Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài tập cuối học phần thi pháp học- đề tài lão hạc của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.78 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
4.2.Phạm vi nghiên cứu 3
5 . Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THI PHÁP VĂN HỌC
1: Xung quanh các khái niệm về thi pháp học 4
2. Thi pháp học ở các nước trên thế giới và ảnh hưởng của những thành
tựu đó đối với Việt Nam 6
CHƯƠNG II : NAM CAO VÀ NHÂN VẬT LÃO HẠC TRONG THI
PHÁP VĂN HỌC .
1 . Tác giả Nam Cao 7
2. Nhân vật “ Lão Hạc ” mang tính phức hợp và khả năng lưỡng phân 10
CHƯƠNG III : ĐỘC THOẠI NỘI TÂM – NGHỆ THUẬT KHẮC
HỌA NHÂN VẬT ĐỘC ĐÁO .
1.Các kiểu dạng độc thoại nội tâm 11
2. Nhân vật với những xung đột nội tâm – một bi kịch thiên lương của “
Lão hạc ”. 12
3 . Nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo 13
PHẦN KẾT LUẬN
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài .
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đang diễn ra từng ngày ,
từng giờ trên khắp đất nước đòi hỏi phải có những người lao động mới có
bản lĩnh , có năng lực , có chủ động sáng tạo , dám nghĩ dám làm , thích


ứng với thực tiễn đời sống xã hội luôn phát triển không ngừng . Vì vậy ,
đối với nền văn học hiện nay cũng như vậy . Chúng ta cần có những nhà
nghiên cứu văn học , nhũng nhà sáng tác văn học , những nhà văn- nhà
thơ tài giỏi , năng động , thích ứng nhanh với thời thế để có thể tạo ra
những áng văn , những bài thơ di sâu vào mãi trong lòng của con người .
Tuy nhiên trên thực tế chúng ta còn thiếu đội ngũ những nhà nghiên
cứu văn học , nhũng nhà nghiên cứu thi pháp văn học .Vào thời gian đầu
thế kỉ, trường phái phê bình mới Anh, Mĩ gồm I. A. Richards, J. C.
Ransom, A. Tate, C. Brooks, W. Empson, W. Wimsatt, R. Wellek… lấy
văn bản làm đối tượng trung tâm của nghiên cứu, khám phá tính văn học
qua cấu trúc và cơ chất (texture) của ngôn từ. Lấy văn bản làm bản thể
của văn học, phê phán hiểu lầm về ý đồ tác giả, nghiên cứu các đặc tính
của ngôn ngữ thơ như trương lực, tính mơ hồ, đa nghĩa, tính nghịch lí,
tính biểu tượng, tính giả vờ (Irony – có nguồn gốc Hi Lạp, chỉ sự giả vờ
của diễn viên, sách Trung Quốc dịch là “phản ngữ”, tức lai “lối nói
ngược”, nghĩa rộng hơn “mỉa mai”), vai trò của ngữ cảnh. Họ chủ trương
một cách đọc kĩ (close reading) đối với văn bản để phát hiện các tính chất
đó. Các phạm trù này giúp người ta hiểu rõ hơn bản chất của ngôn ngữ
văn học. Wellek và Warren phát triển lí thuyết cấu trúc văn bản và phân
biệt nghiên cứu nội tại với nghiên cứu ngoại tại.
2. Lịch sử nghiên cứu .
Đối với thi pháp học có cấu trúc là dựa vào mô hình ngôn ngữ, đó
không chỉ vì ngôn ngữ là cơ sở của khoa học nhân văn và khoa học xã
hội, mà còn thấy mọi nhận thức không tách rời với sự ràng buộc của
ngôn ngữ. Sự nhấn mạnh tính hệ thống đòi hỏi xem văn bản là một hệ
thống hoàn chỉnh, coi trọng phân tích hình thức là yếu tố có ý nghĩa then
chốt. M. L. Gasparov nói: “Thi pháp học cấu trúc không phải là thi pháp
của các yếu tố tách rời, mà là thi pháp về các quan hệ của các yếu tố tạo
nên tác phẩm.”Thi pháp học cấu trúc chủ nghĩa về thơ ở Pháp qua công
trình phân tích cấu trúc kí hiệu của Jakobson và C-L.Strauss về bài

thơ Những con mèo của Baudelaire đã không thành công, nhưng trong
các tác phẩm phân tích bài thơ Con quạ của Allan Poe, hay bài thơ 14
chân số 129 của Shakespeare thì lại thành công. Ở Nga, công trình Phân
tích văn bản thơ của Ju. Lotman cũng là một ví dụ thành công. Thành
2
công hơn cả của chủ nghĩa cấu trúc là “Tự sự học” của G. Genette với
một hệ thống các thuật ngữ dành để phân tích cấu trúc văn bản tự sự mà
ngày nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có hiệu quả như lĩnh vực
thi pháp tiểu thuyết và nghệ thuật tự sự nói chung. Tự sự học là sự mở
rộng của thi pháp học, thể hiện sự gắn kết của nó với tu từ học
(Rhetorica), một bộ môn mà vào thời cổ đại đã phân biệt với thi pháp
học. Hiện thời tự sự học “kinh điển” đã chuyển sang tự sự học hậu kinh
điển, một giai đoạn mới của thi pháp học tiểu thuyết và tự sự học.
3. Mục đích nghiên cứu .
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về các đặc điểm thi pháp văn học
Tìm hiểu những nội dung cơ bản về thi pháp văn học , về nhân vật trong
thi pháp văn học , những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới
để hiểu rõ hơn về thi pháp văn học ngày xưa và thời hiện tại .
Trên cơ sở tìm hiểu như vậy ,để đưa ra những tác phẩm , nhũng ngôn từ
có giá trị nhất trong xã hội hiện nay .
4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
4.1. Đối tượng nghiên cứu .
Về đối tượng nghiên cứu thi pháp này không chỉ bó hẹp trong khu vực
mà nó thành công ngay từ đầu và có thể cố thủ rất lâu là văn học dân gian
(với các công trình Propp và tiếp theo là Meletinski) , mà đã mở rộng
sang các khu vực khác, từ văn học cổ, đến các tác giả thuộc văn học hiện
đại.
4.2.Phạm vi nghiên cứu .
Thi pháp học nghiên cứu bao quát những vấn đề cấu trúc văn học ,
nghiên cứu những nguyên tắc chi phối văn học : kết cấu , cốt truyện trong

từng tác phẩm và ở từng tác giả . Thi pháp còn nghiên cứu các yếu tố
ngôn ngữ luật thơ
3
5 . Phương pháp nghiên cứu .
Phương pháp thống kê – phân tích .
Phương pháp tổng hợp .
Phương pháp nghiên cứu lí luận : đọc tài liệu , giáo trình liên quan đến
vấn đề nghiên cứu .
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THI PHÁP VĂN HỌC
1: Xung quanh các khái niệm về thi pháp học .

Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành
nghiên cứu văn học thế kỉ XX, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã được
cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương
pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong
lịch sử.
Thi pháp , thi học ( thi pháp học ) là những từ rất quen thuộc đối với
người sáng tác , thưởng thức và nghiên cứu văn học . Các văn nhân nho sĩ
ngày trước ở Việt Nam và Trung Quốc dùng chữ thi pháp với nghĩa là
cách thức , mẹo luật , phép tắc văn chương ( pháp : phép tắc , phương
pháp ; thi : thơ , văn học nói chung ).
Mọi người đều biết thuật ngữ “thi pháp học”(poétique, poetics) có
nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp “Poietike”, chỉ một lĩnh vực tri thức về các
quy tắc chuyên ngành sáng tác nghệ thuật, phân loại về thể loại nghệ
thuật, thể hiện tập trung trong công trình Poetica của Aristote (384 –
322), mặc dù trước ông đã có nhiều người đề xuất. Aristote kết hợp tư
tưởng mua vui và nhận thức khi nhìn nhận bản chất nghệ thuật, từ đó, ông
lần lượt xem xét các thể loại bi kịch, sử thi, cấu trúc cho đến ngôn từ.
Ông kết hợp lí thuyết với thực hành phân tích nghệ thuật cụ thể. Nhưng

qua hàng nghin năm tồn tại và phát triển, thi pháp học nhiều lần được
hiểu khác nhau, khi thì thu hẹp vào loại hình thi ca, vào thi luật, phép
làm thơ, biến thành quy phạm, giáo điều, khi thì mở rộng chỉ toàn bộ
nghệ thuật, khi lại bị coi thường như một thứ hình thức chủ nghĩa ít có ý
nghĩa và cho đến nay cách hiểu vẫn còn phân tán. Từ thế kỉ XVIII trở đi,
4
với sự chuyển hướng từ siêu hình học cổ đại sang nhận thức luận hiện
đại, diễn ra sự phân loại các khoa học, sự hình thành dần dần khoa nghiên
cứu văn học, thì thi pháp học chuyển hướng sang nhận thức luận, nghiên
cứu các vấn đề nội dung như cái đẹp, xã hội, chính trị, đạo đức, chức
năng phản ánh hiện thực, giáo dục , hầu như bị hoà lẫn vào các hoạt động
xã hội khác và các khuynh hướng nghiên cứu văn học khác như triết học,
chính trị học, xã hội học, ngữ văn học, tâm lí học, đặc biệt là lịch sử văn
học…Đó là cái logíc khiến cho thi pháp học bị bỏ qua ở những nơi xã hội
học văn học ngự trị. Phương pháp luận nghiên cứu nặng về diễn dịch triết
học và tiên nghiệm mà A. Veselovski muốn thay đổi bằng cách xây
dựng thi pháp học quy nạp mang tinh thần thực chứng. Đối tượng của
khoa thi pháp học hầu như bị biến mất, do đó nảy sinh nhu cầu tìm lại đối
tượng, nội dung của thi pháp học và thi pháp học lại ra đời, phục hưng
như có người nhận xét.

Thi pháp học của Aristole - khởi nguồn của nghiên cứu thi pháp
học

2. Thi pháp học ở các nước trên thế giới và ảnh hưởng của những
thành tựu đó đối với Việt Nam .
Các học giả, cho rằng thi pháp học tức là lí luận văn học; thi pháp học
nghiên cứu các văn bản quá độ, khám phá cái tính liên văn bản trong đó,
tức là “tất cả những nhân tố khiến cho văn bản ấy liên hệ với các văn bản
khác”. Tz. Todorov khẳng định thi pháp học có nhiệm vụ xây dựng và

nắm bắt các loại hình đồng nhất và đa dạng trong tất cả tác phẩm văn học.
Tác phẩm cá biệt chỉ thể hiện các loại hình ấy, có vị trí mẫu, chứ không
5
phải là model cuối cùng của tác phẩm (Jean-Yves Tadié: La critique
litterature au XXème siècle). Tz. Todorov phân biệt nghiên cứu thi pháp
với việc giảng văn, giải mã, phân tích ý nghĩa hay phê bình, đánh giá tác
phẩm văn học cụ thể theo phong cách báo chí hay tùy bút, chân dung, bởi
cách làm đó bao hàm yếu tố chủ quan của người bình giảng, không phải
khoa học. Ông cũng phân biệt thi pháp học với nghiên cứu xã hội học,
tâm lí học, triết học, ngữ văn học, văn hóa học, bởi các nghiên cứu này
xóa nhòa ranh giới tác phẩm văn học với các nhân tố ngoài văn
học. Phương pháp chủ yếu của thi pháp học là miêu tả cấu trúc của
văn bản (diễn ngôn) với các thành phần của chúng.(Poétique,1973).
Cuối cùng có rất nhiều tạp chí, từ điển, tập bình luận lấy “thi pháp” làm
nhan đề của mình, nội dung càng phong phú, bác tạp.
Từ các định nghĩa trên, ta thấy thi pháp học chủ yếu là một lĩnh vực
nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện, nguyên
tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản.
Đó là lĩnh vực nghiên cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong
cách, nó phân biệt (chứ không đối lập) với các lĩnh vực nghiên cứu
khác. Thi pháp về thực chất là hệ thống ngôn ngữ (kí hiệu) nghệ thuật,
mang tính mở. Thi pháp học bao gồm các bộ phận lí thuyết, miêu tả và
lịch sử, gồm cả phong cách học, và ngày nay bao gồm cả tự sự học, tu từ
học - mỗi bộ phận có đối tượng riêng, nhưng đều không ra ngoài phạm vi
nói trên. Xét về cách tiếp cận còn có thể phân biệt thi pháp học lịch
sử, thi pháp học ngôn ngữ học (cấu trúc), thi pháp học so sánh, thi
pháp học xã hội học, thi pháp học văn hóa. Nhiều nhà nghiên cứu có
xu hướng đồng nhất thi pháp học với lí luận văn học, trong trường hợp
đó, nên dùng thuật ngữ “lí luận văn học” thay cho thi pháp họcbởi vì
hàm ý của lí luận văn học rộng hơn thi pháp học. Tuy nhiên người ta vẫn

thích nói “thi pháp” để nhấn mạnh tính chất nghiên cứu nội tại của nó.
Tất cả các trường phái nghiên cứu thi pháp học về cơ bản đều thống nhất
trong phạm vi và tính chất đó, mặc dù nguyên tắc xuất phát có thể khác
nhau.
CHƯƠNG II : NAM CAO VÀ NHÂN VẬT LÃO HẠC TRONG THI
PHÁP VĂN HỌC .
1 . Tác giả Nam Cao .
Nam Cao là nhà văn ngày càng được cả thế giới nghiên cứu và giới
sáng tác đánh giá cao, được coi như là tác giả hàng đầu của văn học
hiện đại Việt Nam. Có thể nói tác phẩm Nam Cao là một kho tàng nhân
học có trữ lượng phong phú khó mà lường hết. Kho tàng ấy chủ yếu
hàm chứa trong một thế giới nhân vật sống động, vừa thật gần gũi,
6
vừa mới lạ đến sững sờ như những phát hiện lần đầu, mang rõ dấu ấn
đặc sắc của Nam Cao. Trong đó, có một số đã thành điển hình quen
thuộc với mọi tầng lớp, đi vào thành ngữ cửa miệng của toàn dân.
Gần nửa thế kỷ nay, những cảm nhận khác nhau về Chí Phèo, Thị Nở,
Lão Hạc, anh giáo thứ… trong thơ ca, truyện ngắn, điện ảnh và cả trong
tiểu thuyết hàng trăm trang , mấy thuộc hội thảo quốc gia, nhiều bài bàn
trực tiếp hay chỉ là đôi dòng liên tưởng nói ghé vào … về Nam Cao, tất cả
cho ta thấy một sự trạng hiển nhiên: cùng với độ lùi năm tháng, những
nhân vật Nam Cao như được dòng chảy thời gian tắm gội cho, ngày
càng lộ rõ hơn duyên sắc tươi đậm của mình. Cái gì khiến cho những
Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ,Hộ, Điền, dì Hảo… mãi mãi là những người
thân thuộc đồng hành với ta, mãi mãi có sức cuốn hút; cái gì trong tác
phẩm Nam Cao “khiến nó cứ mới mãi, được người đọc đọc mãi” – như
Nguyễn Minh Châu , một nhà cách tân quan trọng khác trong văn xuôi
đương đạicủa ta, đã phải đặt thành câu hỏi ? Là tác giả của “Chí Phèo” –
một tác phẩm ”đạt tới độ tuyệt vời viên mãn”, có”giá trị cổ điển trên
tất cả phương diện”, cùng với ”Sống mòn”- “một kiệt tác hiện thực” là

”hai tuyệt đỉnh của văn xuôi Việt Nam hiện đại” , Nam Cao xứng đáng
được coi như một cây bút kết tinh những thành tựu văn xuôi tự sự của ta,
sau mấy thập kỷ gia tốc phát triển hướng vào quỹ đạo hiện đại.Để góp
phần vào việc giải đáp này, cần tìm hiểu cống hiến của Nam Cao- theo ý
tôi, là thành tựu nổi bật, xây dựng nhân vật.
2. Nhân vật “ Lão Hạc ” mang tính phức hợp và khả năng lưỡng
phân.
Đây là đặc điểm nổi bật nhất, thành tựu xuất sắc nhất trong thi pháp của
Nam Cao. Điểm lại hầu hết nhân vật trong truyện ở ta suốt khoảng 40
năm đầu thế kỷ này, của các nhà văn từ Phạm Duy Tốn qua Hoàng Ngọc
Phách đến những tác giả thời tự lực văn đoàn và tiểu thuyết thứ bảy
sau này, dù là quan chức ”Sống chết mặc bay” đáng lên án, thân phận
”Người ngựa và ngựa người” đáng thương, bà mẹ chồng trong” đoạn
tuyệt” gia trưởng đáng trách hay một” Người đàn bà Tàu” kiên cường
đáng phục… họ đều có nét chung, đó là sự đơn thuần, xác định trong
tính cách : đã đáng chê thì không thể đáng khen, đã chính thì tà không
chen vào được.
Ngay thời đó, Thạch Lam đã phảixua tay trước kiểu nhân vật có “cái
lạc quan dễ dàng của tiểu thuyết luân lý” cũng như kiểu thở ra “cái bi
quan quá đáng của tiểu thuyết sầu”. Cuộc đời đâu có đơn thuần như vậy.
Cứ ngẫm ngay vào bản thân mà xem, ai chẳng có phần sáng và phần tối.
ấy là chưa kể những tác động nhiều chiều hướng của hoàn cảnh, tình
7
thế… Cho đến tận cuối những năm 80, Nguyễn Minh Châu đã phải tỏ ra
bực mình với chuyện “ cứ bình luận mãi về viết cái tích cực hay tiêu cực,
ca ngợi hay phê phán. Chẳng lẽ cuộc sống trong tiểu thuyết và trong
cuộc đời chỉ hạn hẹp trong hai chiều mặt phẳng ấy?”.
Lướt qua chặng đường hơn nửa thế kỷ văn học ấy, ta càng thấy vai trò
của Nam Cao thật đáng nể: nhà văn mới ngoài hai mươi tuổi này đã có
một cách nhìn riêng sâu sắc ; đã thực sự có cách xây dựng quán xuyến

thành hẳn một thi pháp được vận dụng vào hầu hết các nhân vật chính
của ông, mà hai điển hình có da có thịt nhất, là Lão hạc trong chuyện
cùng tên và thứ trong tiểu thuyết sống mòn.
Đọc truyện “Lão Hạc”,ta bắt gặp bao con người,bao số phận,bao mảnh
đời đáng thương,bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai “phẫn
chí” đi phu đồn điền cao su,ông giáo và người vợ,Binh Tư và thằng
Mục,thằng Xiên…Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê
bùn đọng,ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu,chứa chan
tình thương yêu.Bên cạnh nhân vật Lão Hạc là ông giáo,một nhân vật để
lại bao ấn tượng đối với chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Không rõ họ tên là gì.Hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế của
một con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa,nhiều lí
luận,người ta kiêng nể”.Hai tiếng “ông giáo” từ miệng Lão Hạc nói ra,lúc
nào cũng đượm vẻ thân tình,cung kính,trọng vọng :”Cậu Vàng đi đời rồi
ông giáo ạ!”…”Vâng,ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là
sung sướng”…”Tôi cắn rơm,cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! ”.
Hãy đi ngược thời gian,tìm về thời trai trẻ của ông giáo.Là một người
chăm chỉ,ham mê,sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng.Ông đã
từng lăn lộn tận Sài Gòn,”hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy,để làm ăn,để học
tập,để gây dựng sự nghiệp.Cái va-li “đựng toàn những sách” được người
thanh niên ấy rất “nâng niu”,cái kỉ niệm “đầy những say mê đẹp và cao
vọng” ấy,hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng
một cách đẹp.
Con người “nhiều chữ nghĩa” ấy lại nghèo.Sau một trận ốm nặng ở Sài
Gòn,quần áo bán gần hết,về quê chỉ có một va-li sách.Nếu lão Hạc quý
cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy
nhiêu.Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông “như
một rạng đông” thời trai trẻ,làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị, trong
trẻo “ biết yêu và biết ghét”.
8

Cái nghèo vẫn đeo đẳng ông giáo mãi,”ông giáo khổ trường tư”.Vận
hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: ”Đời người ta không chỉ khổ một
lần”.Sách cứ bán dần đi.Chỉ còn giữ lại năm quyển sách với lời nguyền:
“…dù có phải chết cũng không bán”.Như một kẻ cùng đường phải bán
máu,đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức,ông giáo đã phải bán nốt đi
năm cuốn sách cuối cùng,cái gia tài quý giá nhất của người tri thức
nghèo.”Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?”,lời than ấy
cất lên nghe thật não nuột,đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn
cùng.
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý.Ông là chỗ
dựa tinh thần,là niềm an ủi,tin cậy của Lão Hạc.Ông giáo là nơi để lão
Hạc san sẻ bao nỗi đau,nỗi buồn.Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một
lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền.Tâm sự về mảnh vườn và chuyện
đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ.San sẻ về nỗi đau sau khi bán
cậu Vàng cho thằng Mục,thằng Xiên,…Có lúc là một điếu thuốc lào,một
bát nước chè xanh,một củ khoai lang…”Lúc tắt lửa tối đèn có nhau”.Ông
giáo đã đồng cảm,đã thương xót,đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình
người.Ông giáo đã thương lão Hạc “như thể thương thân”.Không chỉ an
ủi,mà còn tìm mọi cách để “ngấm ngầm giúp” khi biết lão Hạc đã nhiều
ngày ăn rau,ăn khoai,ăn củ ráy…Trong lúc đàn con của ông giáo cũng
đang đói;cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp biết bao !.
Ông giáo nghèo mà đức độ lắm.Trước khi ăn bả ****lão Hạc đã gửi
ông giáo ba mươi đồng để phòng khi chết “gọi là của lão có tí
chút”…,gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai…Tình tiết ấy nói
lên lão Hạc rất tin ông giáo.Ông giáo là người để lão Hạc “chon mặt gửi
vàng”.Giữa các xã hội đen bạc thời ấy,một bà cô dành cho đứa cháu nội
bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (“Những ngày thơ ấu”),vợ tên
địa chủ bắt bí,bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên
bảy tuổi và ổ chó (“Tắt đèn”),một tên quan phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của
chị nhà quê (“Đồng hào có ma”)…, ta mới thấy niềm tin,sự kính trọng

của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.
Trước cái chết “dữ dội” của Lão Hạc,cái chết “đau đớn và bất thình
lình”,chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu…Ông giáo khẽ cất lời than trước
vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp.Trong giọt lệ là những lời
hứa của một nhân cách cao đẹp,đáng trọng: “Lão Hạc ơi ! Lão Hạc ơi !
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.Tôi
sẽ cố giữ gìn cho lão.Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo
hắn : Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh
trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”
9
Cùng với ông giáo Thứ trong “Sống mòn”,Điền trong ”Trăng
sáng”,nhân vật “tôi” trong “Mua nhà”,hình ảnh ông giáo trong truyện
“Lão Hạc” đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật-nhà văn nghèo,ông giáo khổ trường tư-trong xã hội
thực dân nửa phong kiến.Đó là những con người nghèo mà trong
sạch,hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp,sống nhân hậu,vị
tha.Có người đã cho rằng,ông giáo là một nhân vật tự nguyện,mang dáng
dấp hình bóng Nam Cao. Ý kiến ấy rất lí thú.
Trong truyện “Lão Hạc”,ông giáo vừa là nhân vật,vừa là người dẫn
chuyện.Không phải là nhân vật trung tâm,nhưng sự hiện diện của ông
giáo đã làm cho “Bức tranh quê” ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ.Nhân vật
ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc,đã góp
phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
Yếu tố cốt lõi, tạo nên bề dày và sự sống đặc biệt cho các nhân vật
của Nam Cao, đó là sự khám phá ra nhiều mặt khác nhau, thậm chí
tương phản nhau trong cùng một tính cách, nhiều chiều hướng có khả
năng phát triển có khi trái ngược nhau trong cùng một con người. Đó là
cách nhìn nhận nhân vật trong tính phức hợp và khả năng lưỡng phân của
nó.
CHƯƠNG III : ĐỘC THOẠI NỘI TÂM – NGHỆ THUẬT KHẮC

HỌA NHÂN VẬT ĐỘC ĐÁO .
1.Các kiểu dạng độc thoại nội tâm .
Độc thoại nội tâm là một trong những phương tiện nghệthuật mà các
nhà văn thường sử dụng để phân tích tâm lí, khác hoạ tính cách nhân vật.
Đây là phương tiện nghệ thuật quan trọng, phát huy được thế mạnh để
khắc hoạ lại chính xác những sắc màu tinh tế nhất của đời sống tâm hồn.
Phương tiện nghệ thuật này rất được các nhà văn hiện thực chú ý bởi bản
sắc độc đáo của nó, vì:" Con người sông bằng lời nói và biết rằng tời
nói nào của mỗi chúng ta sẽ xuât hiện vào lúc nào của đời sống tâm lí" .
Thực tế lịch sử văn học cho thấy, chỉ ở chủ nghĩa hiện thực, thế giới bên
trong của các nhân vật mới được xác định qua độc hoại nội tâm. Đến thế
kỉ XX," nghệ thuật độc thoại nội tâm đã phát triển một cách đáng kể" .
Ngôn từ đặc biệt này thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà phê
bình. Cuối thế kỷ XIX, độc thoại nội tâm được quan niệm là" lời phát
biểu dài và xác thực không dự liệu một lời đáp trực tiếp và tức khắc, hoặc
hoàn toàn không hướng tới một ai cả”. Những ý kiến của các nhà lý luận
văn học, các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước đã cho chúng
tôi cơ sở lý thuyết khá đầy đủ về độc thoại nội tâm. Từ những chỉ dẫn đó,
10
chúng tôi khái quát: độc thoại nội tâm trước hết là lời nhân vật tự nói với
chính mình. Lời nhân vật phải là lời nội tâm, có khi trực tiếp, có khi đan
xen với lời người" an thuật, cũng có khi gián tiếp (ở ngôi thứ ba) bằng lời
người trần thuật. Lời nội tâm trực tiếp thường có độ dài tương đối,
nhưng cũng có khi chỉ là một câu, một cụm từthể hiện một ý nghĩ. Lời tự
nói của nhân vật có khí thầm, có khí phát ra thành riêng. Dù được biểu
hiện ra dưới hình thức tổ chức nào thì độc thoại nội tâm cũng phải đảm
bảo yêu cầu diễn tả hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của nhân vật trong dòng
chảy trực tiếp của nó." Dòng chảy trực tiếp" ởđây được chúng tôi hiểu là
chủ đề độc thoại, mạch cảm xúc của độc thoại. Và tất cả những suy nghĩ,
những lời tự nói đó đều góp phần bộc lộ tính cách con người bên trong

của nhân vật. Thế giới bên trong đó được hình thành, phát triển cùng với
sự phát triển của hoàn cảnh mà nhân vật sông và hoạt động. Khi miêu tả
lại những suy ngẫm của nhân vật, nhà văn tạo ra lời nói của nhân vật với
những giọng nói riêng. Do vậy, độc thoại nội tâm hiện ra với những kiểu,
dạng khác nhau. Có lúc là những lời nói của chính nhân vật được nhà văn
đặt trong ngoặc kép. Có khí lại là đoạn độc thoại nội tâm chứa đựng cả
lời nhân vật và lời tác giả. Có khi lại là những lời gián tiếp được tạo nên
bởi" toàn bộphần lời văn của tác giả, của người trần thuật" .Như vậy,
hình thức văn bản, những chú giải tâm lí, giọng điệu câu văn, từ vựng,
mạch lôgíc bên trong, sẽ là những tiêu chí xác định độc thoại nội tâm
trong văn bản nghệthuật, tránh nhầm lẫn với những đoạn tả khác. Thực
chất mỗi dạng độc thoại nội tâm đều cho thấy tính chất hoặc hình thức,
hoặc nội dung hoặc chức năng biểu đạt tâm lí. Xét về mặt hình thức, độc
thoại nội tâm có hai dạng: đoạn độc thoại nội tâm và khoảnh khắc độc
thoại nội tâm. Thời gian tham gia độc thoại của đoạn độc thoại nội tâm
thường dài hơn. Thời gian tham gia độc thoại của khoảnh khắc độc thoại
nội tâm thường rất ngắn, trong tích tắc. Xét từ góc độtổ chức lời độc
thoại, có độc thoại nội tâm trực tiếp (tương ứng với dấu hiệu hình thức
văn bản) và độc thoại nội tâm nửa trực tiếp và độc thoại nội tâm gián tiếp
được nhận diện qua lớp từ vựng, giọng điệu, mạch 1ôgic. Độc thoại nội
tâm trực tiếp là lời nói của nhân vật được nói ra trong ý nghĩ, thường
được nhà văn làm cho lời nói bên trong đó có tính tổ chức và chặt chẽ" ,
cộng với sự báo trước bằng những cụm từ chú giải.
2. Nhân vật với những xung đột nội tâm – một bi kịch thiên lương của
“ Lão hạc ”.
Xung đột bi kịch trong “ Lão hạc ” là xung đột giữa ý thức bảo tồn
thiên lương của lão Hạc với cái đói . Trong truyện nhà văn không có tả
trực tiếp cái đói như ông đã từng tả trong “ Một bữa no ” hoặc như Thạch
Lam , Nguyễn Thị Vĩnh từng làm nhưng cái đói dưới ngòi bút của Nam
Cao có một sức mạnh ghê gớm rình trực bẻ gãy thiên lương của con

11
người . Hoàn cảnh khách quan của lão Hạc : từ ngày đứa con đi phu “ lão
làm thuê để kiếm ăn . Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu lão để riêng
ra . Lão chắc chắn lúc nào con lão về , lão có được một trăm đồng bạc ” .
Sau trận ốm số tiền chắt chiu bao nhiêu năm tháng của lão hết nhẵn , sức
lực con người lão cũng cạn kiệt , lại gặp cảnh khủng hoảng chung của
làng xóm khi “ làng mất vè sợi , nghề vải đành phải bỏ . Đàn bà rỗi rãi
nhiều . Còn tí việc nhẹ nào họ tranh nhau làm hết cả ” “rồi lại bão , hoa
màu bị phá sạch sành sanh Gạo cứ kém đi mãi , một lão với một con
chó , mỗi ngày ba hào gạo , mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt ”.
Thiên lương là đức tính , phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con
người . Nó là cốt lõi trong đạo đức ca nhân mỗi con người . Thông
thường đạo đức cá nhân bao gồm hai loại đạo đức : quan hệ đạo đức cá
nhân với cộng đồng và quan hệ đạo đức cá nhân với chính bản thân
mình . Loại quan hệ trước , mọi thiết chế xã hội đều ra sức cổ vũ , rèn cặp
theo tưởng của giai cấp cầm quyền ( vì trong xã hội có giai cấp thì tư
tưởng thống trị là tưởng của giai cấp thống trị ). Loại quan hệ thứ hai thể
hiện nỗ lực của bản thân mỗi con người – cá nhân , nó được thể hiện qua
đức tính : tự lực , tự lập , tự ái , tự tín , tự trọng , tự ái Ý thức về nhân
cách chính là cơ sở triết học của loại đức tính này. Không có loại quan hệ
thứ hai đủ mạnh , con người ta có thể giàu có , thành đạt , thành danh
nhưng không thể có cá nhân đẹp . Những tấm gương nhân cách “ vằng
vặc như sao Khuê ” trong lịch sử Việt Nam là một minh chứng . Họ hầu
hết đều có xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng có đạo đức , nhân cách
của họ , người bình dân vẫn mãi tôn vinh , noi dấu .
Lão Hạc trong chuyện ngắn cùng tên – bề ngoài có vẻ gàn dở , lẩm
cẩm thậm chí còn có những lúc bị hoài nghi là đánh bả chó nữa ; thế
nhưng , mặc cho cái vẻ bề ngoài có phần lẩn thẩn của nhân vật Nam Cao
“đã cố mà tìm hiểu ” để nhìn thấu cái bề sau , bề sâu , bề xa , để thấy
được bản chất nhất mực lương thiện , nhân hậu , tuyệt vời tự trọng và vị

tha của lão . Có nghĩa lão Hạc là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức
cá nhân , kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương làm sạch . Thiên
lương của lão Hạc là ở chỗ lão “ luôn luôn tự xóa mình trong trong tương
quan chồng vợ , cha con ; mảnh vườn thì do vợ tậu , con chó thì của con
mua . Lão không tự cho mình sở đắc một cái gì , và sự xóa mình có ý
thức ấy là một đặc điểm quan trọng nhất trong tính cách lão Hạc để dẫn
đến sự lựa chọn cuối cùng của đời lão . Một đức hi sinh lớn lao trong
từng nếp nghĩ , đã thành lẽ sống ở đời .
12
3 . Nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo .
Qua lão Hạc Nam Cao đã chứng tỏ sức bùng nổ nghệ thuật của cái hằng
ngày . Nam Cao “ viết về cái tầm thường mà làm sống dậy những ý nghĩa
không thể xem thường ” qua chân dung Lão Hạc . Nhân vật hiện ra tự
nhiên như tác giả chẳng hề gia công , sắp đặt gì thế nhưng nhìn sâu vào
đó ta thấy Lão Hạc hiện lên qua một chùm tương quan vi điệu . Mỗi
tương quan như một luồng sáng hội tụ để làm nổi bật lên một nhân cách .
Lão được miêu tả song song với ông Giáo để đối sánh làm nổi bật lên cái
tâm lý nông dân bên cạnh cái tâm lý trí thức-xuất thân từ nông dân .
Trong tương quan với binh Tư để tạo ra sự đối chọi giữa cái chết - lương
thiện vơi sống – lưu manh . Tương quan với vợ ông Giáo để nổi bật một
sự phân lập khác : Một người dù khổ thế nào cũng không suy suyển làm
nhân hậu , vị tha ; người kia vì quá khổ đã sinh ra vị kỉ . Hai tương quan
lớn nhất quyết định chân dung lão Hạc là tương quan lão với đứa con trai
biệt xứ mà lão nóng ruột mong về và tương quan với “ cậu vàng ” mà lão
đành “ phụ rẫy ” . Lí luận cho rằng , phát hiện tính cách nhân vật thì quan
trọng nhất là đặt nhân vật trong mối tương quan với nhân vật khác . Ở đây
lão Hạc là một ví dụ tiêu biểu .
Ta thấy ở Lão Hạc , nhân vật được chiếu rọi từ nhiều điểm nhìn , góc
nhìn trần thuật khác nhau : Cái nhìn của ông giáo ( nhân vật người trần
thuật ) với ý thức đi tìm “ cái bản tính tốt của người bị nỗi buồn đau ích kỉ

che lấp mất ” , cái nhìn của bà Giáo , cái nhìn của Binh Tư , và cả cái
nhìn bên trong của chính lão Hạc Chính nhờ cách dựng truyện từ
những quan niệm khác nhau ấy – khi thì phủ nhận nhau , khi thì điều
chỉnh , bổ sung , đào sâu thêm – đã làm hiện rõ hơn bao giờ hết nột lão bề
ngoài tưởng như gàn dở , lâm cẩm , thậm chí còn có khi bị nghi là “ đạo
đức giả ” nhưng kì thực là một nông dân rất mực lương thiện , một nhân
cách đáng trọng , một người tử vì đạo – đạo làm người .

13
PHẦN KẾT LUẬN
Để chuyển chất liệu đời thường ấy thành nhân vật văn học, Nam Cao
đã vận dụng nhiều bút pháp đa dạng. Có trào phúng, thường là cái cuời
chua chát, cười ra mắt trước những hiện tượng “nghịch dị” bộc lộ tình
trạng bất thường, phi lý ngày càng trầm trọng trong xã hội. Có tả chân,
đến mức cứ như thấy hiện lên mồn một trước mặt (ví như đoạn tả
người đàn bà nghèo ăn gian một tấm bánh ngoài chợ trong truyện “Đòn
chồng”) Có tự sự độc đáo “rất biến hóa, cứ nhập thẳng vào đời sống
bên trong của nhân vật mà đắc dẫn mạnh tự sự theo dòng độc thoại nội
tâm”.
Và chữ tình-thứ chữ tình có một vị chua chát, thấm thía ruột gan,
nhuyễn vào tự sự, mang đặc sắc riêng trộn không lẫn của Nam Cao mà
có người gọi là “gịọng chữ tình tàn nhẫn”; ý vị chữ tình ấy hầu như nhuần
đượm trên mỗi dòng chữ của ông. Ngôn ngữ trong sáng tác Nam Cao dù
là ngôn gnữ miêu tả hay tự sự, đối thoại hay độc thoại của nam Cao đến
nay đọc lại vẫn hết sức trong sáng, có duyên lạ lùng, “đạt đền mức cổ
điển của văn xuôi tiếng Việt”. Ngôn ngữ thật sự đa dạng: Tiếng nói nhân
vật, tiếng nói tác giả, tiếng hòa trộn của tác giả với nhân vật…: và đặc
biệt sỏ trường về ngôn ngữ bên trong với giọng nhập vai hết sức linh
hoạt, không chỉ bộc lộ tâm tình mà còn thể hiện được cả tính cách.
Với thành tựu nghệ thuật đã sáng tạo nên những nhân vật giàu sức

sống, qua đó giúp ta khám phá ra nhiều bí mật lòng người giữa đời
thường; Với vai trò, tầm cỡ độc đáo và đặc sắc dân tộc của ông, có thể
coi Nam Cao là tác giả tập đại thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn
học Việt Nam hiện đại, xứng đáng hội thoại cùng những nhà văn hiện
thực nhân bản tiêu biểu của thế kỷ XX.


14
TÀI KIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình đại cương Thi Pháp Học – PGS.TS .Nguyễn Phong Nam
– Đại học sư phạm Đà Nẵng .
2. Lê Bá Hán , Trần Đình Sử , Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên ,
1992 ) , từ điển thuật ngữ văn học , NXB Giáo dục /.
3. Nguyễn Phong Nam ( 2000) , Dấu tích văn nhân , NXB Đà Nẵng .
4. Nhiều tác giả ( 2007) , Mười thế kỉ bàn luận về văn chương , 3 tập ,
NXB Giáo dục .
5. Nhiều tác giả (2001) , Nghệ thuật như là thủ pháp , NXB Hội nhà
văn , Hà Nội .
PHẦ Để chuyển chất liệu đời thường ấy thành nhân vật văn học,
Nam Cao đã vận dụng nhiều bút
pháp đa dạng. Có trào phúng, thường là cái cuời chua chát,
cườước những hiện tượng
“ nghịch dị” bộc lộ tình trạng bất thường, phi lý ngày càng trầm
trọng trong xã hội. Có tả chân,
đến mức cứ như thấy hiện lên mồn một trước mặt (ví như đoạn
tả người đàn bà nghèo ăn gian
một tấm bánh ngoài chợ trong truyện “Đòn chồng”) Có tự sự
độc đáo “rất biến hóa, cứ nhập
thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật mà đắc dẫn mạnh tự
sự theo dòng độc thoại nội tâm”.

Và chữ tình-thứ chữ tình có một vị chua chát, thấm thía ruột gan,
nhuyễn vào tự sự, mang đặc sắc
riêng trộn không lẫn của Nam Cao mà có người gọi là “gịọng chữ
tình tàn nhẫn”; ý vị chữ tình ấy
hầu như nhuần đượm trên mỗi dòng chữ của ông.
Ngôn ngữ tronbg sáng tác Nam Cao dù là ngôn gnữ miêu tả hay
tự sự, đối thoại hay độc thoại
15
của nam Cao đến nay đọc lại vẫn hết sức trong sáng, có duyên lạ
lùng, “đạt đền mức cổ điển của
văn xuôi tiếng Việt”. Ngôn ngữ thật sự đa dạng: Tiếng nói nhân
vật, tiếng nói tác giả, tiếng hòa
trộn của tác giả với nhân vật…: và đặc biệt sỏ trường về ngôn
ngữ bên trong với giọng nhập vai
hết sức linh hoạt, không chỉ bộc lộ tâm tình mà còn thể hiện
được cả tính cách.NPPPPPPPPP jdsuiadiweyrfuweyf
PHÂGHTHBhdhaseywuwdsydgsgnhVBV454644444RR
16

×