Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cây Lan gấm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.38 KB, 6 trang )

Cây Lan gấm
Cây kim cương mà hiện nay người dân ở Kon
Tum đang đổ xô đi săn tìm, thực tế là cây Lan
gấm, hay còn gọi là cây Thạch tằm. Tên khoa học
là Anoechilus roxburglihayata, thuộc họ Lan
(Orchidaceae).
Trong những tháng gần đây rộ lên tin đồn loại cây
này chữa bệnh rất tốt nên được mua với giá cao,
520.000 – 650.000đ/ kg, khiến nhiều người địa
phương đổ xô vào rừng săn tìm. Theo những chủ đầu
nậu, cây kim cương được thu gom rồi bán sang Trung
Quốc và Đài Loan. Ngày trước khi cây kim cương
chưa có giá, người dân thường đi hái về để nấu canh
ăn. Cây có vị ngọt, tựa như rau mồng tơi.
Theo nhiều tài liệu khác nhau cho thấy nó chính là
loài địa lan thân bò rồi đứng, mọc sát đất, có rễ bám
vào đá trông dáng như con tằm. Cây cao khoảng
20cm, thân tròn có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng.
Lá trơn gần tròn hoặc bầu dục, mặt trên màu xanh
đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu
vàng kim rất đẹp phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ
mạch gân chính nên gọi là Kim tuyến liên gốc, có
cuống thành bẹ, màu nâu tím óng ánh có vân trắng
hình mạng rất rõ, mặt dưới màu hung đỏ.
Mùa đông xuân cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có
lông. Cụm hoa nằm ở ngọn thân, ít hoa, có lông dày
đặc. Hoa nhỏ, màu trắng với cánh môi màu vàng hình
chữ T, đỉnh chia hai thuỳ, gốc có túi. Quả nang.
Thường thấy hoa ra vào tháng 7 – 9 , có khi còn kéo
dài đến dịp Tết âm lịch.
Nhưng thực tế cây Lan gấm cũng rất khó tìm, vì cây


mọc trong rừng sâu, ở hốc đá, nơi có độ cao từ 700
đến 1.000m. Loại cây này thường thấy là loài của
Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaixia,
Inđônêxia. Ở nước ta thấy cây mọc bám trên các hốc
sườn núi và ở đỉnh núi đá vôi nơi có mùn ẩm, từ Lào
Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây cho tới Ðắc Lắc,
Lâm Ðồng, Bình Thuận, Ðồng Nai, Côn Ðảo (Kiên
Giang). Cây cũng được trồng làm cảnh ở trong chậu
với đất mùn, tơi thoáng. Trồng bằng đoạn thân có rễ.
Bộ phận dùng là toàn cây - Herba Ludisiae
Discoloris. Được thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng
tươi hay phơi khô dùng dần. Tuy là một vị thuốc
đông y nhưng Lan gấm không phải là vị thuốc thông
dụng lắm. Do ít sử dụng nên Lan gấm hiếm khi gặp ở
các hiệu thuốc bắc.
Đông y cho rằng, Lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính
mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát
máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Do đó trong
đông y Lan gấm được dùng để chữa lao phổi, khô
phổi, ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược chứ
không phải để chữa tim mạch hay ung thư như mọi
người vẫn đồn đại.
Còn theo một số chuyên gia nói rằng, ở Đài Loan,
cây Lan gấm là một loại cây nổi tiếng vô cùng quý
giá có bán tại các tiệm thuốc Bắc hoặc dùng trong
nhân dân. Cây Lan gấm có tác dụng làm tăng cường
sức khỏe và lưu thông khí huyết. Ngoài ra người ta
còn dùng cây này để chữa thần kinh suy nhược, chữa
ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di
tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc,

giải nhiệt, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan
mãn tính.
Ở nước ta cây Lan gấm được dùng cả cây tươi hoặc
khô để sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20g
tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài là cả cây tươi giã nát
đắp lên chỗ vết thương sưng đau.
Dùng chữa lao phổi, khạc ra máu; thần kinh suy
nhược, chán ăn: Cây Lan gấm 2 – 10g, sắc ngày 1
thang, chia 3 lần uống.
Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu và thần kinh suy
nhược, kém ăn ít ngủ, tinh thần tiều tuỵ: Dùng Lan
gấm 20 – 40g, Mạch môn 20g, Huyền sâm 20g, Ngưu
tất 20g, Quyết minh tử (sao) 20g, Hoài sơn 20g sắc
uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Trong dân gian còn dùng cây Lan gấm sắc uống chữa
đau dạ dày.
Như vậy để mọi người hiểu rõ về loại cây này, mong
rằng các cơ quan khoa học cần vào cuộc để có kết
luận khoa học đúng đắn nhất về giá trị của cây kim
cương. Thông qua đó bác bỏ được sự đồn đại vô căn
cứ rằng cây kim cương chữa được ung thư.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×