Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hé lộ cuộc sống tái sinh sau tuyệt chủng nhờ khám phá từ 20.000 hóa thạch ở Trung Quốcg doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.04 KB, 5 trang )


Hé lộ cuộc sống tái sinh sau tuyệt chủng
nhờ khám phá từ 20.000 hóa thạch ở Trung
Quốc

Khoản
g gần
20.000
hóa
thạch
bò sát,
tôm
cua và nhiều sinh vật tiền sử mới được phát
hiện tại một quả núi ở Trung Quốc đang hé
lộ cuộc sống đã được tái sinh như thế nào
sau sự tuyệt chủng nhất trên Trái đất.
Nghiên cứu này có thể giúp khám phá ra các
loài nào có khả năng bị tuyệt chủng ít nhất

hoặc nhiều nhất, và làm thế nào thế giới có
thể tái sinh từ các sự hủy diệt.
Cuộc sống gần như bị hủy diệt cách đây gần
2 50 triệu năm trước do các vụ phun trào núi lửa
hàng loạt và chỉ duy nhất 1/10 loài vật có thể
sống sót vào thời kỳ cuối kỷ Permi. Còn rất
nhiều điều chưa biết về cuộc sống đã hồi sinh
như thế nào sau thảm họa này và thời gian để
hồi sinh. Hiện nay bức tranh đã dần được làm
sáng tỏ sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu
khai quật từ giữa ngọn núi Luoping ở miền Nam
Trung Quốc hàng ngàn hóa thạch biển. Nhà


sinh vật học cổ Michael Benton thuộc Đại học
Bristol của Anh cho biết, các mẫu hóa thạch có
thể chỉ cho chúng ta điều gì đó về cuộc sống
ngày nay đã được hồi sinh như thế nào sau sự
hủy diệt. Lớp đá vôi dày 16m lưu giữ những hóa
thạch này có từ thời miền Nam Trung Quốc còn
là một hòn đảo rộng lớn với khí hậu nhiệt đới.
Các hóa thạch được lưu giữ rất tốt, với hơn một
nửa hoàn toàn không bị thay đổi, kể cả các lớp
mô mềm. Các lớp mô này được bảo vệ qua thời
gian bằng các lớp vi khuẩn nhanh chóng bị phân
hủy sau khi chết.Các lớp mô mềm có thể chỉ
cho chúng ta nhiều thông tin về sự phát triển
của các loài và mối quan hệ của chúng. Các mô
mềm ở một số loài sinh vật biển có thể giúp
chúng ta hiểu về chế độ ăn uống và sự vận
động của chúng. 90% hóa thạch tìm thấy là các
sinh vật như tôm, cua. Cá có 4%, bao gồm cả
“hóa thạch sống” được biết đến như là cá vây
tay hiện nay vẫn còn sống sau 250 triệu năm.
Sinh vật lớn nhất mà các nhà khoa học tìm thấy
là một loài bò sát biển dài khoảng 3m, nhiều khả
năng là chuyên săn những loài cá có chiều dài
khoảng 1m.

Bức tranh trên của hệ sinh thái trong quá khứ đã
tiết lộ rằng cuộc sống phải mất khoảng 10 triệu
năm mới có thể thể tái tạo sau khi bị hủy diệt,
thậm chí còn lâu hơn cả sự phục sinh sau kỷ
phấn trắng thứ ba đánh dấu sự tuyệt chủng của

các loài khủng long. Nhóm nghiên cứu cho biết,
sự phục sinh sau sự tuyệt chủng hàng loạt
dường như phải mất 1 đến 4 triệu năm. Thời kỳ
cuối của kỷ Permi đã giết chết khoảng 90% loài
sinh vật và hệ sinh thái thời kỳ đó chẳng còn để
lại dấu tích nào. Một số sinh vật biển, chẳng hạn
như các loài ốc thì phục hồi nhanh, trong
khoảng 1 đến 2 triệu năm, nhưng các điều kiện
môi trường tiếp tục bị suy thoái trong khoảng 4
đến 5 triệu năm trong kỷ Triat. Núi Luoping và
những hóa thạch từ các địa điểm khác ở miền
Nam Trung Quốc cho thấy tất cả các hệ sinh
thái phải mất 10 triệu năm mới có thể hồi phục
sau tuyệt chủng.

Các nhà nghiên cứu hiện đang có kế hoạch
khám phá toàn bộ dòng đời của hệ sinh thái để
xem các loài sinh vật phục hồi khi nào và họ hy
vọng khám phá tất cả các tổ chức hóa thạch
tuyệt vời này từ núi Luoping. Công việc này mới
chỉ bắt đầu và sẽ mất nhiều năm để có thể cung
cấp những tư liệu một cách chi tiết.

×