Tải bản đầy đủ (.ppt) (6 trang)

Kĩ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.01 KB, 6 trang )


KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH & THỦY ĐẶC SẢN
Nguyễn Thanh
Thoảng
Lớp: 2NTTS.LT


Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước
ngọt (Tạp chí KHCN TS, 7/2003)

Cá chim trắng nước ngọt, có tên khoa học là
Colossoma brachypomum, thuộc Bộ
Characiformes, Họ Characidae. Trong khi đó cá
hổ hay còn gọi là cá cọp hoặc cá Piranha có tên
khoa học là Pygocentrus praya cũng thuộc bộ
Characiformes, họ Characidae nhưng khác
giống và khác loài. Cá cọp là loài cá dữ, ăn động
vật, đã bị Bộ Thuỷ sản xác định là loài cá gây
hại khi chúng được nhập lậu vào Việt Nam năm
1998 và đã bị nghiêm cấm nhập khẩu và gây
nuôi.


Về đặc điểm hình thái, cá có đường kính mắt
bằng 1/4,5 chiều dài đầu. Răng có hai hàm, hàm
trên và hàm dưới. Hàm trên có hai hàng răng,
hàng ngoài có 10 răng, hàm trong có 4 răng.
Hàm dưới cũng có hai hàng răng, hàng ngoài có
14 răng với 6 răng lớn và 8 răng nhỏ, hàng trong
có 2 răng. Mặt răng có dạng răng cưa. Số lược
mang của cung mang thứ nhất: 30-36. Số vẩy


đường bên: 81-98. Số vẩy trên đường bên: 31-
33. Số vẩy dưới đường bên: 28-31. Tia vây
không có gai cứng. Số vây lưng: 18-19. Số vây
ngực: 14 (có 13 tia phân nhánh, 1 không phân
nhánh). Số vây bụng: 8 (7 tia phân nhánh, 1
không phân nhánh). Số vây hậu môn: 26 (24 tia
phân nhánh, 2 tia cứng không phân nhánh).


Các vây bụng và vây hậu môn của cá có màu
đỏ. Vây đuôi có điểm vân đen ở diềm đuôi. Cá
có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường
sống. Dạ dày của cá tương đối to, có hình chữ
U. Chiều dài của ruột bằng 2,5 chiều dài thân.
Xung quanh ruột và nội tạng có nhiều mỡ.

THỨC ĂN

Cá chim trắng nước ngọt là loài cá ăn tạp.
Chúng có thể ăn các thức ăn có nguồn
gốc thực vật, động vật như thực vật thủy
sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể. Cá
rất tích cực bắt mồi, nuốt rất nhanh. Thức
ăn trong dạ dày của mẫu cá thu được
trong ao chủ yếu là chất xơ thực vật, hạt
ngũ cốc, lúa.

×