Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chích Ngừa Bệnh Sưng Phổi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.86 KB, 7 trang )

Chích Ngừa Bệnh Sưng Phổi

Có lẽ môt phần do thời tiết lạnh nhiều hơn năm nay, siêu vi trùng
thuận tiện sinh sản mau lẹ, cảm cúm hoành hành nhiều hơn.
Ngoài việc chích ngừa cúm, chúng ta phải lưu ý chích ngừa bệnh sưng
phổi.
Viêm sưng phổi do vi trùng Streptoccocus pneumoniae là bệnh thông
thường nhất nhưng nguy hiểm nhất cho cả người lớn và trẻ em. Tại Hoa Kỳ,
mỗi năm có 500,000 người bị viêm sưng phổi S. Pneumoniae, và có khoảng
40,000 người chết vì bệnh này. Nghiã là, mỗi năm, cứ 100 người bị bệnh
viêm phổi S. Pneumonia, lại có 1 tới 20 người sẽ bị chết.
Tử vong vì cúm và sưng phổi (pneumonia) đứng hàng thứ 7 tại Hoa
Kỳ. Riêng năm 2002, cớ tới 618 ngàn đàn ông (944 phần 10 ngàn) và 694
ngàn đàn bà (474 phần 10 ngàn) bị sưng phổi. Tỉ lệ người già trên 65 tuổi
phải nhập viện vì sưng phồi lên tơí 218.48 phần 10 ngàn). Thường thì cả
bệnh nhân lẫn bác sĩ chỉ lưu ý nhiều nhất chích ngừa sưng phổi trong mùa
cúm hàng năm. Nhưng, đặc biệt năm nay không nên quên chích ngừa sưng
phổi.
Có hai thứ thuốc chích ngừa sưng phổi :
Thuốc chủng ngừa sưng phổi cho người lớn, thể đa trị (polyvalent), là
tổng hợp của 23 chất polysaccharides điều chế từ bao vi trùng S.
Pneumoniae. Trong mỗi 0.5 phân khối thuốc chủng có chứa 25 micrograms
chất polysaccharides. Khi chích thuốc chủng, 90 phần trăm bệnh nhân có hy
vọng tránh khỏi bị bệnh viêm sưng phổi do vi trùng S. Pneumoniae gây ra.
Thuốc chích ngừa sưng phổi cho trẻ em (seven-valent pneumococcal
vaccine) do hãng thuốc Wyeth sản xuất, đã được FDA cho phép. Có nghiên
cứu thuốc chủng ngừa sưng phổi (nine-valent pneumococcal vaccine).
Thuốc chủng ngừa mơí khác (hiện có tới 20 nghiên cứu) cho trẻ em (ten-
valent pneumococcal vaccine) hy vọng sẽ ra đời năm 2008.
Những Ai Cần Chích Ngừa Sưng Phổi?
Tất cả những người già trên 65 tuổi.


Bệnh nhân bị bệnh tim mạch kinh niên, bệnh phổi kinh niên (trừ
bệnh xuyễn), tiểu đường, ghiền rượu, bệnh chai sơ gan, hay bị bệnh rỉ nước
tuỷ sống (cerebrospinal fluid leaks).
- . Bệnh yếu miễn nhiễm, thiếu hoặc không có lá lách (asplenia), ung
thư máu, suy thận, sau khi bị mổ ghép thận, gan, v v
Trẻ em, nếu lớn hơn 2 tuổi và ở trường hợp sau đây có thể chích
thuốc này: bệnh thiếu lá lách, bệnh máu sickle cells, bệnh thận (nephrotic
syndrome), bệnh rỉ nước tuỷ sống
Có vài trường hợp khác cũng cần chích như: 2 tuần lễ sau khi mổ bỏ
lá lách (splenectomy), 2 tuần lễ trước khi chữa bằng hóa liệu pháp
(chemotherapy)cho bệnh ung thư, hay bị triệt miễn dịch
(immunosuppression).
Ai Không Nên Chích Ngừa Sưng Phổi:
nếu bị nhậy cảm (hypersensitivity) vơí bất cứ chất gì trong thuốc
chích, kể cả chất thimerosal, là một hoá học đồng rạng với thủy ngân, có
trong thuốc chích.
nếu đang bị nóng, hoặc lần trước chích mà bị tê chân tay (sẽ không
được chích lại).
Cả 2 trường hợp kể trên đều phải cho bác sĩ gia đình biết, và không
được chích.
Những Phản Ứng Sau Khi Chích Ngừa Sưng Phổi:
. đau ở chỗ chích, khoảng 3 ngày.
. nóng nhẹ (100 đ F).
. đau bắp thịt, đau khớp xương, nổi ngứa.
. Trong vài trường hợp rất hiếm, có thể bị phản ứng anaphylactoid
reaction (phải vào nhà thương cấp cứu), hay tê chân tay (phải cho bác sĩ gia
đình biết).
Lúc Nào Cần Chích Thêm (Booster) Ngừa Sưng Phổi?
. Sáu (6) năm sau, kháng thể sẽ bị giảm đi, những bệnh nhân sẽ phải
chích lại, nhất là nếu bị hư thận, hay sau khi bị ghép gan, thận, v v Bởi

vậy nhân dịp năm nay, không nên quên hỏi bác sĩ có cần phải chích ngừa
booster đề phòng bệnh sưng phổi.
. trẻ em bị bệnh thận (nephrotic syndrome), thiếu lá lách (asplenia),
bệnh máu sickle cells, cũng có thể phải chích lại 3 hay 5 năm sau. Lúc đó trẻ
đã lớn, khoảng 10 tuổi.
Khuyến Khích Chích Ngừa Sưng Phổi Trườc Mùa Lạnh. Không
Nên Để Nước Đến Chân Mới Nhảy:
Thuốc chích ngừa sưng phổi cho người lớn thể đa dạng 23 đã được
dùng từ mấy năm nay, nhưng vẫn chưa được áp dụng triệt để, nhất là cho
những người dân thuộc nhóm thiểu số, hay những thành phần sau đây tại
Hoa Kỳ: 93 phần trăm người da đen, 69 phần trăm phụ nữ, 65 phần trăm
người có học vấn mức trung học, và 25 phần trăm những người không có
bảo hiểm.
Có thuốc tốt mà không được xử dụng triệt để là một hiểm họa báo
động ở nước này.
Thuốc chủng ngừa sưng phổi cho trẻ em, đã được FDA cho phép, có 7
thể loại huyết thanh: 4, 6B, 7, 9B, 14, 19F, và 23F, ghép vào chất protein
carrier CRM197.
Thuốc chủng có tên là Prevenar, dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, vừa
được chấp thuận bởi Cơ Quan Kiểm Soát Thuốc Men tại Hoa Kỳ (FDA),
November 1999.
Thuốc được dùng đề phòng nhiều loại bệnh khi vi trùng S.
Pneumoniae lan tràn vào máu, viêm màng óc, nhiễm trùng tai, kể cả bệnh
viêm sưng phổi.
Thuốc chích cho trẻ em sơ sinh: 2, 4, và 6 tháng và sau đó chích thêm
12 và 15 tháng.
Thuốc vừa được được phép cho chích năm 2000, và được coi là thuốc
chủng cuả thế kỷ 21.
(Cập Nhật: Thuốc chủng mới ngừa sưng phổi 72%. Nếu đã chích
ngừa sưng phổi quá 5-6 năm rồi thì nên hỏi bác sĩ liệu có cần chích booster

ngừa sưng phổi cho năm nay. Thuốc chủng ngừa sưng phổi mới rất hữu ích
ở những nước bệnh nhân nhiễm HIV bị sưng phổi. Ðặc biệt trong trường
hợp sưng phổi bị kháng trụ sinh. Nghiên cứu do Ðại Học Y Khoa
Vanderbilt, Tennessee , thực hiện cho 40,000 trẻ em tại Nam Phi Châu. Phân
nửa trẻ em ở thời điểm 6 tuần lễ, 10 tuần lễ, 14 tuần lễ sau khi sinh, chích
thuốc chủng đa dạng 9-valent pneumococcal polysaccharide vaccine. Một
trong những công phạt của thuốc chủng này là gây nguy cơ suyễn, nhưng cơ
nguyên chưa được biết rõ.
Trong một nghiên cứu khác cho 17,000 trẻ em nước Gambia trong
thời điểm từ 2000-2004. Kết quả cho thấy chủng ngừa sưng phổi do vi trùng
pneumococcus,77%, và đồng thời giảm tử vong trẻ em,16%. Ðây là kết quả
đạt được trong vùng quê Phi Châu tử vong trẻ em cao do nhiều chứng bệnh
trầm trọng khác như sốt rét và y tế thấp kém. Theo Cơ Quan Y Tế Thế Giới
WHO thì cứ mỗi năm, một triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị tử vong vì
viêm sưng phổi. Trong đó, 90% trẻ em bị tử vong tại những nước đang mở
mang.
Phụ huynh nên hỏi bác sĩ nhi đồng việc chích ngừa sưng phổi cho con
em).
bác sĩ Trần Mạnh Ngô

×