KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA ĐUÔI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
SEMINAR KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH
SEMINAR KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH
Giáo viên hướng dẫn
TS. Bùi Minh Tâm
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Phượng
MSSV: 2NTLT51
Lớp: 2NTLT
1 Mở đầu
Xã hội phát triển cao, nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn.
Ngoài nhu cầu về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần
cũng tăng cao.
Trong phong thủy, cách tốt nhất để kích hoạt vận may
trong gia đình là nuôi cá vàng. Đặt bể cá trong phòng khách
ở hướng tốt nhất và tổng số cá nuôi là số lẻ.
Nghệ thuật nuôi cá vàng ngày càng trở nên phổ biến và
phát triển ở khắp nơi đã gây nên một sức hấp dẫn cho những
nhà chuyên môn và cả giới nghiên cứu khoa học.
2 Đặc điểm sinh học
Cá vàng còn gọi là cá Tàu hay cá ba đuôi, thuộc họ
Chép (Cyprinidae) có tên khoa học là Carassius Auratus. Có
nhiều vẻ đẹp đặc sắc, có nguồn gốc ở Trung Quốc và các
vùng thuộc châu Á.
A. Thân B. Mắt
C. Gốc đuôi D. Đường bên
E. Đầu F. Mũ
G. Mặt H. Nắp mang
I. Lỗ mũi J. Vây lưng
K. Vây ngực L. Vây bụng
M. Vây hậu môn
N. Đuôi O. Thùy trên
P. Thùy dưới Q. Eo
Hình 1: Cấu tạo bên ngoài của cá vàng
•
Chiều dài cá: 8 – 13cm
•
Thức ăn: ăn tạp (Moina,
trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn
chế biến, thịt, gan, tép...)
•
Chiều dài cá (cm): 10 – 30
•
Nhiệt độ nước (C): 19 – 28
•
Độ cứng nước (dH): 10 – 15
•
Độ pH: 6,0 – 8,0
•
Tính ăn: Ăn tạp
•
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
2 Đặc điểm sinh học (tt)
Hình 2: Một số giống cá vàng
3 Kỹ thuật nuôi
Cá vàng được nuôi đơn hoặc nuôi ghép trong bể cạn, non bộ, trong
bể kính. Hiện nay cá ba đuôi thường được nuôi ghép
- Thể tích bể nuôi : 250 (L)
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Ít
-
Yêu cầu sục khí: Ít
-
Chiều dài bể: 100 - 120 cm.
- Thiết kế bể: cá vàng có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình
cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Bể cá trải sỏi, với vài vật
trang trí và cây thủy sinh tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và
tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá
trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất.
Hình 3: Bể cá vàng với cây thuỷ sinh bằng nhựa
- Chăm sóc: cá vàng rất háu ăn
và thải nhiều phân, cần cung
cấp sục khí và hệ thống lọc đủ
mạnh để làm sạch bể và ổn
định chất lượng nước.
- Thức ăn: cá ăn tạp từ trùn chỉ,
giáp xác, côn trùng, thực vật
đến mùn bã hữu cơ (chất
đáy)... Bên cạnh mồi sống, cần
bổ sung thức ăn viên để giảm
nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh
cho cá.
3 Kỹ thuật nuôi (tt)
Hình 4: Bể cá vàng trải sỏi
4 Kỹ thuật sản xuất giống
Cá ba đuôi rất dễ sinh sản, đẻ nhiều và tỷ l sống rất cao,
có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.Cá sinh sản hầu
như quanh năm nhưng tập trung vào mùa mưa tháng 4 – 8. cá
đẻ nhiều đợt, Lượng trứng khoảng 1.000 – 10.000 trứng cho
mỗi cá thể.
4.1 Phân biệt giới tính cá vàng
Không thể phân biệt giới tính khi cá còn non mà phải đợi
cho đến khi chúng trưởng thành (thường là một năm tuổi).
Việc phân biệt giới tính ngoài mùa sinh sản là rất khó
khăn, bởi vì những đặc điểm về giới tính chỉ lộ rõ vào mùa
sinh sản (mùa xuân).
Vào mùa sinh sản, những đặc điểm sau đây
sẽ xuất hiện:
- Cá đực xuất hiện những nốt sần màu
trắng trên nắp mang và mép của vây
Ngực.Chúng đóng vai trò kích thích cá cái
đẻ trứng trong quá trình rượt đuổi.
-
Cá cái có thân hình mập mạp hơn, tròn
như quả trứng và huyệt nở to hơn (nằm
phía trước vây hậu môn) so với cá đực.
Huyệt của cá cái hơi nở to và trông có vẻ
lồi ra.
-
Huyệt của cá đực vẫn bình thường (hơi
lõm vào, huyệt ở cá vừa là cơ quan sinh
sản vừa là cơ quan bài tiết).
4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt)
Hình 5: Nốt sần ở cá đực
4.2 Chọn cá bố mẹ
Cá ba đuôi trống có hình dáng thon đều
cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ
hình dạng không cân đối đặc biệt sắp tới
kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể
bị éo lệch về một bên nhìn rất rõ trông
giống như bị có tật do mang nhiều
trứng.
Vào mùa sinh sản, cá đực rượt đuổi cá
cái đẻ ép nó đẻ trứng. Kết hợp các đặc
điểm bề ngoài với hành vi rượt đuổi để
phân biệt giới tính cá vàng cho thật
chính xác
4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt)
Hình 6: Huyệt của cá cái hơi nở to
Hình 7: Huyệt của cá đực vẫn bình thường