Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -6 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.7 KB, 5 trang )

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận
6
PGS.TS. Huỳnh Vân
Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Mih
Mỹ học tiếp nhận không dính dáng trở lại với lịch sử văn học bằng việc nhờ
vào trình độ văn học của người đọc
(25)
. Đó là trên phương diện lý thuyết. Còn
trên phương diện thực tiễn người ta cũng chỉ ra rằng nếu như trên lĩnh vực
nghiên cứu tiếp nhận thực nghiệm đã có những kết quả nhất định với việc vận
dụng khoa học giao tiếp, xã hội học, điều tra dư luận, v.v thì ngược lại trên
lĩnh vực mỹ học tiếp nhận mới chỉ có một số kết quả riêng lẻ và đặc biệt cho
đến nay một bộ lịch sử văn học dựa trên lịch sử tiếp nhận vẫn chưa thấy lộ
diện. Những khó khăn về mặt tư liệu tiếp nhận lịch sử cũng là một vấn đề
không nhỏ, nếu như phải viết một bộ lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận,
theo lịch sử tiếp nhận.
Cuối cùng lại thì một nhận định bao quát có thể nêu ra là lịch sử văn học không
thể chỉ được viết căn cứ vào lịch sử tiếp nhận và lịch sử tác động mà cần bao
hàm cả lịch sử sáng tác nữa. Và điều này cũng đã được Jauss phần nào nhận ra
khi thừa nhận về “tính chất bộ phận của mỹ học tiếp nhận”
(26)
.
Dù việc phối hợp giữa lịch sử sáng tác và lịch sử tiếp nhận vẫn còn rất khó
khăn và phức tạp trong việc viết lịch sử văn học, thì cũng cần nhận thấy rằng
lịch sử tiếp nhận vẫn có giá trị nhất định của nó nếu như tiến trình nghiên
cứu không thuần tuý có tính chất chung chung, nội tại trong văn học, chỉ dựa
vào người đọc lý tưởng mà được đặt trên thực tế của người đọc hiện thực,
dựa trên công chúng phân biệt về mặt xã hội, văn hoá, tư tưởng, giới tính,
v.v Điều đó nói lên rằng việc nghiên cứu người đọc, nghiên cứu tiếp nhận
đã giúp cho nhận thức được yếu tố xã hội thâm nhập sâu vào trong văn học
từ một phương diện khác nữa và làm cho mối quan hệ của tác phẩm với xã


hội trở nên rõ rệt cũng như lịch sử tiếp nhận cũng có giá trị lịch sử văn học
nhất định của nó. Và lịch sử tiếp nhận vẫn có thể và nên được viết về từng
tác giả, tác phẩm, từng trào lưu, trường phái hay thể loại và giai đoạn văn
học nào đó với một lý luận và một phương pháp khoa học thích hợp. Nó góp
phần hiểu rõ hơn về các tác giả, tác phẩm, trào lưu, trường phái và không
gian văn học ấy, v.v Ở đây trên một phương diện nhất định phải ghi nhận
có sự đóng góp khơi gợi của Hans Robert Jauss như một cú hích, một đề
xuất mạnh bạo tạo điều kiện nhận thấy và nhận thức được vai trò và tầm
quan trọng của lĩnh vực tiếp nhận văn học trong tiến trình văn học và việc
nghiên cứu tiếp nhận trong lý luận và thực tiễn nghiên cứu văn học.
Cuối cùng cần nói thêm rằng với mỹ học tiếp nhận của Jauss mà chủ yếu là
trong công trình quan trọng Lịch sử văn học của ông, bài viết của chúng tôi
cũng chưa nêu được hết những vấn đề cần đề cập. Hi vọng sẽ có những bài viết
khác để bổ sung
___________________
(1) Haral Weinrich: Vì một lịch sử văn học của người đọc. Trong H. Weinrich:
Văn học cho người đọc. Stuttgart, Berlin, Koeln u. Mainz, 1971, tr.23-34.
(2) Huỳnh Vân: Vấn đề tầm đón đợi và xác định giá trị nghệ thuật trong mỹ
học tiếp nhận của Hans Robert Jauss, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3,
2009, tr.55-71.
(3) Trong bài viết này các trích dẫn từ Lịch sử văn học như là sự thách thức
khoa học văn học của Hans Roert Jauss (Trong: H.R.J.: Lịch sử văn học như là
sự thách thức, Nxb. Suhrkamp Frankfurt a. M. 1970) được ghi số trang trong
ngoặc đơn ngay sau phần trích.
(4), (5), (6), (7), (8), (13), (14), (15), (17) Hans Georg Gadamer: Chân lý và
phương pháp. Những nguyên lý giải thích học triết học. Xb.lần thứ 2,
Tuebingen 1965, các trang 246, 252, 289, 356, 284, 373, 274, 290.
(9), (10), (11) René Wellek: Lý thuyết lịch sử văn học, 1965, tr.20-22.
(12), (16), (18), (19), (26) Hans Robert Jauss: Iphigenic của Racine và của
Goethe. Với lời bạt về tính chất bộ phận của mỹ học tiếp nhận. Trong: Rainer

Warning: Mỹ học tiếp nhận. Lý thuyết và thực tiễn. Nxb. Wilhelm Fink,
Muenchen 1975, tr.353-400. Nhân đây xin bạn đọc sửa lại câu trích bị sai trong
bài đăng trên Nghiên cứu văn học, số 3, 2009, tr.70 như sau: “tính chất bộ phận
của mỹ học tiếp nhận theo đó không chỉ căn cứ trên mối tương quan giữa sản
xuất, miêu tả và tiếp nhận mà còn trên kinh nghiệm là tất cả mọi tái lập lại cái
quá khứ trong lĩnh vực nghệ thuật phải chỉ có tính chất bộ phận”. Tức xin bỏ
chữ “không” trước cụm từ “phải chỉ có tính chất bộ phận”. Ngoài ra cũng xin
bạn đọc sửa dùm chữ “siêu nghiệm” thành chữ “tiên nghiệm” ở dòng 13 từ dưới
lên, trang 61 trong bài viết trên.
(20) Hans Blumenberg: Trong: Tính hợp thức của thời hiện đại. Frankfurt
1966, tr.41.
(21) Các khái niệm Mimesis và Imitatio naturae đều được chúng tôi tạm dịch là
mô phỏng dù biết chúng có sự khác biệt nhau ít nhiều.
(22) Theodor W. Adorno: Lý thuyết thẩm mỹ, Frankfurt a. M., 1970, tr.345 và
338.
(23) Manfred Naumann: Song đề của mỹ học tiếp nhận, Tạp chí văn học số 4,
1978, tr.124-125.
(24) Karl Robert Mandelkow: Những vẫn đề lịch sử tác động. Trong: Niên
giám ngành ngữ văn Đức quốc tế II, số 1-1970, tr.84.
(25) Horst Albert Glaser: Những phương pháp viết lịch sử văn học. Trong:
Những nguyên lý của khoa học văn học và ngôn ngữ học, do Heinz Ludwig
Arnold và Volker Sinemus xuất bản. Tập I: Khoa học văn học. Muenchen 1973,
tr.429-431

×