹ ngừng sinh sản, đếm số lượng trứng bám trên năm giá thể ở
năm vò trí khác nhau của bể, chia trung bình rồi nhân với số lượng giá thể trong bể
đẻ. Trên cơ sở đó, ta tính được SSS thực tế cho từng đợt sinh sản.

d/ Hình thức sinh sản

Sau khi chọn cá bố mẹ thành thục tốt bố trí vào bể composit có thể tích
1m
3
cho sinh sản theo hình thức đẻ tự nhiên kèm theo kích thích mưa nhân tạo và thả
giá thể.


e/ p trứng

Cá Chép Nhật là loài đẻ trứng dính và có tập tính ăn trứng, nên sau khi sinh
sản xong vớt cá bố mẹ ra khỏi bể đẻ, xiphon thay một phần nước trong bể và kích
thích nước chảy nhẹ để đảm bảo đủ lượng oxy cần thiết cho quá trình phát triển của
phôi.

Xác đònh tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột:

Số trứng thụ tinh
Tỉ lệ thụ tinh (%) = x 100
Số trứng thu được

Xác đònh tỉ lệ thụ tinh sau 10 – 12 giờ kể từ khi ấp trứng
Số cá nở
Tỉ lệ nở (%) = x 100
Số trứng thụ tinh

Số cá sau ba ngày tuổi
Tỉ lệ sống của cá bột (%) = x 100
Số cá mới nở

3.3.2 Ương nuôi cá chép Nhật (Cyprinus carpio)

Cá chép Nhật được ương nuôi từ 3 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi theo 2 nghiệm
thức.

NT I: Bố trí ương trong giai lưới (2x2m) đặt trong ao, với mật độ 300 con /giai
và được lặp lại 3 lần cho mỗi đợt sinh sản.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×