Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

LỢI ÍCH CỦA ACID LIPOIC TRONG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.18 KB, 12 trang )

LỢI ÍCH CỦA ACID LIPOIC TRONG
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Dược sĩ Lê Văn Nhân
Chúng ta đã biết một số dược thảo có ích trong bệnh tiểu đường như
khổ qua, quế, lá ổi, cây sầu đâu ăn gỏi, cây methi Ấn-độ (Fenugreek),v.v.
Chúng tôi xin giới thiệu một hóa chất dùng như vitamin trong nhóm điều trị
thay thế bổ túc là alpha lipoid acid, cũng giúp cải thiện bệnh tiểu đường và
giúp điều trị bệnh đau nhức thần kinh do tiểu đường. Để trình bày cho gọn,
chúng tôi sẽ dùng từ viết tắt LA cho Lipoic acid, và ALA cho alpha-lipoic
acid.
Cấu trúc hóa học:
Theo tự điển bách khoa Wikipedia, thì lipoic acid là 1 hợp chất sulfua
hữu cơ dẫn xuất từ octanoic acid (octa: 8).Lipoic acid chứa 2 nguyên tử lưu
hùynh kề nhau ở vị trí C6 và C8 gắn kết bằng dấu nối disulfua và xem là ở
tình trạng oxyt hóa (đúng ra là nguyên tử sulfua ở tầng oxyt hóa cao hơn).
Nguyên tử carbon ở vi trí C6 không đối xứng và phân tử hiện hữu dưới hai
dạng đồng phân R và S và hổn hợp hai đồng phân này tạo ra dạng racemic
hay triệt quang. Chỉ có đồng phân R có trong tự nhiên và là đồng yếu tố thiết
yếu của 4 phức hợp enzym trong ty lạp thể. Đồng phân R hay RLA tổng hợp
bên trong cơ thể, thiết yếu cho đời sống và chuyển hóa trong môi trường
oxy. Cả hai RLA và hổn hợp racemic của LA đều bán như là chất hổ trợ
dinh dưỡng và được dùng như là chất dinh dưởng hay trong lâm sàng từ thập
niên 1950 cho một số bệnh.
Lipoic acid
Tên a-lipoic acid do Reed đề nghị để phân biệt với 1 hợp chất khác β-
lipoic acid. Hợp chất alpha thích chất béo mặc dầu mang chức carboxylic
(xem hình vẽ).
Tên khác của chất này là thioctic acid.
Tác dụng dược lý:
ALA là 1 dồng enzym hay coenzym quan trọng có tính chống oxyt


hóa và chống bệnh tiểu đường. đây là 1 sản phẩm sinh học tác động như là
đồng yếu tố trong phức hợp pyruvate dehydrogenase, phức hợp alpha-
ketoglutarate dehydrogenase và phức hợp aminoacid dehydrogenase. Giảm
mức ALA thấy ở những bệnh nhân xơ gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch
và viêm thần kinh nhiều nơi. Trong chuyển hóa, ALA có thể được biến từ
dạng oxyt hóa (với cầu disulfua trong phân tử) qua dạng khử dạng dihydro
với 2 nhóm sulfua tự do. Cả 2 dạng đều có tính chống oxyt hóa mạnh. Hai
dạng này bảo vệ tế bào khỏi bị gốc tự do tấn công thành những chất chuyển
hóa trung gian, do thóai hóa những phân tử ngọai nhập và từ những kim lọai
nặng.
Tác dụng chống oxýt hóa:
dạng khử của ALA dọn dẹp những gốc superoxide và gốc hydroxyl và
ngăn ngừa peoxyt hóa lipid (theo Kagan và cộng sự, Suzuki và cộng sự năm
1992). Gốc tự do từ oxy tạo ra trong khi kích họat sinh học của thuốc làm
hỏng hồng cầu, gây lão hóa và vỡ hồng cầu. Thử trong ống nghiệm, lipoic
acid dạng khử hay oxyt hóa bảo vệ hồng cầu khỏi bị phá vỡ do gốc tự do.
Tác dụng hạ đường huyết:
ALA hợp lực với insulin làm cho sử dụng glucose hiệu quả hơn. Ở thú
vật, ALA giảm đường huyết và tăng sinh glycogen ở gan; ở người, ALA
giảm nồng độ pyruvic acid (Fachinfo:Thioctacid 1996). ALA cũng cải thiện
tác dụng của insulin lên chuyên chở glucose ở cơ khung và chuyển hóa ở
người và thú vật đề kháng insulin (Henricken và cộng sự 1997). ALA giúp
thu nhận glucose từ tế bào do cơ chế chưa được biết (Bashan và cộng sự
1993).
ALA cải thiện nhạy cảm với insulin ở bệnh nhân tiểu đường type 2:
theo một nghiên cứu năm 1996 ở bệnh viện đại học Bulgary khoa nội tiết,
cho 12 người bệnh TD2 uống ALA 600 mg ngày 2 lần trong 4 tuần, 12
người khác dung nạp glucose bình thường làm nhóm chứng để thử độ nhạy
với insulin. Cuối thời gian điều trị, những người uống ALA tăng nhạy cảm
insulin ngọai vi.

Trong hơn 30 năm, các bác sĩ ở Đức đã điều trị lâm sàng bệnh tiểu
đường với alpha lipoic acid. Nghiên cứu trên tòan thế giới đã chứng tỏ khả
năng của alpha lipoid acid bình thường hóa thu nhận glucose và sử dụng
glucose. Trong một nghiên cứu, alpha lipoid acid cho thấy phòng ngừa bệnh
tiểu đường ở 70% thú vật thử nghiệm. Trong một nghiên cứu khác, bệnh
nhân tiểu đường type 2 cho uống alpha lipoid acid 500 mg mỗi ngày và sau
10 ngày thấy tăng 30% lượng glucose lọai bỏ do insulin ( Nagamatsu et al:
Lipoic acid improves nerve blood flow, reduces oxidative stress and improve
distal nerve conduction in experimental diabetic neuropathy. Diabetes Care
1995 số 18).
Tác động lên bệnh thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh do tiểu đường là vấn đề chính của y tế cộng đồng.
bệnh này được định nghĩa là dấu hiệu và triệu chứng rối lọan thần kinh ngọai
vi ở bệnh nhân tiểu đường, sau khi đã lọai ra những nguyên nhân khác có thể
gây ra bệnh này. Cơ chế sinh bệnh đề nghị cho bệnh này gồm có:
a/ tăng lưu thông qua đường chuyển hóa polyol, đưa đến tích tụ
sorbitol, giảm inositol trong cơ bắp, kết hợp với giảm họat động N+/K+-
ATPase
b/ hư hại vi mạch bên trong dây thần kinh và thiếu oxy do mất họat
động nitric oxide do tăng họat động gốc tự do oxy.
ALA có vẻ làm chậm lại hay đảo ngược bệnh thần kinh ngọai vi do
tiểu đường qua nhiều họat động chống oxy hóa. Điều trị với ALA tăng
glutathione khử, một chât chống oxy hóa nội tại. Trong nghiên cứu lâm
sàng, 600 mg ALA đã chứng tỏ cải thiện bệnh thần kinh do thiếu ALA.
Một nghiên cứu đăng trên Diabetes Care tháng 3 năm 2003 về một
nghiên cứu hợp tác giữa hàn lâm viên y khoa Nga tại Mạc tư-khoa và
SYDNEY ở Úc. Trong nghiên cứu song song này, 120 bệnh nhân tiểu đường
chuyển hóa ổn định với triệu chứng cảm giác vận động bệnh đa thần kinh
(polyneuropathy) do tiểu đường được phân phối ngẫu nhiên truyền tĩnh
mạch 600 mg ALA hay giả dược trong 5 ngày mỗi tuần với 14 lần điều

trị.Sau 14 lần điều trị, điểm trung bình tất cả triệu chứng giảm từ mức ban
đầu xuống 5.7 ở nhóm dùng ALA và 1.8 ở nhóm dùng giả dược. Mỗi triệu
chứng cũng có điểm khả quan hơn như đau do châm chích và đau nóng rát,
tê và châm chích ở trạng thái ngủ), điểm hư hại do bệnh thần kinh, sự dẫn
truyền thần kinh và đánh giá tòan diện.
Hư hại thần kinh hay bệnh dây thần kinh ảnh hưởng hơn 50% bệnh
nhân tiểu đường và là 1 trong những biến chứng gây tai hại nhất. Một nghiên
cứu đăng trên Diabetic Care cho thấy bồi dưỡng với ALA có thể tái tạo một
phần chức năng của dây thần kinh chỉ sau 4 tháng uống liều cao ALA (Jacob
S et al: Improvement of insulin-simulated glucose-disposal in type 2 diabetes
after repeated parenteral administration of thioctic acid. Exp. Clin
endocrinol diabetes 1996)
Ở liều thấp, GLA-LA hiệu nghiệm hơn DHA trong ngừa bệnh
thần kinh do tiểu đường ở chuột cống:
Suy giảm chuyển hóa acid béo thiết yếu đã được báo cáo ở bệnh nhân
tiểu đường. Chất bổ túc dinh dưỡng như acid béo nhiều dấu nối đôi (PUFA)
n-6 hay n-3 có hiệu quả khác nhau lên những thông số của bệnh thần kinh do
tiểu đường, bao gồm tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV: Nerve Conduction
Velocity) và lưu lượng máu qua dây thần kinh (NBF:Nerve Blood Flow).
Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hiệu quả bảo vệ thần kinh của gamma
linoleic acid (GLA)-lipoic acid (LA) liên hợp và thuốc bồi dưỡng
phospholipid (PL) tăng cường DHA (DocosaHexanoic Acid) lên tốc độ dẫn
truyền thần kinh và lưu lượng máu qua dây thần kinh (NBF). Chuột cống bị
gây tiểu đường bằng streptozocin và chuột kiểm chứng được cung cấp trong
8 tuần hoặc phospholipid tăng cường DHA với liều 30 mg/Kg/ngày hay với
bắp tăng cường GLA-LA với liều 30 mg/Kg/ngày. Ngòai ra có 2 nhóm
không nhận thực phẩm bổ sung. Sau 8 tuần, tốc độ dẫn truyền thần kinh ở
nhóm tiểu đường thấp hơn nhóm kiểm chứng. Dùng thực phẩm bổ túc GLA-
LA hòan tòan ngừa được suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh và lưu lượng
máu qua thần kinh. Thêm DHA (trong dầu cá) chỉ ngừa được 1 phần giảm

tốc độ dẫn truyền thần kinh và lưu lượng máu qua thần kinh. sự khác biệt có
lẽ do hiệu quả chống oxyt hóa của lipoic acid lên gamma linoleic acid. (Theo
một nghiên cứu của đại học y khoa Aix-Marseille tại Pháp).
Liều lượng:
Hiện nay chưa có nghiên cứu về sinh khả dụng của ALA, nhưng đã có
nghiên cứu cho biết liên hệ giữa hiệu quả và liều lượng không theo đường
thẳng. Dùng liều cao không tăng hiệu quả bao nhiêu nhưng có thể tăng tác
dụng phụ. Có tài liệu khuyên nếu dùng như chất chống oxyt hóa, chỉ nên
dùng liều < 50 mg mỗi ngày. Nếu dùng đồng phân R của ALA thì dười 25
mg mỗi ngày.
Nếu muốn dùng ALA để trị bệnh dau thần kinh do tiểu đường, nên hỏi
ý kiến bác sĩ, vì phải dùng liều cao, mỗi ngày khỏang 600 mg.
Tác dụng phụ:
Dùng liều cao có thể bị nôn mửa và đôi khi có thể bị lọan nhịp tim,
nên cần có bác sĩ theo dõi.
So sánh với những thuốc khác trị đau nhức thần kinh do bệnh
tiểu đường:
Báo JAMA số ngày 07.10.2009, trong bài nhan đề “Review of Diabetic
Neuropathy” dùng số bệnh nhân cần điều trị (BBT: number needed to treat)
để có 1 ca giảm đau 50% bệnh đau nhức giây thần kinh do tiểu đường và
đưa ra 1 bản so sánh. Chúng tôi tóm tắt những thuốc có thể tìm thấy ở Việt-
nam như sau:
Tên và nhóm
thuốc
số
BN cần
điều trị
NNT
Liều
lượng

tác dụng phụ
Thuốc chống trầm cảm
Amitriptylin 2.5

25 mg
ngày 4 lần
khô miệng, đầu
nhẹ
Paroxetin 2.9

20 mg
ngày 2 lần
tóat mồ hôi, lo sợ
Duloxetin 4.9

60 mg
ngày 2 viên
buồn nôn,
glucose huyết tương
tăng cao
Citalopram 7.7

20 mg
ngày 2 lần
buồn nôn, chóng
mặt, nhức đầu
Thuốc chống động kinh
Gabapentin 3.7

600 mg

ngày 3 lần
Chóng mặt, buồn
ngủ, phù ngọai vi
Pregabapentin

4.0

300 mg
ngày 2 lần
như trên
Thuốc dùng ngòai da
Capsaicin 8.1

nóng rát và châm
chích tại chỗ
Lidoderm
patches
4.4

5% dán
ngày 4 lần
đỏ da, ngứa da
Thuốc uống giảm đau
Oxycodone 2.6

20 mg buồn nôn, táo
ngày 2 lần bón
Tramadol 3.4

50 mg

ngày uống 6
viên
buồn nôn, táo
bón, nhức đầu và buồn
ngủ
Thuốc bổ túc dinh dưỡng
Alpha-lipoic
acid
2.7

600 mg
ngày 1 lần
chuột rút, nhức
đầu
Chúng ta thấy alpha lipoic acid được sắp vào nhóm hữu hiệu nhất nếu
tính theo số người cần điều trị để có 1 người giảm đau 50%.
Quan ngại về nguồn gốc thuốc:
Mặc dầu ALA được dùng đầu tiên tại Đức và Nhật, nhưng ngày nay
nước sản xuất nhiều nhất ALA là Trung quốc. Tuy nhiên, hàng Trung quốc
thường không bảo đảm phẩm chất, mà thuốc ở dạng thay thế bổ túc thì
không bị FDA kiểm sóat, nên khó biết được thuốc dùng có an tòan hay
không.
Mặc dầu đồng phân R có thể sản xuất được ngay tại Trung quốc,
nhưng có lẽ do vấn đề giá cả, nên ngay tại Hoa-kỳ, thuốc ở dạng R-ALA
cũng khó tìm hơn là dạng ALA racemic.
Tài liệu tham khảo:
1/ Wikipedia về Lipoic acid và alpha lipoic acid
2/ JAMA 10.07.2009
3/ PDR for Herbal Medicines trang 917: alpha lipoic acid
Dược sĩ Lê-văn-Nhân


×