Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Côn trùng và cuộc sống của chúng ta ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.53 KB, 7 trang )

Côn trùng và cuộc sống của chúng ta



Các loài côn trùng đã xuất hiện trên hành
tinh của chúng ta cách đây vào khoảng
350.000.000 năm, còn loài người có lẽ chỉ
xuất hiện cách đây khoảng 1.000.000 năm.


Một thời gian dài trước khi nền văn minh của
con người ra đời thì các loài côn trùng đã thực
hiện được rất nhiều chức năng tài tình.
Ví dụ trước khi con người sáng chế ra những
dụng cụ để đục lỗ thì các loài côn trùng rừng đã
là những "người thầy" về nghệ thuật đục trong
lỗ, ngay cả đối với những loài gỗ cứng nhất.
Các loài côn trùng còn là những nhà xây dựng
tuyệt vời, bằng đất và nước bọt các loài mối,
chúng đã xây dựng lên "toà nhà cao tầng" có
trình độ kiến trúc rất tài ba và sáng tạo, mà có lẽ
nhiều kiến trúc sư phải mô phỏng theo; nghệ
thuật kiến trúc của nhiều loài ong đã khiến cho
nhiều nhà khoa học phải ngạc nhiên.
Tóm lại, các loài côn trùng còn rất khéo léo
trong nhiều lĩnh vực mà con người chúng ta đã
và đang phải học tập.
Hiện nay đã có riêng một ngành khoa học
chuyên nghiên cứu và bắt chước về những
động tác và cấu tạo của một số loài sinh vật (nói
chung) và của côn trùng (nói riêng) đó là ngành


mô phỏng sinh học (Bionic). .
Ngoài các đặc tính tốt như siêng năng, cần mẫn,
các loài côn trùng còn là những sinh vật đầu tiên
sáng tạo nên một khuôn mẫu xã hội có tổ chức,
một nhà nước cục bộ và một sự phân chia đẳng
cấp cực kỳ nghiêm ngặt trong thế giới các loài
ong, mối, kiến
Các thành viên trong xã hội các loài ong, mối,
kiến đều làm nhiệm vụ một cách tự giác theo
các chức năng đã được phân công:
- Con chúa là "người mẹ" của mọi thành viên,
nó sinh đẻ liên tục trong suốt đời mình để tăng
thêm nguồn "nhân lực" cho xã hội .
- Một số con thì chuyên trách chăm sóc, nuôi
nấng các thế hệ tương lai
- Một số con chuyên lo việc kiếm ăn và kiến thiết
tổ
- Còn đẳng cấp "thợ thuyền" thì luôn ở tư thế
sẵn sàng chiến đấu, để bảo vệ cuộc sống và sự
an toàn của cộng đồng.
Trải qua một lịch sử phát triển lâu dài, các loài
côn trùng luôn luôn phải đấu tranh với cuộc
sống để sinh tồn. Sự đa dạng và phong phú của
các loài côn trùng hiện nay là kết quả của cả
một quá trình đấu tranh phức tạp để thích nghi
với môi trường sống.
Sự phát triển, tiến bộ của nền văn minh loài
người và của các ngành nông, lâm nghiệp và
nhu cầu về lương thực và lâm sản ngày càng
tăng đã đẫn tới sự thay đổi lớn lao về đặc điểm

của những sinh cảnh trước đây. Những cánh
rừng rộng lớn đã bị suy giảm biến thành đồi
hoang, núi trọc. Nhiều loài côn trùng sống trong
rừng hoặc đã bị tiêu diệt hoặc phải biến đổi để
thích nghi với môi trường sống mới. Các loài
Bướm ngày có nhiều màu sắc sặc sỡ để ngụy
trang khi bay lượn kiếm ăn trên những đóa hoa
muôn màu, nhưng khi ở dạng sâu non thì nó lại
là những con vật đáng sợ. mình đầy lông độc,
gây đau đớn cho những ai khi động tới nó. Có
loài bướm khi đậu trên cây trông giống như một
chiếc lá khô, ngay cả những nhà chuyên môn
cũng khó có thể phát hiện được chúng. Một số
loài côn trùng có cấu tạo như cành cây khô hoặc
hình dáng kỳ quái, oai vệ để tự bảo vệ mình.
Chính nhờ những sự thích nghi vô cùng đa
dạng mà những con vật bé nhỏ xuất hiện cách
đây hàng trăm triệu năm vẫn tồn tại đến ngày
nay. Thậm chí chúng còn phát triển mạnh mẽ và
tạo nên một số lượng loài thật phong phú, đến
lỗi vượt khá xa tổng số góp lại của tất cá các
loài sinh vật hiện có trên hành tinh của chúng ta.
Điều này chứng minh một cách sinh động về
mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh vật và môi
trường sống.
Khi nói tới côn trùng, một số người thường nghĩ
tới mặt có hại nhiều hơn có lợi nhưng thực tế thì
các loài côn trùng có một ý nghĩa to lớn đối với
đời sống con người.
Về mối quan hệ của côn trùng đối với con

người, người ta chia thành 3 nhóm: nhóm côn
trùng có ích, nhóm côn trùng có hại và nhóm
côn trùng chưa rõ lợi hại cụ thể.
Về mặt có ích, côn trùng đã thụ phấn cho cây
cỏ, chúng là nguồn sản xuất ra mật, sáp tơ sợi,
gomme laque, phẩm mầu và chúng còn là
những thiên dịch, ký sinh để tiêu diệt loài sâu
hại.
Sự thụ phấn hoa nhờ các loài bướm; luôn luôn
được ngưỡng mộ như biểu tượng hoàn

chỉnh của môi trường. Nếu như những bông hoa
không còn sự hiện diện trên trái đất này thì
đương nhiên sẽ kéo theo sự mất đi của hàng
chục ngàn loài côn trùng, của hàng nghìn loài
bướm và ngược lại nếu thiếu đi sự thụ phấn hoa
của các loài côn trùng, các loài bướm thì thế
giới sinh vật chắc chắn bị mất đi những loài cây
cỏ hiện có.
Những chú bướm ngày (Rhopalocera) thường
bị các màu sắc rực rỡ của các bông hoa "chào
mời quyến rũ” và đương nhiên chúng trở thành
những nhà "truyền giống" vĩ đại. Chính màu sắc,
hương thơm tự nhiên của các loài hoa đã quyến
rũ các loài ong, loài bướm… chứ đâu chỉ giành
cho sự thưởng thức của loài người.
Tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa lớn lao
của côn trùng đối với con người là những loài
côn trùng thiên địch, ký sinh. Chúng có một vai
trò quan trọng trong việc duy trì được thế cân

bằng sinh học có lợi cho con người, chúng còn
là một trợ thủ vô giá cho con người trong việc
kiểm duyệt sinh học đối với những tập đoàn sâu
hại và tiêu diệt cho chúng ta một số lượng lớn
các loài sâu hại, mà nếu sử dụng thuốc hóa học
thì con người phái chi phí hàng tỷ đô la và chắc
chắn trên hành tinh chúng ta, môi trường đã
phải chịu đựng một khối lượng chất độc hóa học
quá lớn, đủ để hủy diệt hàng triệu nhân mạng.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không
cần sử dụng thuốc trừ sâu, mà là sử dụng
chúng như thế nào để vừa tiêu diệt được sâu
hại, vừa bảo vệ được môi trường sống và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật có
ích sinh sản, phát triển.
Không những thế, các loài bướm do cấu trúc
hình thái độc đáo, màu sắc sặc sỡ và phối trí
đẹp kỳ lạ ở thân hình và tập trung nhiều nhất ở
đôi cánh, tạo nên nhiều vẻ đẹp hiếm có ở tự
nhiên, khiến cho các loài bướm có giá trị không
nhỏ về mỹ học, cái đẹp mà con người khao khát
bắt chước đạt tới trong nhiều mặt của đời sống
như nghệ thuật thẩm mỹ trang trí, tạo hình và
phối hợp màu sắc ở nhiều đồ dùng sinh hoạt,
của các đồ lưu niệm.
Dịch vụ buôn bán trao đổi bướm đẹp. bướm
hiếm đang thực sự được hình thành ở nhiều
nước, trở thành một ngành kinh doanh bướm,
thu về lợi nhuận to lớn hàng triệu đô la Mỹ. Xu
hướng các loài bướm trở thành hàng hóa có

tính chất hai mặt đối lập: vừa là nguồn thu nhập,
vừa là tệ nạn sinh thái, nếu không được quản lý
đúng mà ở Việt Nam đang xuất hiện biểu hiện
xấu này, phương hại không nhỏ đến các động
vật hoang dã.
Tại một số nước nhiệt đới như Việt Nam, với
nhiều hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng về
thành phần thực vật thì cũng chính là khu vực
có thành phần chủng loại bướm phong phú và
đa dạng vào bậc nhất thế giới.
Nhưng thật đáng tiếc là trong nhận thức xã hội
vẫn chưa được coi là một tài sản vô giá của
rừng và hơn nữa các loài bướm hiện nay, do
chịu hậu quả nặng nề của suy thoái sinh thái,
nhiều loài bướm đang trở thành loài hiếm, và
thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt. So với nhiều
nước phát triển của thế giới, Việt Nam còn hiểu
biết rất ít về các loài bướm (trừ một ít loài gây
hại nguy hiểm cho thực vật) và tình trạng diễn
biến tiêu cực về thành phần chủng loại, do tệ
nạn phá rừng, đặc biệt đối với những loài bướm
trở thành hàng hóa có thể mua bán được, trong
tình trạng quản lý lỏng lẻo. Ngành lâm nghiệp đã
có chủ trương nghiên cứu đề xuất các biện
pháp quản lý đúng đắn nguồn tài nguyên này.
Đây là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học đối
với côn trùng nhiệt đới, vừa có ý nghĩa thực tiễn
trong khả năng gây nuôi công nghiệp một số loài
có giá trị hàng hóa đặc biệt, vừa góp phần bảo
vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng và tạo

nghề mới, tăng nguồn thu nhập cho các cộng
đồng nông thôn, miền núi.

×