Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

nghệ thuật sử thi qua iliat của hôme

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.19 KB, 13 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang
Lớp: Văn k8
Môn: Văn học hy lạp cổ đại và phục hưng phương Tây

Nghệ thuật sử thi Hôme qua Iliat
A. MỞ ĐẦU
“ Thiên tài nghệ thuật của Hôme là lò nung quặng thô của những
truyền thuyết dân gian, những bài ca, những đoạn văn rời rạc, thành
một thỏi vàng nguyên chất.”(Bêlinxki)
Hôme là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hy Lạp, ông
được coi là “cha đẻ của thơ ca Hy Lạp”. Tác phẩm của Hôme gồm hai bản
trường ca Iliat và Ôđixê. Nội dung các tác phẩm của Hôme phản ánh nhiều
mặt sinh hoạt và bước chuyển biến lịch sử của đất nước Hy Lạp: trình độ
văn minh, những quan niệm tôn giáo, đạo đức, phong tụ, tập quán Tác giả
đã xây dựng nên một bức tranh sâu rộng và tỉ mỉ cuộc sống với thái độ trân
trọng, tự hào của nhân dân đối với những chiến công chinh phục thiên nhiên
mà con người đã đạt được. Đồng thời phản ánh niềm khát khao của nhân dân
muốn tiến tới một cuộc sống với sự tổ chức cao hơn. Iliat là bản đầu tiên của
văn học cổ đại Hy lạp, tác phẩm của Hôme ngoài giá trị văn học còn có giá
trị lịch sử to lớn. Ngay trong thời kì cổ đại Hôme đã được nhân dân yêu quý,
tôn sùng và thuộc từng đoạn sáng tác của ông. Ông được mệnh danh là
người thầy của nước Hy Lạp.
Iliat là bản anh hùng ca, ca ngợi cuộc chiến đấu và những chiến công
của dũng sĩ, lí tưởng anh hùng của thời đại kết tinh trong hình tượng người
anh hùng Asin – một vị tướng Hy Lạp kiệt xuất. Tác phẩm gồm 15693 câu
thơ, chia thành 24 khúc ca. Iliat không chỉ có giá trị ở chỗ nó là “bộ bách
khoa toàn thư” về đời sống Hy Lạp cổ đại mà còn là nội dung nhân bản và
rộng lớn của nó. Iliat là bản anh hùng ca chiến trận, nhà thơ ca ngợi người
anh hùng bộ lạc là tổng thể những sức mạnh ưu tú của nhân dân. Iliat là
thiên anh hùng ca cổ đại của Hy Lạp mang giá trị nghệ thuật và tư tưởng cao
phả ánh đời sống cổ đại Phương Tây và một chủ nghĩa nhân đạo đang hình


thành.

B. NỘI DUNG
Hôme với bản trường ca Iliat mang đầy đủ nét đặc trưng nghệ thuật sử
thi cổ đại. Gồm những đặc trưng nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng
cốt truyện, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách diễn đạt
cụ thể. Với những nghệ thuật trên thì Iliat đã đạt đến một thiên anh hùng ca
mẫu mực nhất thời đại.
1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể và trong Iliat, Hôme đã xây
dựng một kết cấu cốt truyện đầy kịch tính, lôi cuốn làm cho người đọc trở
nên tò mò và thích thú. Bản anh hùng ca Iliat của Hôme không thuật lại toàn
bộ nội dung của truyền thuyết mà chỉ mô tả những sự kiện xảy ra trong vòng
50 ngày trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thành Troy.
Cốt truyện chủ yếu xoay quanh cơn giận của Asin. Mọi biến cố, tình
tiết của câu chuyện đều có liên hệ với cốt truyện ấy. Hôme đã xây dựng cốt
truyện của sử thi Iliat thông qua những hành động chính: Asin giận
Agamemnông vì đã tước mất người nữ tỳ xinh đẹp, Asin tức giận và không
tham chiến, quân Hy Lạp thất bại, nhưng vì Patơroclơ bị Hector giết chết,
Asin đau đớn, căm hận xuất trận giết chết Hector, sau cùng là lễ hỏa táng
của Hector. Đề tài chiến tranh là đề tài xuyên suốt trong sử thi Iliad xoay
quanh cơn giận của Asin. Bên cạnh những hình ảnh anh hùng thì trong cốt
truyện của Iliat còn xuất hiện vai trò quan trọng của các vị thần.
Trong cốt truyện của sử thi Iliat, cuộc tấn công của quân Hy Lạp vào
thành Troy dẫn đến những cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu giữa người
Hy Lạp và người dân thành Troy nhằm giành lại nàng Helen, vợ của thủ lĩnh
Menelas bị chàng hoàng tử Paris thành Troy bắt cóc. Cốt truyện trong tác
phẩm đã kết tinh sự hào hùng, tinh thần của người dân Hy Lạp. Cũng như
mọi cốt truyện khác của sử thi cổ, Iliat trải qua một quá trình vận động có
sự hình thành, phát triển và kết thúc. Ban đầu là sự việc “hoàng tử Paris bắt

cóc nàng Helen” đã thắt nút sau đó là cao trào và mở nút câu chuyện với kết
cấu như sau:
+ Mở đầu: sự việc “ Asin và Agamemnông cãi nhau, nên Asin từ chối tham
chiến”
+ Phát triển:“quân Hy Lạp và Tơroa thống nhất để Paris và Mênêlat đấu tay
đôi”
+ Cao trào: “quân Hy Lạp thua”
+ Đột biến: “ Patơroclơ chết”
+ Kết thúc: “Asin quay lại chiến trường giết chết Hecto”
Trong lời đối thoại của nhân vật, xung đột kịch đã lên đến hồi đỉnh
điểm. Sự kiện đến đây tạo thành điểm nút cần được mở nút và vận động tiếp
tục thành xung đột mới. Với Iliat, Hôme đã xây dựng một cốt truyện anh
hùng ca mẫu mực, hoàn chỉnh mang đầy đủ yếu tố kết cấu chủa một vở kịch
cổ điển.
2. Nghệ thuật kể chuyện
Trong trường ca Iliat, Hôme đã phát huy nghệ thuật kể chuyện của sử
thi lên đến đỉnh cao. Với cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết đã vẽ nên bức tranh sinh
động về bình diện hoạt động của xã hội, của con người, của thời đại hết sức
hấp dẫn. Trong khi kể chuyện thì Hôme hay dùng lối nhắc lại và những định
ngữ kèm theo khi nhắc đến các nhân vật hay đồ vật. Đây là đặc điểm quen
thuộc của sử thi để tạo ấn tương cho người nghe. Những định ngữ quen mà
Hôme sử dụng để kèn theo nhân vật, đồ vật như: Asin “thần thánh”, Heerra
“mắt bò cái”, Atena “đôi mắt cú mèo”, Apôlông “bắn tên xa muôn rặm” hay
Aphrôđit “tóc vàng”. Chính việc sử dụng những định nhữ nghệ thuật này
Hôme đã làm cho người nghe, người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc gợi
nhớ và gây được ấn tượng khó quên cho người đọc.
Để còn có sự tồn tại của văn bản tác phẩm sử thi nổi tiếng Iliat phải
nhắc đến đội ngũ lưu truyền trong dân gian, những người hát rong. Những
câu truyện kể về một sự kiện nào đó được truyền miệng trong dân gian dưới
hình thức truyền thuyết. Những truyền thuyết này trải qua quá trình kể

chuyện đã được chế biến ngày càng có nghệ thuật hơn cả về nội dung lẫn
hình thức để trở thành những bài ca hay những bản trường ca.
Trong sử thi Iliat có sự liên kết chặt chẽ giữa ngôn ngữ người kể
chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ người kể chuyện chính là sợi dây
để duy trì sự bền vững, xuyên suốt của mạch truyện thông qua việc miêu tả
khung cảnh, hành động của con người. Mở đầu sử thi Iliat được cất lên bằng
lời ca: "Ca lên, nữ thần ơi! Cơn thịnh nộ của Asin, cơn thịnh nộ xiết bao tai
hại, đem đến cho quân Acai biết bao thảm họa, đầy xuống âm ti biết bao
linh hồn quả cảm của những bậc anh hùng, thân làm mồi cho trăm chó
nghìn chim”.
Hay trong những khúc ca đầu của Iliat, Asin than khóc với mẹ về
chuyện Agamemnong cướp mất người nữ tỳ xinh đẹp của mình: " Mẹ ơi!
Mẹ sinh con ra, tuy con chỉ được sống cuộc đời ngắn ngủi, song vị thần trên
núi Olempia, Zues gây sấm sét, ít ra cũng nên coi trọng con mới phải. Vậy
mà, sự thực là Người không hề đếm xỉa đến con. Agamemnong quyền thế
lẫy lừng, con của Atotea, đã làm nhục con, hắn đã tự ý cướp đoạt và chiếm
giữ phần thưởng của con". Rồi sau đó chàng bắt đầu kể chi tiết cho mẹ nghe
về trận chiến đấu oanh liệt của chàng, những chiến lợi phẩm chàng có được,
Asin kể tỉ mỉ từng diễn biến câu chuyện khiến người đọc hồi hộp theo dõi và
hiểu hơn được cốt truyện của áng sử thi.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Hình ảnh người anh hùng luôn là hình ảnh trung tâm nổi bật của toàn
bộ tác phẩm sử thi. Nói đến người anh hùng trong tác phẩm sử thi là phải nói
đến tính cách tự do phóng khoáng, tính chất nổi loạn của những con người
tràn đầy khát vọng vươn tới những chiến công hiển hách phi thường. Điều
quan trọng nhất cần phải nói đến trong nghệ thuật của trường ca Iliat là nghệ
thuật xây dựng nhân vật. Hôme hơn ai hết là thi sĩ bậc thầy trong thủ pháp
xây dựng nhân vật, xây dựng nên những tính cách. Trong trường ca Iliat
hành động xoay quanh nhân vật chính Asin, bên cạnh đó còn có những nhân
vật khác, mỗi nhân vật dù là hoàn chỉnh hay không, xuất hiện ít hay nhiều

thì đều có tính cách riêng. Trong hàng trăm nhân vật ấy biểu hiện tập trung
nhất cho sức mạnh và tài năng đã thuộc về nhân vật Asin với một bức chân
dung cụ thể về một người anh hùng phi thường, từ hình dáng, sức vóc, tính
cách. Asin là con người cụ thể bằng xương bằng thịt, có nỗi niềm riêng, tâm
tư riêng, có khát vọng hoài bão.
Những người anh hùng giữ một vai trò quan trọng trong mối quan hệ
với cộng đồng. Asin khẳng định được mình thông qua sự khẳng định của
cộng đồng và "ý thức cộng đồng là một trong những phẩm chất chủ yếu của
nhân vật anh hùng sử thi". Sức mạnh của Asin là sức mạnh của tinh thần tập
thể, nhờ có sức mạnh tinh thần này, họ mới lập được nhiều chiến công hiển
hách. Trong Iliat, cái chết của Patơroclơ đã làm Asin hồi tỉnh, ý thức trách
nhiệm về tình chiến hữu, về vị trí của một người tướng trong cuộc chiến
tranh đã tạo động lực mạnh mẽ giúp Asin trở lại chiến trường. Như vậy, tư
tưởng vì tập thể, bộ lạc, ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đã chiến
thắng con người cá nhân trong Asin.
Nhân vật người anh hùng Asin, Hôme đã rất thành công trong việc
xây dựng bên cạnh một “Asin anh hùng” còn có một “Asin con người”.
Asin anh hùng: với những đặc điểm tính cách, hành động, lời nói.
Asin chống lại kẻ mạnh và bênh vực kẻ yếu.“Asin anh hùng” được Hôme
xây dựng bằng hình ảnh bước chân thần thánh của Asin trên chiến trường.
Trước khi ra chiến trường Asin được chuẩn bị mọi thứ tốt nhất về: vũ khí,
sức khỏe, tâm lí chiến đấu. Trên chiến trường tư thế của Asin luôn là tư thế
chủ động: chủ yếu là đuổi, tấn công người khác. Asin dũng mãnh, anh hùng,
gan dạ và sánh ngang với thần linh.
Asin con người: có một cuộc sống bình thường với các mỗi quan hệ
trong xã hội, cũng có cảm xúc buồn vui, đau khổ, hành động trả thù. Có tình
cảm sâu nặng, tình bạn bè cao đẹp. Thái độ cư sử của Asin với Patơroclơ là
tình bạn chân thành, qua hành động khi Patơroclơ chết Asin đã khóc bạn, thể
hiện một con người rất đỗi bình thường. Một con người thực biết cảm thông
khi thấy tình cha con thiêng liêng, cao đẹp của vua Prian với con trai là

Hecto, Asin cảm thông và nhớ về cha mình.
Ngoài việc xây dựng nhân vật Asin, tài năng bậc thầy của Hôme còn
thể hiện ở thủ pháp xây dụng các nhân vật khác. Mỗi nhân vật đều có một
số phận, một tâm tư, một tính cách riêng. Thế nên dù họ chi thoáng xuất hiện
đôi ba lần nhưng đều đem lại những ấn tượng trong lòng người đọc, người
nghe.
Nhân vật Hecto, bên cạnh nhân vật anh hùng Asin thì Hecto cũng và
một vị anh hùng bậc nhất của thành Tơroa. Hôme xây dựng nhân vật Hecto -
một con người tài năng và dũng cảm, một người con hiếu thảo, chu đáo, ân
cần và đầy tình yêu thương với gia đình. Nhưng Hecto dù cha mẹ, vợ con đã
khuyên ngăn nhưng vì lợi ích, vì sự tồn vong của thành bang Hector đã đi ra
trận. Với gia đình Hecto là một người con hiếu thảo, một người chồng,
người cha tiệt vời. Với thành bang Hecto là một công dân ưu tú nhất.
Vua Priam, một người cha rất mực thương con, với những lời lẽ, để
thuyết phục Asin cho chuộc xác con trai, Priam thể hiện tài năng một nhà
“ngoại giao” thiên tài. Priam, một người cha già nua, khốn khổ, với mái đầu
bạc phơ, còng lưng dưới gánh nặng của số phận nghiệt ngã, vì cảnh thành
Tơroa bị vây hãm, con trai lại bị chết, xác lại bị làm nhục trên chiến trường.
Nhưng Priam cũng là một con người dũng cảm, người cha rất mực thương
con, thấy đau xót khi xác con bị là nhục. Ông còn là một nhà “ngoại giao”
một nhà hiền triết với tài năng hùng biện, lập luận đanh thép, vững vàng
thuyết phục được Asin cho chuộc lại xác Hecto. Thông qua việc khắc họa rõ
nét số phận cũng như tính cách nhân vật . Qua đây chúng ta đã thấy được tài
năng nghệ thuât xây dựng nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy của Hôme.
Trong sử thi, thế giới nhân vật bao gồm cả thần và người cùng tồn tại,
có lúc giao hòa. Việc xuất hiện những nhân vật thần linh phản ánh tư duy
thần thoại và tín ngưỡng dân gian thấm đượm thế giới quan của con người
thời kỳ cổ xưa. Những nhân vật thần linh xuất hiện trong sử thi Iliat với một
hệ thống đồ sộ. Các vị thần có thứ bậc rõ ràng, họ ngự trị trên đỉnh Olympia
hùng vĩ.

Vai trò của yếu tố thần kỳ với sự xuất hiện của nhân vật thần linh.
Chiến trận trong Iliat thể hiện rõ sức mạnh của các thần linh. Các thế lực
siêu nhiên này đã dùng tài phép, sự biến hóa khôn lường, những màn biến
hình kỳ ảo để làm nên một không gian chiến trận đầy màu sắc, đầy kịch tính
hòa quyện thế giới thần và thế giới người. Sự tham gia của thần linh vào mọi
khía cạnh của chiến tranh tạo nên không gian chiến trận kỳ ảo, hoành tráng.
Sự can thiệp của các thần vào chiến trận giúp người anh hùng có thêm sức
mạnh để chiến đấu và giành chiến thắng vẻ vang.
Nhưng chiến binh chiến đấu và chiến thắng bằng chính sức mạnh, tài
năng và sự nỗ lực của mình. Tuy có thần linh hỗ trợ nhưng cũng chỉ tác
động đến một phần nào đó mà thôi. Chính con người mới là chủ nhân, trung
tâm của cuộc chiến, quyết định thắng bại của cuộc chiến. Sự xuất hiện của
thần linh là để làm cho người anh hùng thêm rực rỡ, để tô đậm và nâng cao
hơn sức mạnh cũng như giá trị của người anh hùng. Trong bức tranh có cả
người anh hùng và thần linh trong đó con người là nhân vật trung tâm, thần
linh làm cho hình ảnh người anh hùng thêm rực rỡ.
Iliat có hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng mang đặc trưng cơ bản
của sử thi với sự thể hiện rõ nét tư duy và hiện thực lịch sử của cộng đồng.
Tuy nhiên, trong thế giới nhân vật đông đảo ấy, nhân vật người anh hùng
bao giờ cũng là nhân vật được các nghệ sĩ dân gian ưu ái nhất, bởi họ là kết
tinh của sức mạnh, phẩm chất, họ là đại diện tiêu biểu nhất. Các nhân vật
đều mang một vẻ đẹp tuyệt đối, vượt trội đến mức phi thường. Mang trong
mình niềm tin yêu, khát vọng của toàn thể cộng đồng.
5. Nghệ thuật miêu tả
Bức tranh sử thi được miêu tả với sự đan xen, hòa quyện, kết dính của
nghệ thuật phóng đại, biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, tạo
nên một tổng thể thống nhất trong sử thi. Các biện pháp so sánh, nhân hóa
có tác dụng hỗ trợ, giúp lối nói phóng đại trở nên mạch lạc, rõ ràng đưa đến
cái nhìn chân thực nhưng không kém phần sống động, tinh tế cho bức tranh
sử thi nhiều màu sắc. Con người, cảnh vật đều trở thành đối tượng mô tả

sinh động. Con người là đối tượng trung tâm của sử thi được mô tả rất đậm
nét. Trong quá trình phản ánh hiện thực của thời đại, Iliat vừa có tầm khái
quát vừa biểu hiện cái cụ thể và mang nghệ thuật sử thi cổ điển, ở chỗ thể
hiện một cách diễn đạt cụ thể của người cổ đại dựa trên cơ sở thói quen so
sánh. Trong Iliat, Hôme đã sử dụng nghệ thuật so sánh một cách điêu luyện
và hấp dẫn người nghe. Sử thi Iliat đã rất thành công khi miêu tả vẻ đẹp của
nhân vật Asin. Đó là một người anh hùng "hoàn hảo" cả về ngoại hình lẫn
tính cách. "Chàng đẹp như một vị thần", và sức mạnh thì vô địch. Với mục
đích chính là ca ngợi sự nghiệp anh hùng của toàn dân, là thể hiện người anh
hùng của thời đại với những chiến công phi thường, nên trường ca của
Hôme đã vận dụng bút pháp hùng tráng, sôi nổi miêu tả những sự kiện dồn
dập để gợi nên một cảm xúc mãnh liệt như việc miêu tả hình ảnh những vị
anh hùng Asin, Hecsto, Patơroclơ khi xung trận.
Các nhân vật anh hùng trong bản sử thi nổi bật như Asin, Hector
được miêu tả thật sắc nét. Đó là những con người với diện mạo phi thường,
chiến công lừng lẫy trên chiến trường. Những nhân vật này đem lại cho sử
thi sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp cường tráng và đầy tài năng. Với sức mạnh tinh
thần và sức mạnh thể chất vượt trội, phi thường, họ luôn là những con người
đại diện và mang vẻ đẹp lý tưởng cho cả cộng đồng.
Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh thể lực tuyệt vời, Asin là
nhân vật xuất sắc với những chiến công, kỳ tích vẻ vang. Sẵn sàng giao
chiến và giành thắng lợi với sự vượt trội và phi thường trước mọi đối thủ.
Asin với sự phẫn nộ điên cuồng lao vào trận đánh và giết hết những đối thủ
trước mặt chàng, Asin đã mang đến chiến thắng cho quân Hi Lạp.
Khí thế xung trận của chàng được miêu tả thật quyết liệt: "Asin đâm
lao xông lên như một con quỷ, sục sạo khắp nơi, đuổi theo chém giết mọi
người, làm máu chảy xuống đất đen như suối”. Sự kết hợp của biện pháp so
sánh trong mô tả dũng khí Asin càng làm tăng thêm sự ác liệt của trận chiến
đẫm máu. Tác giả thật tài tình khi lồng vào cảnh máu lửa trên chiến trận và
cảnh sinh hoạt trên đồng áng, điều đó thể hiện sự tinh tế trong việc quan sát

và cảm nhận từng chi tiết của cuộc sống, từng sự biến đổi, vận động không
ngừng của cảnh vật, con người. Nghệ thuật miêu tả còn thể hiện rõ tính cách
của những người anh hùng. Bên cạnh những trang anh hùng thì các nhân vật
nữ cũng được mô tả với nhiều vẻ đẹp ưu ái. Sử thi Iliat không chỉ mô tả
những cảnh đẹp trong ngày tháng thanh bình mà còn mô tả những khoảnh
khắc trong chiến tranh với quy mô rộng lớn mang tầm vóc sử thi. Không
gian sử thi mở ra với nhiều dáng vẻ, nhiều chiều. Không gian trận đánh vừa
rộng lớn, vừa hoành tráng thể hiện bức tranh sử thi. Trận chiến được miêu tả
thật kỳ vĩ, hoành tráng với biện pháp phóng đại, cường điệu đặc trưng của sử
thi: "Con sông giận dữ dâng nước ào lên, dồn sóng, chuyển động cả dòng,
gầm thét như một con bò mộng, cuốn đi và ném lên bờ vô số xác chết do
Asin giết và vứt đầy lòng nó”. Iliat bên cạnh cách thành công về nghệ thuật
diễn đạt cụ thể, bút pháp hùng tráng, sôi nổi còn thể hiện pháp trữ tình cũng
đặc sắc và thành công không kém. Và chính bút pháp trữ tình này đã tạo nê
sự cảm động, sót thương, đau đớn trước sự mất mát của một người con ưu
tú. Mặc dù là sử dụng nghệ thuật bút pháp hùng tráng, khẳng định khí thế
hào hùng, nhưng vấn không làm mờ nhạt đi bút pháp trữ tình.
So sánh cũng là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong miêu tả, tạo
cho người đọc những ấn tượng thẩm mỹ phong phú. Trong sử thi thiên nhiên
luôn là đối tượng để các nghệ nhân dân gian hướng tới khi so sánh con
người. Trong sử thi Iliad, khả năng thần thánh, “chạy nhanh như gió”của
Asin được so sánh với hình ảnh chim phượng hoàng vút lên khung trung:
"Như con phượng hoàng đen, giống chim săn mồi khỏe và nhanh hơn hết
các loài chim”. Ngoài con người là hình tượng trung tâm thì các nghệ nhân
còn hướng sự mô tả ra ngoài thiên nhiên cây cỏ. Những bức tranh thiên
nhiên được mô tả rất sinh động, thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên qua đoạn tả
chiếc khiên của Asin với những cảnh đẹp thật nên thơ. Việc miêu tả sinh
hoạt văn hóa tinh thần cũng thể hiện trong sử thi. Trong sử thi Iliat là tiếng
đàn thất huyền với âm thanh thánh thót, du dương, bay bổng vào không gian
khi Asin cất tiếng hát: "Với cây đàn đó, chàng ca hát những chiến công oanh

liệt của các chiến sĩ anh hùng", hay cây đàn lục huyền cầm với những giai
điệu vui tươi, hòa vào lòng mỗi người những tình cảm tốt đẹp, thương yêu.
Trong bút pháp miêu tả của Hôme có sự tương phản, thể hiện ở chỗ
nó vừa mang yếu tố hiện thực vừa mang yếu tố hư ảo. Cái thực và hư hòa
quyện vào nhau,bổ sung cho nhau tạo nên yếu tố kì ảo siêu nhiên của sử thi
và chính vì vậy nó đầy sức hấp dẫn.
Miêu tả và phản ánh hiện thực, Iliat là bài ca về thành Troy có thực trong
lịch sử, tái hiện lại cuộc chiến đấu của dân Hy Lap tiến đánh thành Troy.
Yếu tố hư ảo ở đây chính là sự xuất hiện của các vị thần trong bài ca, vị thần
xuất hiện đúng lúc để giúp đỡ, khuyên giải, hưỡng dẫn hay để ngăn cản và
làm nguôi ngoai con người trong cơn nóng giận. Các vị thần xuất hiện để
can ngăn và hướng con người đi đúng hướng. Họ muốn có mọi cách giúp
phe đỡ đầu giành thắng lợi. Các thần đã can thiệp vào từng trận đấu để bảo
vệ viên tướng mà mình bảo hộ
Như vậy, toàn bộ những yếu tố ngôn ngữ sinh động miêu tả hình ảnh,
biểu tượng đã được các nghệ nhân dân gian chắt lọc, nhào nặn tạo nên một
phong cách độc đáo, tạo nên bản sắc thẩm mỹ cho bức tranh sử thi, đó là
phong cách kỳ vĩ hóa. Biện pháp cường điệu, ngoa dụ rất phổ biến và thống
nhất với tình tiết, hành động, kịch tính của diễn biến câu chuyện sử thi.
C. KẾT LUẬN
Hôme là nhà thơ anh hùng ca cổ Hy Lạp, là một trong những tên tuổi
lừng danh nhất trong mọi nền văn học. Thơ ca Hôme có ảnh hưởng to lớn
đến nền văn hóa, giáo dục và nề văn học Hy Lạp. và Những thơ ca đó được
xem là nền tảng đạo đức, một bách khoa toàn thư về thuật hùng biện và là
một mẫu mực về khoa phê bình nhân vật. Hôme để lại hai thi phẩm nhưng
nó lại chiếm một vị trí cao trong văn học thế giới. Tác phẩm của Hôme
ngoài giá trị văn học cón có giá trị sử học.
Trường ca Iliat, nghệ thuật sử thi được Hôme đưa đến những thành
công tuyệt đỉnh. Và “người thầy của các nhà thơ” này có một ảnh hưởng lớn
lao, sâu rộng với nền văn học thế giới. Các nhà thơ, nhà văn sau này đã học

tập ở nghệ thuật Hôme rất nhiều. Tác phẩm của Hôme được đưa vào giảng
dạnh trong nhà trường nhằm mục đích bồi dưỡng cho học sinh cảm hứng
văn chương, lòng khát khao hướng về cái đẹp, yêu thích cái hay, cái đẹp của
văn học.
Sử thi Iliat đã xuất thế giới mới mang chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc khi
hướng vào con người, khẳng định vai trò và vị trí của con người trong cuộc
sống. Hàng thế kỉ nữa sẽ trôi qua, nhưng những đóng góp của Hôme cho văn
học nhân loại vẫn luôn là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn tình cảm mỗi con
người.
Anh hùng ca của Hôme đã bao quát thực tế rộng lớn của thời đại ông.
Hôme đã vận dụng tài tình đặc điểm nghệ thuật sử thi cùng với sự sáng tạo
đặc sắc của mình ông đã xây dựng được nhân vật có tính cách tiêu biểu cho
con người thời đại. Điểm chủ yếu khiến anh hùng ca của Hôme trở nên bất
tử, đứng hành đầu trong sử thi anh hùng của thế giới là những giá trị lớn lao
của tác phẩm. Đó là lí tưởng thẩm mĩ của thời đại và con người thời đại
mang những tư tưởng tình cảm tốt đẹp tràn đầy ước mơ và khát vọng cao cả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bắc – Lê Nguyên Cẩn – Nguyễn Linh Chi; Giáo trình Văn
học phương Tây; NXB Giáo Dục Việt Nam (2000).
2. Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Trung – Nguyễn Đức
Nam – Nguyễn Thị Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu;
Văn học phương Tây; NXB Giáo Dục (1998).
3. Hômerơ - Người dịch Phan Thị Mến; Iliat và Ôđixê; NXB văn học Hà
Nội (2001).
4. />ca-iliat-cua-home 310699.html
5. />

×