Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

đánh giá điều kiện địa chất công trình khu nhà a, b - khu liên hợp vinaconex, phường nhân chính, quận thanh xuân, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 67 trang )

Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Luận văn
Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu nhà
A, B - Khu liên hợp Vinaconex, phường
Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội ở
giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi. Thiết
kế khảo sát địa chất công trình cho nhà A ở
giai đoạn thiết kế kĩ thuật và lập bản vẽ thi
công
Trang sè : 1
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển, Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc ngày càng
có nhiều người tập trung về thủ đô sinh sống nên nhu cầu nhà ở là cấp thiềt và
rộng lớn. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân ngày càng tập trung về nội
thành là 1 công việc khó khăn. Trong những năm gần đây, Hà Nội đang tập
trung xây dựng các khu chung cư cao tầng cho phù hợp với xu hướng phát triển
chung của đất nước. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này thật tốt thì đòi hỏi phải
có sự nghiên cứu địa chất công trình ( ĐCCT ) một cách tỉ mỉ chính xác để
đảm bảo về mặt kinh tế và kỹ thuật cũng như độ bền của công trình, hạn chế
đến mức tối đa những sai sót kỹ thuật có thể xảy ra khi xây dựng và sử dụng
công trình.
Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực
tế “, sau khi học xong môn học “ Địa chất công trình chuyên môn “, bộ môn
Địa chất công trình đã phân công tôi làm đồ án môn học trên với thời gian là 1
tháng dưới dự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Phan Tự Hướng. Đề tài của tôi
được giao là :
“Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu nhà A, B - Khu
liên hợp Vinaconex, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà
Nội ở giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi. Thiết kế khảo sát địa
chất công trình cho nhà A ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật và lập bản


vẽ thi công“
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung đồ án bao gồm :
Chương I Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, nhân văn, giao thông
thành phố Hà Nội.
Chương II Đặc điểm địa chất đệ tứ thành phố Hà Nội.
Chương III Điều kiện ĐCCT khu nhà ở cao tầng công ty Vinaconex
Chương IV Dự báo các vấn đề địa chất công trình.
Trang sè : 2
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Chương V Thiết kế phương án khảo sát ĐCCT cho khu nhà liên hợp
Vinaconex.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục.
Qua thời gian 3 tháng làm đồ án môn học, với sự nỗ lực của bản thân và sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Th.S Phan Tự Hướng cùng sự giúp
đỡ của các thầy cô trong Bộ môn, tôi đã hoàn thành bản đồ án này theo đúng
thời gian quy định. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm
thực tế còn hạn chế nên bản đồ án này khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn
thầy giáo Phan Tự Hướng cùng các thầy cô trong Bộ môn và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn
Trang sè : 3
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN, GIAO
THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thủ đô Hà nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Giới
hạn toạ độ:

105° 16′ 30″ đến 106° 01′ 30″ kinh độ đông
20° 54′ 30″ đến 21° 25′ 00″ vĩ độ bắc
bao gồm 14 quận huyện : 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Có ranh giới
giáp với các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh.
II - ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Hà Nội là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt:
* Mùa lạnh - khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lạnh nhất thường
vào tháng 1, 2 với nhiệt độ trung bình 16,4°C ÷ 16,5°C có ngày 5°C ÷ 7°C.
Lượng mưa mùa khô không đáng kể, tháng mưa lớn nhất vào mùa khô cũng có
khi đạt 112,6mm.
* Mùa nóng - mưa: Thường bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 10,
nóng nhất là tháng 7, 8 với nhiệt độ trung bình tháng 28,9°C ÷ 29,5°C có ngày
tới 35°C ÷ 40°C.
Độ ẩm tương đối trung bình thường là 80% ÷ 88%. Lượng bốc hơi trung
bình thường là 122m
3
/năm.
Lượng mưa phân bố không đều giữa 2 mùa, mùa mưa lượng mưa chiếm
85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1500 ÷
2000mm, lượng mưa lớn nhất vào tháng 7, 8. Mưa thường liên quan tới bão và
áp thấp nhiệt đới, cường độ có khi vượt quá 150mm/ngày, thường gây úng lụt.
Hướng gió thổi theo hai mùa rõ rệt. Mùa hè hướng gió chủ yếu nhất là
Đông Nam, Nam. Mùa đông chủ yếu là gió hướng Bắc và Đông Bắc. Tốc độ
Trang sè : 4
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
gió hai mùa không chênh lệch nhau nhiều, về mùa hè trung bình là 3m/s. Tốc độ
gió nhỏ nhất thường là tháng 11, 12 (2,2m/s), lớn nhất vào tháng 9 (34m/s). Vào
khoảng thời gian tháng 8, 9 trong năm thường có những trận bão lớn gây nguy
hiểm và thiệt hại cho người và công trình xây dựng.
III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ MẠNG SÔNG HỒ

1. Địa hình
Về mặt địa hình khu vực thành phố Hà Nội thuộc loại địa hình Đồng Bằng
tích tụ, có xu hướng nghiêng thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ cao
tuyệt đối 15 ÷ 3m. Trên bề mặt có hệ thống sông ngòi, đê điều khá phong phú.
2. Mạng sông hồ
Các sông lớn chảy qua phạm vi thành phố Hà Nội như sông Hồng và sông
Đuống, nhỏ như sông Nhuệ, Tô Lịch, Kim Ngưu. Các hồ lớn như Hồ Tây, Bảy
Mẫu, nhỏ như Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Giảng Võ. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4, mực nước cao nhất vào tháng 6,
7, 8, 9, cạn nhất vào tháng 1 và tháng 2. Do có mạng sông hồ khá phong phú
như vậy nên Hà Nội có chế độ nước sông rất phức tạp.
a) Sông Hồng
Sông Hồng là sông lớn thứ hai ở Việt Nam, chảy từ Vân Nam Trung Quốc
vào Việt Nam ở Lào Cai qua khu vực Hà Nội, đoạn qua Hà Nội có số trắc diện
dọc nhỏ từ 0,02 đến 0,05m/km. Hàng năm sông Hồng tải một lượng phù sa rất
lớn ra biển, trung bình là 96,46.10
6
tấn/năm. Hàm lượng phù sa trung bình đạt
1,4kg/m
3
.
b) Sông Đuống
Sông Đuống nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, là sông phân lũ chính của
sông Hồng (22,8%), nó nối với hệ thống sông Thái Bình đi ra biển Đông.
c) Sông Nhuệ
Sông Nhuệ nằm ở phía Tây thành phố, là một nhánh của sông Hồng. Sông
chảy qua địa phận huyện Từ Liêm, có nơi sông là ranh giới tự nhiên giữa Hà
Nội và Hà Tây, lưu lượng dòng chảy mùa khô của sông từ 4,088m
3
đến

Trang sè : 5
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
17,442m
3
. Thủy chế của sông được điều tiết bằng cống Thụy Phương phục vụ
tưới tiêu cho nông nghiệp.
d) Sông Tô Lịch
Bắt nguồn từ Hồ Tây chảy qua nội thành và đến Thanh Trì nhập vào sông
Nhuệ, lưu lượng mùa khô từ 2,339m
3
đến 4,143m
3
, là hệ thống tiêu nước thải tự
nhiên của thành phố Hà Nội.
e) Các hồ
Hà Nội có rất nhiều hồ nhưng đáng kể hơn là Hồ Tây và Hồ Bảy Mẫu.
* Hồ Tây: Nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội rộng 539ha, chu vi 12km, là
đầu nguồn của sông Tô Lịch, là hồ móng ngựa của sông Hồng. Động thái của
Hồ Tây phụ thuộc vào động thái của sông Hồng nhưng được ngăn bởi hệ thống
đê có hàng ngàn năm lịch sử nhưng vẫn có quan hệ thủy lực với sông Hồng, hồ
quanh năm đầy nước.
* Hồ Bảy Mẫu: Nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội, rộng 4ha, là
hồ lớn thứ hai sau Hồ Tây, xung quanh hồ là công viên Lê Nin và nhiều công
trình lớn của thủ đô, nước hồ xanh quanh năm đầy nước.
Các hồ của thành phố vừa là tạo cảnh quan môi trường, vừa có tác dụng
điều hoà thuỷ chế của thành phố, do đó cần được bảo vệ và tu tạo.
Mạng sông hồ của Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện khí
tượng và thủy văn của vùng, đó là chế độ của vùng có khí hậu nhiệt đới gió
mùa.
IV - ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ KINH TẾ

Theo tài liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1998
Hà Nội với diện tích 918,5km
2
, dân số Hà Nội là 2.566.500người, mật độ lên tới
2.800người/km
2
.
Hà Nội là một trong những cái nôi có nhiều nghề thủ công truyền thống và
quí như : dệt vải, thảm, kim hoàn, gốm, nhuộm, trồng hoa và cây cảnh.
Hà Nội cũng là trung tâm của nền công nghiệp với các nhà máy: cơ khí,
chế tạo, dệt vải, dệt kim, cao su, xà phòng, thuốc lá, gỗ diêm, hoá chất và các
Trang sè : 6
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
hợp tác xã thủ công, các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu trong thời kỳ
đổi mới nền kinh tế Hà Nội đang khởi sắc.
Hà Nội cũng là trung tâm Khoa học kỹ thuật, là trung tâm Thương mại -
Du lịch, nơi có nhiều trường Đại học, nơi đào tạo phần lớn các nhà trí thức của
quốc gia, là nơi giao lưu văn hoá, khoa học với nền khoa học phát triển của thế
giới và áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn của Việt Nam.
V - MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
Hà Nội là trung tâm đầu mối giao thông của cả nước nên mạng lưới đường
bộ, đường thuỷ, đường hàng không được nối đi khắp mọi miền đất nước và
nước ngoài. Mạng đường bộ có quốc lộ 1 xuyên Việt, quốc lộ 2, 3, 5, 6 đi Lào
Cai, Tuyên Quang, Hải Phòng, Sơn La
Mạng đường sắt có đường Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thành Phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh.
Về đường thuỷ do lòng sông Hồng luôn bị phù sa bồi đắp nên chỉ có các
tàu có tải trọng nhỏ đi Thái Bình, Hải Phòng, Việt Trì.
Mạng hàng không ngày càng được mở rộng từ Hà Nội có thể bay đi Huế,
Plâycu, Đà Nẵng, TP HCM và các đường bay đi Trung Quốc, Singapor, Lào,

Ấn Độ, Nga, Pháp, Thái Lan
Nhìn chung giao thông khá thuận lợi và dễ dàng, hiện thành phố đang đầu
tư sửa chữa nâng cấp các tuyến đường sao cho phù hợp với sự phát triển của
mình.
Trang sè : 7
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I - ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và thành phố Hà Nội nói
riêng, trong nhiều năm qua đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên còn có
nhiều vấn đề đang tranh cãi, đặc biệt là ranh giới giữa Neogen và Đệ tứ, về
nguồn gốc và tuổi của các thành tạo hệ Đệ tứ.
Trong các phân vị địa tầng trầm tích hệ Đệ tứ có thể kể đến việc xác lập
tầng Lệ Chi (Đoàn địa chất Hà Nội, 1987) có tuổi Pleistoxen sớm (aQ
I
lc), xác
lập khối lượng của tầng Hà Nội (apQ
II-III
1
hn) và khẳng định lại nguồn gốc của
tầng Vĩnh Phúc trong phạm vi thành phố Hà Nội (aQ
III
2
vp
1
, lQ
III
2
vp

2
, lbQ
III
2
vp
3
)
có nguồn gốc lục địa.
THỐNG PLEISTOXEN SỚM
Tầng Lệ Chi (aQ
I
lc)
Đây là phân vị mới, lần đầu tiên được Đoàn địa chất Hà Nội xác lập
(1987).
Trầm tích của tầng Lệ Chi (aQ
I
lc) không bắt gặp ở vùng lộ đá gốc. Ở vùng
đồng bằng chúng thường bị phủ, chỉ quan sát thấy chúng qua các lỗ khoan ở
chiều sâu từ 45 - 69,5m thuộc các tuyến I(1, 2, 3, 4), II(5, 6, 7, 8), III(10, 11, 12)
và lỗ khoan 25 (vùng Mê Linh).
Chiều dày của tầng thay đổi từ 2,5m đến 24,5m giảm từ lòng về phía đông
bắc và tây nam.
Khối lượng của tầng Lệ Chi là phần phía dưới của tầng Hà Nội theo Hoàng
Ngọc Kỷ (1973, 1978) chúng được tách ra khỏi tầng Hà Nội khi nghiên cứu
trật tự địa tầng của các lỗ khoan, chủ yếu ở 3 tuyến khoan I, II, III theo các tài
liệu thạch học, địa tầng, tài liệu carota, cổ sinh, tài liệu phân tích về thành phần
vật chất. Khối lượng của tầng được xác lập cũng dựa trên cơ sở nghiên cứu quy
Trang sè : 8
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
luật trầm tích và mối liên quan giữa tích tụ này với bề mặt phong hoá cùng thời

(Q
I
) ở vùng lộ đá gốc.
Mặt cắt đặc trưng của tầng Lệ Chi được quan sát rất rõ ở tuyến I, trong đó
lỗ khoan 4 ở Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội được nghiên cứu chi tiết hơn cả, vì ở
đây có đầy đủ các tập của tầng từ hạt thô đến hạt mịn, thể hiện được rõ nét tính
chu kỳ trầm tích aluvi của tầng. Vì vậy vị trí của lỗ khoan 4 - Lệ Chi được dùng
để đặt tên cho tầng.
Tầng Lệ Chi tại LK4 - Hà Nội được phân ra làm 3 tập :
- Tập 1 (dưới): gồm cuội (cuội thạch anh, silic, đá hoa) lẫn sỏi, ít cát bột
sét thuộc tướng lòng miền núi và chuyển tiếp. Chiều dày 10m. Tập nàynằm
ngay trên đá hệ tầng Vĩnh Bảo.
- Tập 2 (giữa): gồm cát hạt nhỏ, cát bột vàng xám, độ chọn lọc mài tròn tốt
thuộc tướng lòng và gần lòng, thành tạo trong môi trường có dòng chảy phân dị
mạnh. Chiều dày ∼3,5m.
- Tập 3 (trên): gồm bột, sét, cát màu xám xám vàng, xám đen có mùn thực
vật chứa phổ phấn có yếu tố Pleistoxen sớm. Chiều dày thay đổi từ 0,2 - 1,5m.
Về quan hệ trên, tầng Lệ Chi nằm ngay dưới tập cuội thô mài tròn kém của
tầng Hà Nội có tuổi Q
II-III
1
. Quan hệ dưới thì tập 1 của tầng nằm ngay trên bề
mặt bóc mòn của hề tầng Vĩnh Bảo.
THỐNG PLEISTOXEN GIỮA - TRÊN
Tầng Hà Nội (a, ap, dpQ
II-III
1
hn)
Tầng Hà Nội phổ biến ở vùng lộ thấy ở Phú Cường, Kim Anh, Vệ Linh
và đặc biệt có diện tích lớn ở vùng đồng bằng Hà Nội mà quan sát được qua các

lỗ khoan.
Khối lượng của tầng Hà Nội hiện nay (theo đoàn Hà Nội 1977 - 1978) gồm
phần trên khá lớn của tầng cuội Hà Nội (aQ
II-III
1
hn - theo Hoàng Ngọc Kỷ,
1973) và cộng với một phần phía dưới của tầng Vĩnh Phúc (am, mQ
III
2
vp,
Hoàng Ngọc Kỷ, 1973 - 1978).
Trang sè : 9
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
a) Nguồn gốc sông, sông - lũ (a, apQ
II-III
1
hn)
+ Ở vùng phủ : tầng Hà Nội được chia thành 3 tập :
- Tập 1 (dưới): gồm có cuội, ít cuội tảng nhỏ, sỏi, sạn, ít cát bột, cuội chủ
yếu là cuội thạch anh, silic, ít cuội phun trào andezit mài kém đến trung bình.
Kích thước cuội 3 - 5cm, có cục đến 10cm. Chiều dày tập 10 - 34m.
- Tập 2 (giữa): gồm cát bột, cát thô, sỏi nhỏ màu vàng xám, gạch màu
xám, cát chủ yếu là thạch anh, ít silic, chiều dày xấp xỉ 17m.
- Tập 3 (trên): gồm bột sét màu xám vàng, vàng gạch, nâu xám có lẫn mùn
thực vật chứa di tích bào tử phấn cho tuổi Q
II-III
1
. Chiều dày tập 4m.
Chiều dày chung của tầng xấp xỉ 55m.
Ở vùng Phú Thuỵ, Lệ Chi (LK4, LK3) trong tập 3 (1m ở trên) thấy có sự

xâm nhập của tảo lợ, mặn theo lạch cổ (vùng cửa sông) trong khi tập này ở Văn
Điển, Bát Tràng có tảo ngọt.
+ Ở vùng lộ : tầng Hà Nội nằm phủ lên bề mặt phong hoá laterit của đá
gốc (đá ong) từ N - PR ở Vệ Linh, Phú cường, Kim Anh, chùa Ngọ, cầu Hoà
Lạc mặt cắt rất rõ.
Chúng được chia chủ yếu làm 2 tập :
- Tập dưới: là cuội, cuội tảng (có khi đến 0,5m
3
) cuội chủ yếu là cuội thạch
anh, đá phun trào andezit, cuội tảng đá ong (của vỏ laterit đá gốc), cuội tectit,
cuội nhìn chung mài kém. Chiều dày tập 0,5 - 4m.
Tập trên: gồm cát bột, bột có ít sét màu vàng gạch có chứa phức hệ bào tử
phấn được Nguyễn Thị Á (Liên đoàn Bản đồ) xác định có tuổi Q
II-III
. Chính tập
này đã bị laterit hoá (đá ong) khai thác được 0,5m.
Chính dựa vào sự có mặt của cuội tectit, cuội tảng đá ong của bề mặt laterit
dưới tầng cuội và phức hệ bào tử phấn hoa ở vùng lộ và vùng phủ mà tầng Hà
Nội được xếp vào Q
II-III
.
b) Nguồn gốc lũ - sườn tích (dpQ
II-III
1
hn)
Đây là tích tụ của nón phóng vật cổ. Trật tự đất đá như sau :
- Phần dưới là cuội tảng, cuội, dăm, sỏi sạn lẫn ít bột sét, dày 1 - 2m.
Trang sè : 10
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
- Phần trên chủ yếu là bột sét màu vàng gạch dày 2 - 4m.

Bề mặt của tích tụ có chỗ bị laterit hoá đá ong cứng chắc, phần đáy (cuội
tảng ) có chứa vàng sa khoáng đạt hàm lượng công nghiệp.
THỐNG PLEISTOXEN TRÊN
Tầng Vĩnh Phúc (aQ
III
2
vp
1
, lQ
III
2
vp
2
, lbQ
III
2
vp
3
)
Tích tụ tầng Vĩnh Phúc phổ biến rộng ở vùng Mê Linh - Sóc Sơn, Đông
Anh. Tầng Vĩnh Phúc trước đây Hoàng Ngọc Kỷ (1973) xác lập cho là nguồn
gốc biển với hoá đá Foraminifera nhặt được ở xã Hồng Kỳ (Nỉ) Sóc Sơn. Trong
thời gian 15 năm sau đó, nguồn gốc tầng Vĩnh Phúc đã là vấn đề thời sự gây
tranh cãi nhiều nhất, nhiều ý kiến đã đưa ra khi cho nguồn gốc sông, hỗn hợp
sông biển nhưng thiếu cơ sở tài liệu thực tế chứng minh. Đến nay với nhiều
phát hiện mới về cấu tạo phân lớp xiên chéo của cát vàng thành phần cuội sỏi,
các hoá đá động thực vật nước ngọt, phổ phấn không có yếu tố ngập mặn, kết
quả hoá lý, pH đều cho nguồn gốc sông hồ nước ngọt.
Tầng Vĩnh Phúc theo Đoàn Hà Nội là một phần của tích tụ amQ
III

1
và toàn
bộ mQ
III
2
của Hoàng Ngọc Kỷ trước đây. Tầng được chia làm 4 tập :
- Tập 1 (dưới): gồm sỏi, cuội nhỏ, cát ít sét bột, màu xám vàng. Chiều dày
thay đổi 3 - 10m. Tập này có chứa vàng sa khoáng ở phần đáy đạt hàm lượng
công nghiệp với chiều dày tầng sản phẩm 0,3m.
- Tập 2: gồm cát bột ít sét, cát vàng xây dựng, thỉnh thoảng có thấu kính
sỏi, cuội nhỏ màu vàng nâu xám, chứa tập hợp bào tử phấn, không có yếu tố
ngập mặn, tảo nước ngọt, cấu tạo phân lớp xiên chéo rất rõ. Chiều dày tập xấp
xỉ 39m.
- Tập 3: sét caolin màu xám trắng, sét bột màu vàng (tích tụ hồ) chứa phức
hệ bào tử phấn, tảo nước ngọt.
- Tập 4: sét đen, bột sét nâu đen (tích tụ hồ đầm lầy) do lẫn mùn thực vật
dày xấp xỉ 3m (thường ở dạng thấu kính) ở vùng Sóc Sơn, Đông Anh còn có các
thấu kính cuội sỏi nhỏ và than bùn 0,3m, chứa di tích thực vật được Trịnh Dánh
và Nguyễn Ngọc xác định là sinh vật nước ngọt, tuổi Q
III
.
Trang sè : 11
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Với các mô tả và hoá đá nước ngọt trên (có cả hồ móng ngựa và hồ đầm
lầy sót) có tuổi Q
III
2
và vẫn giữ tên là tầng Vĩnh Phúc để tránh sự đưa ra nhiều
tên mới.
Đặc trưng của tầng Vĩnh Phúc là có sự thay đổi nhanh chóng thành phần

cấp hạt theo không gian và bề mặt bị quá trình laterit hoá yếu, có màu loang lổ,
có thể lấy bề mặt loang lổ này làm ranh giới phân biệt giữa tích tụ Pleistoxen
trên và Holoxen.
THỐNG HOLOXEN
Tầng Hải Hưng (Q
IV
1-2
hh)
a) Phụ tầng dưới - trầm tích đầm hồ (lbQ
IV
1-2
hh
1
)
Gồm sét bột lẫn mùn thực vật, than bùn màu xám đen, nâu đen chứa di tích
thực vật, động vật, chiều dày 2 - 6m.
Đây chính là tầng Giảng Võ, trước đây than bùn ở phụ tầng này chiếm 22
điểm trong tổng số 30 điểm than bùn phát hiện ở thành phố Hà Nội.
b) Phụ tầng giữa
Trầm tích biển mQ
IV
1-2
hh
2
: sét, sét bột màu xám xanh, xanh lơ, xanh xám,
ở đáy có lẫn ít mùn thực vật và kết vón ôxyt sắt nâu chứa tập hợp Foraminifera;
Elphidium sp., quiqueloculina sp., tích tụ thường bị phủ, dày 0,5 - 4m.
c) Phụ tầng trên - trầm tích đầm lầy (sau biển tiến) (lQ
IV
1-2

hh
3
)
Gồm sét bột (có ít cát), màu nâu đen, xám đen, chứa than bùn (bị ép nhẹ và
có nơi lộ trên mặt) thực vật bị mùn hoá, cành cây phân huỷ kém, chứa tảo nước
ngọt và công cụ đồ đá, dày xấp xỉ 2m.
Tầng Thái Bình (aQ
IV
3
tb)
Đây là bồi tích của sông Hồng và các sông suối nhánh trong phạm vi thành
phố Hà Nội.
Tầng được chia làm 2 phụ tầng :
Trang sè : 12
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
a) Phụ tầng dưới (aQ
IV
3
tb
1
) gồm 4 tập
- Tập 1 (dưới): gồm cuội nhỏ, sỏi, cát lẫn ít bột sét màu xám nâu nhạt dày
1 - 5m.
- Tập 2: gồm cát bột màu xám nhạt lẫn ít mùn thực vật dày xấp xỉ 31m.
- Tập 3: bột sét lẫn ít mùn thực vật màu nâu xám nhạt chứa Ostracoda,
Mollusca, phổ phấn nước ngọt, dày 1 - 3m.
- Tập 4: bột sét lẫn mùn thực vật màu nâu (xám nhạt) (tích tụ aluvi – hồ -
đầm lầy ở dạng sót) dày 1m.
Tổng chiều dày phụ tầng xấp xỉ 31m.
b) Phụ tầng trên (aQ

IV
3
tb
2
) gồm 2 tập :
- Tập dưới: cuội sỏi, cát, lẫn ít bột, sét nâu vàng xám, dày 3 - 10m.
- Tập trên: bột sét màu nâu nhạt chứa ốc, trai hến nước ngọt, dày 2 - 5m.
Chiều dày chung của phụ tầng 15m.
II - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Vùng Hà Nội có các tầng đất đá với thành phần thạch học phức tạp nằm
xen kẽ nhau, do vậy mức độ chứa nước của nó cũng rất khác nhau. Trữ lượng
nước khá lớn, động thái của nó thay đổi theo mùa. Vì vậy ảnh hưởng tới tính
chất của đất đá trong mỗi khu vực là khác nhau.
Căn cứ vào nguồn gốc thành tạo và mức độ chứa nước chia vùng nghiên
cứu ra thành các đơn vị địa tầng địa chất thuỷ văn theo thứ tự từ trên xuống
dưới như sau:
1. Nước trong tầng trầm tích nhân tạo
Đây là nước nằm trong tầng đất lấp, cát lấp ở trên mặt nên thành phần của
nước bao gồm nước mưa, nước mặt, nước thải sinh hoạt, do đó lưu lượng thay
đổi theo mùa, thành phần hoá học phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến móng các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Trang sè : 13
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
2. Nước chứa trong tầng trầm tích Thái Bình
Đây là tầng chứa nước nằm trên cùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các công
trình xây dựng. Chúng phân bố rộng rãi trong vùng, với bề dày thay đổi từ
11÷46m. Đáy cách nước của nó là lớp sét, sét pha tầng Vĩnh Phúc, đôi chỗ là
tầng Hải Hưng. Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa, nước mặt vì thế động
thái của nó thay đổi rất phức tạp và phụ thuộc theo mùa. Chênh lệch mực nước
giữa 2 mùa là 0,3÷1,5m. Lưu lượng nước ngầm thường là 0,2÷3,6m

3
/h, nước có
tên gọi Bicacbonat - Clorua - Canxi - Magiê.
Qua kết quả phân tích cho thấy công thức Cuốclốp của nước như sau:
3,7
307,56
25
3
15,68
2
13,04,0
pH
MgCa
ClHCO
COM
3. Nước chứa trong tầng trầm tích Vĩnh Phúc
Tầng chứa nước này có thành phần thạch học chủ yếu là cát có lẫn cuội
sỏi, cát, ít bột sét, màu xám vàng. Đây là tầng chứa nước có áp, nước ở tầng này
có hệ số thấm khá cao có thể đạt 4÷5m/ngàyđêm. Nguồn cung cấp là nước sông,
nước có tên gọi Bicacbonat - Clorua - Natri - Kali - Canxi.
Qua kết quả phân tích cho thấy công thức Cuốclốp của nước như sau:
( )
CT
CaKNa
ClHCO
M
o
23
.
30

65
32
3
33
64,0
4. Nước chứa trong trầm tích sông, sông - lũ hỗn hợp tầng Hà Nội
Thành phần thạch học của tầng chứa nước là cát, cuội, sỏi. Nước này là
nước có áp, mái cách nước của tầng này là lớp sét, sét pha tầng Vĩnh Phúc.
Nguồn cung cấp nước cho tầng là nước sông, nên động thái của nó liên quan với
các con sông chảy qua vùng Hà Nội.
Kết quả phân tích cho thấy công thức Cuốclốp của nước như sau:
( )
CT
MgCaKNa
ClHCO
COM
o
24
.
263438
25
3
75
2
07,064,0
Nước có tên gọi là Bicacbonat - Clorua - Natri - Canxi - Magiê
Trang sè : 14
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Trữ lượng nước trong tầng lớn, chất lượng tốt cho sinh hoạt và công
nghiệp.

5. Tầng chứa nước trầm tích cổ - tầng Lệ Chi (aQ
I
lc)
Trầm tích tầng Lệ Chi phân bố hầu hết trong vùng thành phố Hà Nội nằm
trực tiếp lên trầm tích Neogen. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh, silic lẫn tàn
tích thực vật, dưới lớp cát là lớp cuội sỏi, sạn có độ mài tròn tốt. Đây là tầng chứa
nước phong phú nhất, nước có chất lượng tốt. Tầng chứa nước này có quan hệ
trực tiếp với nước mưa và nước sông và của tầng Hà Nội. Kết quả phân tích nước
trong tầng này ở Hà Nội như sau:
5,7
252055
32
3
35
4
32
2
068,06,0
pH
CaNaMg
ClHCOSO
COM
Nước có tên gọi Sunfat - Bicacbonat - Clorua - Magiê - Canxi.
Do trữ lượng nước trong tầng lớn và chất lượng tốt nên nước trong tầng
được khai thác để sử dụng nhiều trong công nghiệp và sinh hoạt.
Đối với tầng chứa nước này để phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng thì cần có
phương thức khai thác hợp lý. Tầng chứa nước này có ảnh hưởng lớn tới công
trình xây dựng khi hút nước với lưu lượng quá lớn sẽ gây sụt lún mặt đất do hạ
thấp mực nước ngầm.
Trang sè : 15

Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐCCT NHÀ A, B THUỘC KHU
LIÊN HỢP VINACONEX NHÂN CHÍNH – HÀ NỘI
Khu nhà ở cao tầng liên hợp Vinaconex được quy hoạch xây dựng với quy
mô : 2 khu nhà 8 tầng,1 khu nhà 4 tầng, 1 khu nhà 6 tầng, 1 khu nhà 11 tầng và
1 khu nhà 16 tầng.
Để có tài liệu địa chất phục vụ cho giai đoạn lập báo cáo khả thi cho khu
nhà A thiết kế 8 tầng, người ta đã tiến hành khoan khảo sát địa chất công trình
khu vực dự kiến xây dựng. Trong phạm vi nghiên cứu đã tiến hành khoan khảo
sát 2 hố khoan, trong đó hố K1: 40m, hố K2: 45m, tổng cộng là 85m khoan.
Lấy và thí nghiệm trong phòng 13 mẫu đất xác định các chỉ tiêu cơ lý các lớp
đất nền, thí nghiệm xuyên động tiêu chuẩn SPT.
Dựa trên các tài liệu khảo sát thu thập được chúng tôi tiến hành đánh giá
điều kiện ĐCCT khu vực dự kiến xây dựng công trình như sau:
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH KHU VỰC KHẢO SÁT
Khu nhà ở liên hợp Vinaconex dự kiến xây dựng nằm tại phường Nhân
Chính - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Khu đất này khi chúng tôi tiến hành khoan
khảo sát công trình chưa được san lấp bằng phẳng, do vậy cao độ địa hình ở đây
ta lấy tương đối dựa trên bản vẽ mặt bằng.
II - ĐỊA TẦNG VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT NỀN
- Theo kết quả của công tác khảo sát cho thấy cấu trúc nền tại vị trí xây
dựng công trình gồm các lớp đất sau theo thứ tự từ trên xuống dưới :
Lớp số 1 (kí hiệu 1) : Đất lấp - sét pha màu nâu hồng, xám nâu lẫn thân rễ
thực vật, gạch vụn, có thành phần phức tạp.
Lớp số 2 (kí hiệu 2) : Sét pha màu nâu hồng, xám nâu. Trạng thái nửa
cứng.
Lớp số 3 (kí hiệu 3) : Sét pha màu nâu, xám ghi. Trạng thái dẻo mềm.
Trang sè : 16
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT

Lớp số 4 (kí hiệu 4) : Sét màu xám đen, nâu xám. Trạng thái dẻo chảy.
Lớp số 5 (kí hiệu 5) : Sét pha màu nâu vàng, nâu đỏ loang lổ. Trạng thái
dẻo cứng.
Lớp số 6 (kí hiệu 6) : Cát hạt bụi màu xám nâu, xám ghi. Trạng thái rời.
Lớp số 7 (kí hiệu 7) : Cát hạt mịn màu xám vàng, nâu. Trạng thái chặt vừa.
Lớp số 8 (kí hiệu 8) : Cát hạt thô màu xám vàng, nâu.Trạng thái chặt.
Qua việc phân tích các mẫu đất lấy từ 2 hố khoan ta sơ bộ phân chia đất
trong khu vực ra thành 11 lớp.
Áp lực tính toán quy ước R
o
và môđun tổng biến dạng E
o
của mỗi lớp được
tính theo các công thức sau:
+ Áp lực tính toán quy ước R
o
:
R
o
= m{( Ab + Bh ).γ
W
+ c.D} (II-1)
trong đó:
m : hệ số lấy giá trị bằng 1
A, B, D : hệ số tra bảng theo ϕ
c : lực dính kết đơn vị (kG/cm
2
)
b, h : chiều rộng và chiều sâu móng quy ước (b = h = 1m = 100cm)
γ

w
: khối lượng thể tích của đất ở trạng thái tự nhiên (kG/cm
3
)
+ Môđun tổng biến dạng E
o
:

k
m
a
e
E .
)1(
21
0
0

+
=
β
(II-2)
Trong đó:
β
: hệ số chuyển đổi từ điều kiện nén đất không lở hông trong phòng
sang nở hông ngoài thực tế, phụ thuộc vào từng loại đất ( tra bảng) cụ thể như
sau:
Trang sè : 17
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Đất cát

β
= 0.76
Cát pha
β
= 0.74
Sét pha
β
= 0.62
Đất sét
β
= 0.4
e
o
: hệ số rỗng tự nhiên.
a
1-2
: hệ số nén lún ở cấp tải trọng 1-2kG/cm
2
m
k
: hệ số quan hệ giữa thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm ngoài
trời, m
k
tra bảng tuỳ theo loại đất và hệ số rỗng.
Dưới đây là mô tả chi tiết của từng lớp :
1. Lớp số 1: Lớp đất lấp – sét pha mầu nâu hồng, xám nâu
Thành phần sét pha nâu hồng, xám nâu lẫn thân rễ thực vật, gạch vụn.
Phân bố khắp diện tích khu vực khảo sát. Lớp này nằm ở phía trên cùng và gặp
tại các hố khoan: K1, K2 bề dày của lớp này thay đổi từ 1,2m (K1) đến 2,3m
(K2). Chiều dày trung bình của lớp này là: 1,75m.

Lớp này rất mỏng, không có giá trị xây dựng.
2. Lớp số 2: Lớp sét pha màu nâu hồng, xám ghi, trạng thái nửa cứng
Lớp này chỉ gặp tại hố khoan K1, cao độ đỉnh lớp gặp sớm nhất vào +6,1m
và muộn nhất vào +3,8m. Bề dày của lớp này là 2,3m (K1). Tại hố khoan K1
tiến hành thí nghiệm SPT với trị số N
SPT
30 = 20.
Theo kết quả thí nghiệm mẫu cho các chỉ tiêu cơ lý như sau :
Các chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Độ ẩm tự nhiên W
%
26.5
Khối lượng thể tích tự nhiên
γ
w
g/cm
3
1.91
Khối lượng thể tích khô
γ
c
g/cm
3
1.51
Khối lượng riêng
γ
s
g/cm
3
2.73

Trang sè : 18
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Hệ số rỗng tự nhiên
e
o
- 0.81
Độ lỗ rỗng n
%
44.7
Giới hạn chảy
W
L
%
39.0
Giới hạn dẻo
W
p
%
22.8
Chỉ số dẻo
I
p
%
16.2
Độ sệt
I
s
- 0.23
Lực dính kết C
kG/cm

2
0.227
Góc ma sát trong j độ 14
o
19
Hệ số nén lún
a
1-2
cm
2
/kG
0.031
Với lớp số 2 ta có :
+ ϕ = 14°19′  A = 0,26 ; B = 2,17 ; D = 4,69
+ C = 0,227 kG/cm
2
+ γ
w
= 1,91g/cm
3
= 0,00191kG/cm
3
thay vào công thức (II-1) ta được : R
o
= 1,53 (kG/cm
2
)
+ β = 0,62
+ e
o

= 0.81
+ a
1-2
= 0,031cm
2
/kG
+ m
k
= 3,5
thay vào công thức (II-2) ta được : E
o
= 126,7 (kG/cm
2
)
3. Lớp số 3: Lớp sét pha màu nâu,xám ghi, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này phân bố khắp diện tích khu vực khảo sát. Cao độ đỉnh lớp gặp
sớm nhất là +3,8m đến +2,3m. Bề dày của lớp này thay đổi từ 5,1m ( K1) đến
6.9m (K2). Chiều dày trung bình của lớp này là: 6m. Tại hố khoan đã tiến hành
thí nghiệm SPT với trị số NSPT30 = 5.
Theo kết quả thí nghiệm các mẫu cho các chỉ tiêu cơ lý như sau :
Trang sè : 19
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Các chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Độ ẩm tự nhiên W
%
31.6
Khối lượng thể tích tự nhiên
γ
w
g/cm

3
1.83
Khối lượng thể tích khô
γ
c
g/cm
3
1.39
Khối lượng riêng
γ
s
g/cm
3
2.70
Hệ số rỗng tự nhiên
e
o
- 0.94
Độ lỗ rỗng n
%
48.5
Giới hạn chảy
W
L
%
37.0
Giới hạn dẻo
W
p
%

22.1
Chỉ số dẻo
I
p
%
14.9
Độ sệt
I
s
- 0.63
Lực dính kết C
kG/cm
2
0.191
Góc ma sát trong j độ 7
o
44
Hệ số nén lún
a
1-2
cm
2
/kG
0.042
Với lớp số 3 ta có :
+ ϕ = 7°44′  A = 0,13 ; B = 1,5 ; D = 3,90
+ C = 0,191kG/cm
2
+ γ
w

= 1,83g/cm
3
= 0,00183kG/cm
3
thay vào công thức (II-1) ta được : R
o
= 1,04 (kG/cm
2
)
+ β = 0,62
+ e
o
= 0,94
+ a
1-2
= 0,042cm
2
/kG.
+ m
k
= 2,4
thay vào công thức (II-2) ta được : E
o
=68,73 (kG/cm
2
)
4. Lớp số 4: Lớp sét màu xám đen, nâu xám trạng thái dẻo chảy
Lớp này phân bố khắp diện tích khu vực khảo sát, gặp tại các hố khoan:
K1, K2. Cao độ đỉnh lớp gặp sớm nhất là -1,3m đến cao độ đỉnh muộn nhất là
-3,2m bề dày của lớp này thay đổi từ 5,6m (K1) đến 7,2m (K2). Chiều dày trung

Trang sè : 20
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
bình của lớp này là: 6,4 m. Tại hố khoan đã tiến hành thí nghiệm SPT với trị số
N
SPT
30 = 4.
Theo kết quả thí nghiệm các mẫu cho các chỉ tiêu cơ lý như sau :
Các chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Độ ẩm tự nhiên W
%
43.9
Khối lượng thể tích tự nhiên
γ
w
g/cm
3
1.72
Khối lượng thể tích khô
γ
c
g/cm
3
1.19
Khối lượng riêng
γ
s
g/cm
3
2.67
Hệ số rỗng tự nhiên

e
o
- 1.24
Độ lỗ rỗng n
%
55.3
Giới hạn chảy
W
L
%
46.3
Giới hạn dẻo
W
p
%
28.4
Chỉ số dẻo
I
p
%
17.9
Độ sệt
I
s
- 0.87
Lực dính kết C
kG/cm
2
0.094
Góc ma sát trong j độ 5

o
11
Hệ số nén lún
a
1-2
cm
2
/kG
0.066
Với lớp số 4 ta có :
+ ϕ = 5°11′  A = 0,08 ; B = 1,32 ; D = 3,6
+ C = 0,094kG/cm
2
+ γ
w
= 1,72g/cm
3
= 0,00171kG/cm
3
thay vào công thức (II-1) ta được : R
o
= 0,58 (kG/cm
2
)
+ β = 0,4
+ e
o
= 1,24
+ a
1-2

= 0,066cm
2
/kG.
+ m
k
= 1
thay vào công thức (II-2) ta được : E
o
=13,58 (kG/cm
2
)
Trang sè : 21
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
5. Lớp số 5 : Lớp sét pha màu nâu vàng, nâu đỏ loang lổ, trạng thái
dẻo cứng.
Lớp này phân bố khắp diện tích khu vực khảo sát. Cao độ đỉnh lớp gặp
sớm nhất là -8,5m (K1) và muộn nhất là -8,8m (K2). Bề dày của lớp này thay
đổi từ 8,1m (K2) đến 10,7m (K1). Chiều dày trung bình của lớp này là: 9,4m.
Tại hố khoan đã tiến hành thí nghiệm SPT với trị số N
SPT
30 = 11.
Theo kết quả thí nghiệm các mẫu cho các chỉ tiêu cơ lý như sau :
Các chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Độ ẩm tự nhiên W
%
28.1
Khối lượng thể tích tự nhiên
γ
w
g/cm

3
1.87
Khối lượng thể tích khô
γ
c
g/cm
3
1.46
Khối lượng riêng
γ
s
g/cm
3
2.74
Hệ số rỗng tự nhiên
e
o
- 0.87
Độ lỗ rỗng n
%
47.0
Giới hạn chảy
W
L
%
37.7
Giới hạn dẻo
W
p
%

22.5
Chỉ số dẻo
I
p
%
15.2
Độ sệt
I
s
- 0.36
Lực dính kết C
kG/cm
2
0.250
Góc ma sát trong j độ 16
o
04
Hệ số nén lún
a
1-2
cm
2
/kG
0.040
Với lớp số 5 ta có :
+ ϕ = 16°04′  A = 0,29 ; B = 2,43 ; D = 4,97.
+ C = 0,25kG/cm
2
.
+ γ

w
= 1,90g/cm
3
= 0,0019kG/cm
3
.
thay vào công thức (II-1) ta được : R
o
= 1,26 (kG/cm
2
)
+ β = 0,62.
+ e
o
= 0,87.
+ a
1-2
= 0,040cm
2
/kG.
Trang sè : 22
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
+ m
k
= 2.7
thay vào công thức (II-2) ta được : E
o
=78,26 (kG/cm
2
)

6. Lớp số 6: Lớp cát hạt bụi màu xám nâu, xám ghi, trạng thái rời.
Lớp này phân bố đều khắp diện tích khảo sát, nằm kề ngay dưới lớp số 5,
xuất hiện ở độ sâu -19,2m(K1) đến -16,9m (K2). Bề dày của lớp này thay đổi từ
6,2m (K1) đến 10,5m (K2). Chiều dày trung bình của lớp này là: 8,35m. Tại hố
khoan đã tiến hành thí nghiệm SPT với trị số N
SPT
30 = 4.
Theo kết quả thí nghiệm các mẫu cho các chỉ tiêu cơ lý như sau :
* Thành phần hạt :
Kích thước các nhóm hạt (mm)
Hàm lượng (
%
)
20 - 10 0
10 - 4 0
4 - 2 0
2,0 - 0,5 0
0,50 - 0,25 8,5
0,25 - 0,10 63,0
0,10 - 0,05 22,0
0,05 - 0,01 6,5
0,01 - 0,005 0
< 0,005 0
Góc nghỉ khi khô α
k
30
o
45
Góc nghỉ khi ướt α
ư

21
o
10
Với lớp số 6 ta có :
* Khối lượng riêng : γ
s
= 2,67g/cm
3
.
Dựa vào kích thước hạt và độ chặt theo TCXD 45 - 78 ta có:
* Môđun tổng biến dạng : E
o
= 70,00 kG/cm
2
.
* Áp lực tính toán quy ước : R
o
= 1,0 kG/cm
2
.
Trang sè : 23
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
7. Lớp số 7: Lớp cát hạt mịn màu xám vàng, nâu, trạng thái chặt
vừa.
Lớp này xuất hiện ở các hố khoan K1 và K2,xuất hiện ở độ sâu -25,4m đến
-27,4m. Bề dày của lớp này thay đổi từ 6,1m (K2) đến 7,3m (K1). Chiều dày
trung bình của lớp này là: 6,7m. Tại hố khoan đã tiến hành thí nghiệm SPT với
trị số N
SPT
30 = 14.

Theo kết quả thí nghiệm các mẫu cho các chỉ tiêu cơ lý như sau :
* Thành phần hạt :
Kích thước các nhóm hạt (mm)
Hàm lượng (
%
)
10 - 5 0
5 - 2 0
2 - 1 0
1,0 - 0,5 9.5
0,50 - 0,25 14
0,25 - 0,10 61.5
0,10 - 0,05 15
0,05 - 0,01 0
0,01 - 0,005 0
< 0,005 0
Góc nghỉ khi khô α
k
29
o
60
Góc nghỉ khi ướt α
ư
19
o
25
Với lớp số 7 ta có :
* Khối lượng riêng : γ
s
= 2,65g/cm

3
.
Dựa vào kích thước hạt và độ chặt theo TCXD 45 - 78 ta có:
* Môđun tổng biến dạng : E
o
= 144,5 kG/cm
2
.
* Áp lực tính toán quy ước : R
o
= 1,5kG/cm
2
.
8. Lớp số 8: Lớp cát hạt thô màu xám vàng nâu, trạng thái chặt.
Trang sè : 24
Trêng §H Má §Þa chÊt §å ¸n m«n häc §CCT
Lớp này chỉ xuất hiện ở hố khoan K2, là lớp nằm cuối cùng. Chiều dày
của lớp này là: 5,5m. Bề dày của lớp thay đổi từ -32,7m đến -33,5m. Tại hố
khoan đã tiến hành thí nghiệm SPT với trị số N
SPT
30 = 35.
Theo kết quả thí nghiệm mẫu cho các chỉ tiêu cơ lý như sau :
Kích thước các nhóm hạt (mm)
Hàm lượng (
%
)
10 - 5 8
5 - 2 6
2,0 - 1,0 15
1,0 - 0,5 38

0,50 - 0,25 24
0,25 - 0,10 9
0,10 - 0,05 0
0,05 - 0,01 0
0,01 - 0,005 0
< 0,005 0
Góc nghỉ khi khô α
k
25
o
16
Góc nghỉ khi ướt α
ư
17
o
26
Với lớp số 8 ta có :
* Khối lượng riêng : γ
s
= 2,65g/cm
3
.
Dựa vào kích thước hạt và độ chặt theo TCXD 45 - 78 ta có:
* Môđun tổng biến dạng : E
o
= 327,0kG/cm
2
.
* Áp lực tính toán quy ước : R
o

= 5,0kG/cm
2
.
III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
Qua khảo sát cho thấy, mực nước xuất hiện trong tất cả các hố khoan ở
dưới lớp số 6, đây là nước trong tầng cát, đặc trưng cho nước dưới đất. Nước
dưới đất chủ yếu đặc trưng cho cát và cát pha. Ở giai đoạn này chưa lấy mẫu
nước thí nghiệm, do đó chưa đánh giá được tính chất ăn mòn bê tông dưới nước.
Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mặt và nước mưa. Nước dưới đất có
thể gây ra một số bất lợi ngay cả trong khi thi công lẫn khi sử dụng công trình.
Trang sè : 25

×