Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguyên tắc ăn uống phòng bệnh sâu răng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.25 KB, 5 trang )

Nguyên tắc ăn uống phòng bệnh sâu răng

Sâu răng là sự tiêu huỷ chất vôi của men răng và ngà răng do vi
khuẩn gây ra. Bệnh gây tổn thương thành lỗ sâu, làm gãy răng,
sứt mẻ răng, nhiễm khuẩn phần mềm quanh răng…






Vì sao bị sâu răng?
Nhiều nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố gây bệnh sâu răng là: vi
khuẩn, chất đường và thời gian mà vi khuẩn và chất đường bám
dính ở răng. Vi khuẩn gây sâu răng trú ẩn ở lớp mảng bám răng.
Đường có trong thức ăn uống. Thời gian vi khuẩn tồn tại trong
miệng từ 20 phút - 1 giờ sau khi ăn. Vi khuẩn sử dụng đường để
tạo thành các mảng bám răng, chúng làm lên men đường tạo ra
acid, ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng gây ra sâu
răng.
Răng còn bị ăn mòn bởi môi trường acid trong miệng, quá trình
này không có mặt của vi khuẩn. Đây là quá trình mất mô cứng
của răng (men răng, ngà răng) tiến triển không thể đảo ngược.
Mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid
tồn tại trong miệng. Các acid trong thức ăn gồm acid citric,
phospholic, ascorbic, malic, tartaric, carbonic, có nhiều trong các
loại hoa quả chín và nước ép hoa quả, giấm và nước uống có
ga. Nhiều nghiên cứu cho thấy: Người thường xuyên uống nước
ép hoa quả, nước uống có ga, ăn dưa chua, cà muối chua, các
loại trái cây chua như khế, cam quýt, tầm duột, me, sấu… bị ăn
mòn răng ngày càng nặng.



Thức ăn nào có thể gây sâu răng?
Đường ăn thông thường (saccarose) là loại gây sâu răng nhiều
nhất, tiếp đến là đường glucose, fructose, maltose. Các loại
đường này có trong đường ăn, bánh kẹo, mật ong, mật mía, trái
cây chín, mía, thốt nốt, nước ngọt Chất đường trong thức ăn
uống dính lâu trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm lên
men. Đối với chất tinh bột có trong lương thực như gạo, ngô,
khoai, sắn, đậu: nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ít gây sâu
răng. Do đó, những người ăn nhiều tinh bột, ăn ít các loại đường
có mức sâu răng thấp. Trái lại những người ăn ít tinh bột, nhưng
ăn nhiều đường bị sâu răng nhiều hơn. Tinh bột thô ít gây sâu
răng, hỗn hợp tinh bột và saccarose gây sâu răng nhiều hơn.
Các loại thuốc dùng cho trẻ em như kháng sinh, vitamin, xirô
ho chứa một lượng lớn đường, vì vậy chúng có thể gây tăng
tốc độ sâu răng. Trẻ em còn bị sâu răng do bú bình: thói quen
của một số gia đình cho con bú lúc đi ngủ, vào giường với bình
sữa cho đến khi trẻ ngủ; nhiều bà mẹ quá chiều con

Bánh ngọt, đồ uống có ga là loại thức ăn gây nguy cơ sâu răng
cao.

Nên ăn uống thế nào để phòng bệnh sâu răng?
Để phòng ngừa sâu răng, chúng ta nên ăn uống theo những
khuyến cáo sau đây: chỉ ăn đường dưới 500g/người/tháng sẽ
giảm đáng kể nguy cơ sâu răng. Chất ngọt thay thế đường loại
ngọt đậm và xylitol không gây sâu răng. Các loại ít ngọt tuy bị vi
khuẩn trong miệng chuyển hoá nhưng với tốc độ rất chậm nên
có thể xem là an toàn. Tương lai, thuốc dùng cho trẻ em cũng
dùng các chất ngọt thay thế đường sẽ giảm tỷ lệ sâu răng cho

trẻ.
Thức ăn giàu canxi, vitamin D có trong sữa, rau quả xanh, cá,
phomat giúp chống mòn răng, rụng răng và loãng xương ở
người cao tuổi. Phomat rất giàu chất canxi, khi ăn phomat chất
canxi bám vào bề mặt răng có tác dụng phục hồi bề mặt răng
chống lại sự tấn công của acid rất hiệu quả. Vấn đề là cần tuyên
truyền cho nhân dân ta có thói quen ăn phomat. Các loại rau quả
không gây hại cho răng gồm: rau xanh các loại, dưa chuột, súp
lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, mướp, dưa gang… giúp
làm sạch răng và loại bỏ mảng bám. Nên ăn 200g/bữa và ăn
đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên có những rau quả gây hại cho
răng như: chuối, chà là, nho, cà chua, đậu hà lan, quả sung, táo
ngọt, lựu, cam, quýt, quất, me chua, sấu, tầm duột do chứa
nhiều carbohydrat hoặc acid ăn mòn răng. Vì vậy, chúng ta nên
dùng xen kẽ loại rau quả gây sâu răng với loại không gây sâu
răng thì vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa phòng ngừa
được sâu răng. Để hạn chế tối đa quá trình ăn mòn răng, cần
hạn chế số lượng và số lần uống nước có ga.

Giữ vệ sinh răng miệng
Nên súc miệng ngay sau khi ăn hay uống đồ ngọt. Chải răng mỗi
ngày 2 – 3 lần, tốt nhất là buổi sáng khi thức dậy, sau các bữa
và trước khi đi ngủ. Nên dùng kem đánh răng có fluor. Lưu ý
không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây, vì
khi đó lớp men răng đang mềm hơn do tác dụng của acid hữu
cơ trái cây, bàn chải sẽ mài mòn men răng. Đợi khoảng 30 phút
sau để nước bọt có thời gian phục hồi và cân bằng chất khoáng
của răng rồi hãy chải răng. Không nên cho trẻ uống nước hoa
quả bằng bình vì sẽ kéo dài thời gian răng của bé tiếp xúc với
đường và các acid từ hoa quả. Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ

ngọt.
Theo Sức khỏe & Đời sống

×