Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ ngộ độc chì nặng vì dùng “thuốc cam” chữa loét miệng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.81 KB, 5 trang )

Trẻ ngộ độc chì nặng vì dùng “thuốc cam” chữa
loét miệng
Liên tục dùng thuốc nam (còn gọi là thuốc cam)
mua ở chợ gần nhà để bôi tưa lưỡi và hăm mông
từ khi 1 tháng tuổi, bé Đặng Ngọc T. (4 tuổi, Mỹ
Đức, Hà Nội) phải nhập viện do còi cọc, thiếu máu
và ngộ độc chì nặng từ loại thuốc này.

Ảnh hưởng cả thể chất, trí tuệ
Chị Đặng Thị N, mẹ bé T cho biết, do bé thường bị
tưa lưỡi và hăm đỏ mông nên gia đình đã mua “thuốc
cam” ở chợ gần nhà để bôi liên tục trong nhiều năm.
Khi 2 tuổi, thấy bé còi cọc, yếu ớt, da xanh xao, gia
đình cho đi khám và được chẩn đoán là thiếu máu.
Mặc dù được truyền máu liên tục trong 2 năm sau đó
nhưng thể trạng bé vẫn rất còi cọc. Đến khi bé 4 tuổi,
làm xét nghiệm tại Trung tâm chống độc, gia đình
mới biết bé bị nhiễm chì rất nặng, phải nhập viện
điều trị.
TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc (BV
Bạch Mai) cho biết: “Rất may khi vào viện, cháu vẫn
còn khá nhanh nhẹn. Hy vọng việc điều trị kịp thời sẽ
giúp bé tránh được những thương tổn về thần kinh”.
Tuy nhiên, qua 2 tuần điều trị, tình trạng ngộ độc chì
vẫn chưa được cải thiện nhiều.
TS Duệ cho biết, trẻ em ngộ độc chì rất nguy hiểm
nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính. Vì không chỉ
nhiễm chì trong máu, mà chì còn xâm nhập vào các
tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể…
khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc chì mãn có thể


kéo dài hàng năm trời và những di chứng về thể chất
và trí não thì khó có thể hồi phục.
Như trường hợp của bệnh nhi 5 tuổi ngộ độc chì vì
uống thuốc nam chữa động kinh được điều trị tại
Trung tâm Chống độc trước đó. Bé bị động kinh nhẹ,
điều trị tây y ổn định, bé nhận thức bình thường, vẫn
đi mẫu giáo, biết nhảy múa, ca hát… nhưng thỉnh
thoảng cháu vẫn có cơn giật nhẹ. Muốn con khỏi
hoàn toàn nên người nhà đã cho uống thuốc nam. Từ
nhanh nhẹn, bé trở thành đứa trẻ nhận thức chậm,
không nhận ra người thân quen, không phân biệt
được đồ ăn, bất cứ gì cũng đút vào mồm sau 1 thời
gian uống thuốc nam có chì. Qua hơn một năm điều
trị, chì được thải độc khỏi cơ thể bé nhưng những di
chứng về thần kinh (nhận thức kém) thì không thể
phục hồi.
Chớ dại tin “lang băm”
Theo TS Phạm Duệ, tuy mới có 2 bệnh nhi ngộ độc
chì được phát hiện và điều trị tại Trung tâm chống
độc nhưng thực tế, số bệnh nhi nhiễm độc chì từ
thuốc nam có thể nhiều hơn vì việc dùng thuốc nam
chữa bệnh cho trẻ nhỏ khá phổ biến. Theo lời mẹ
bé T., loại thuốc cam này được sử dụng rất phổ biến
tại địa phương chị khi có trẻ bị hăm mông, hăm tã, lở
loét miệng Trung tâm chống độc cũng đã xét
nghiệm thuốc bé T. dùng, kết quả cho thấy, trong loại
“thuốc cam” màu đỏ này có hàm lượng chì cao.
“Từ xưa tới nay, dân quê tôi đều nghĩ thuốc cam, dù
là điều trị lở loét hay kích thích ăn uống, đều rất lành.
Không ngờ, con tôi chỉ dùng thuốc bôi cũng bị nhiễm

chì nặng đến vậy. Nếu được làm lại, không bao giờ
tôi dùng thuốc bừa bãi, để giờ con phải khổ như vậy”,
mẹ bé T nói.
“Thuốc nam nếu chữa đúng thuốc, đúng bệnh cũng
rất tốt. Tuy nhiên tránh tình trạng sử dụng
thuốc không rõ nguồn gốc, không nghe theo truyền
miệng, lặn lội xa xôi tới những thầy lang “danh
tiếng” do đồn thổi. Bởi những loại thuốc tự pha chế,
thiếu kiến thức chuyên môn sẽ dễ gây ra nhiều mối
nguy cho sức khoẻ”, TS Duệ cảnh báo.


×