Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.1 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Vai trò của kinh tế thị trường trong việc phát triển nền quan hệ sản xuất , phát
triển lực lượng sản xuất càng ngày càng thể hiện rõ trong giai đoạn quá độ lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta trong những năm qua.
Đảng và nhà nước ta đã và đang chú trọng xây dựng và phát triển một nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những giảI pháp cơ bản để
phát triển nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay là phát triển đồng bộ các loại thị
trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
sự phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại
hình, trình độ phát triển và quy mô tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của hệ
thống thị trường và nền kinh tế quốc dân.
Trong thời gian qua, tính đồng bộ giữa các loại thị trường đã và đang hình thành
và nó đã tạo đà cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh hơn.
Vậy thị trường là gì? Vai trò,chức năng của nó như thế nào ? Hiện nay sự phát
triển đồng bộ các loại thị trường có cần thiết hay không? Các giảI pháp để phát
triển đồng bộ các loại thị trườnglà gì?
Đề án “Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” sẽ giúp chúng ta giảI đáp được phần
nào những thắc mắc trên.
I. Một số vấn đề chung về thị trường:
1. thị trường và vai trò của thị trường:
1.1/ Thị trường là gì ?
ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có thị trường.
“Thị trường nghĩa là lĩnh vực trao đổi”. KháI niệm “thị trường” hoàn toàn không
thể tách rời kháI niệm phân công lao động xã hội… Hễ ở đâu và khi nào có sự
phân công xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi đó có “thị trường”. Quy
mô của “thị trường” gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa của lao động xã hội.
Cơ sở của thị trường là sự phân công lao động xã hội, quy mô của thị trường gắn
liền với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội và sự mở rộng quy mô
sản xuất.
Thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hóa , nó là một nhân tố của quá trình tái


sản xuất xã hội , nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nơI giao tiếp giữa người sản
xuất với người tiêu dùng.
Trên thực tế, thị trường chỉ hình thành ở những nơI vừa có cung, vừa có cầu hàng
hóa; nói đến thị trường là nói đến hàng hóa , giá cả, tiền tệ, thông tin, người mua,
người bán.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan niêm về thị trường. Kinh tế
chính trị quan niệm thị trường là tổng hòa những mối quan hệ mua-bán trong xã
hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Do đó
thị trường thể hiện mối quan hệ kinh tế không đồng nhất (khác biệt) giữ những
người tiêu thụ và nhưng người kinh doanh, người sản xuất. Ngày nay, thị trường
gắn liền với nhịp thở cuộc sống mọi người, trở thành khâu quan trọng quyết định
của hoạt động kinh tế, của toàn bộ quá trình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.
Thị trường là sự phản ánh tổng hợp giữa các bộ phận của nền kinh tế quốc dân,
giữa khả năng cung và cầu của xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị
trường và sự thay đổi kết cấu kinh tế-xã hội thì kết cấu thị trường, phạm vi thị
trường, quy mô của thị trường cũng có sự biến đổi sâu sắc.
1.2/ Các loại thị trường :
Thị trường có nhiều loại, tùy theo mục đích và tiêu chuẩn để phân loại:
*/ Theo đối tượng giao dịch, mua-bán, có thị trường về từng loai hàng hóa và dịch
vụ như:
+ Thị trường lúa gạo
+ Thị trường dầu mỏ
+ Thị trường ngoại tệ
+ Thị trường chứng khoán…
*/ Theo ý nghĩa và vai trò của đối tượng mua bán, có thị trường các yếu tố sản xuất
như:
+ Thị trường tư liệu sản xuất
+ Thị trường khoa học công nghệ
+ Thị trường sản phẩm
+ Thị trường tư liệu tiêu dùng cho các hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu

dùng
*/ Theo tính chất và cơ chế vận hành, có:
+ Thị trường tự do
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
+ Thị trường cạnh tranh độc quyền
+ Thị trường tự do có điều tiết của chính phủ…
*/ Theo quy mô và phạm vi các quan hệ kinh tế :
+ Thị trường địa phương, khu vực
+ Thị trường trong nước và nước ngoài
+ Thị trường quốc gia và quốc tế…
1.3/ Vai trò của thị trường đối với sự phát triển của kinh tế hàng hóa:
Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nó ra đời và
phát triển cùng với sự ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản
xuất và lưu thông hàng hoa. Thị trưòng là một hợp phần tất yếu và hữu cơ của
toàn bộ qua trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Theo định nghĩa ban đầu, thị trường gắn liền với địa điểm nhất định, trên đó diễn
ra những quá trình trao đổi , mua bán hàng hóa. Thị trường có tính không gian và
thời gian. Theo nghĩa này thị trường là các chợ, các địa dư, khu vực tiêu thụ hàng
hóa, phân theo các mặt hàng, ngành hàng.
Sản xuất hàng hóa phát triển lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường
ngày càng dồi dào, phong phú, thị trường được mở rộng, kháI niệm thị trường
được hiểu đầy đủ hơn. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ làm môI
giới, ở đây, người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả
và số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Nói tới thị trường trước hết là phảI nói tới các nhân tố cơ bản cấu thành thị trường
đó là hàng và tiền ( H và T) , người mua, người bán. Từ đó hình thành lên các
quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hệ mua – bán và quan hệ cung – cầu. Người mua
và người bán trao đổi hàng hóa với nhau qua giá cả thị trường đều có lợi cho cả
hai bên.

Nói tới thị trường là phảI nói đến cạnh tranh tự do , với tư cách là môI trường
hoạt động của kinh tế thị trường . Trên thị trường diễn ra ganh đua, cọ xát lẫn
nhau giữa các thành phần để giành phần có lợi cho mình. Bởi vì động lực hoạt
động của các thành viên tham gia thị trường là lợi nhuận. Lợi nhuận sẽ đưa các
nhà kinh doanh đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà xã hội cần nhiều hàng hóa
hơn và từ bỏ những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà xã hội cần ít hàng hóa.
Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình táI sản xuất hàng hóa . Những vấn
đề cơ bản của nên sản xuất xã hội là sản xuất mặt hàng gì, số lượng là bao nhiêu
và phương pháp nào đều phảI thông qua thị trường. Vì vậy thị trường đóng vai trò
hoạt động và phương án sản xuất , kinh doanh có hiệu quả.
Có thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa tiêu dùng dịch vụ, thị trường
trong nước và thị trường ngoàI nước. Mỗi loại thị trường này giữ vị trí nhất định
và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Thị trường yếu tố sản xuất hay thị trường “ đầu vào” là nơI mua bán các yếu tố
sản xuất. Nhờ thị trường này mà nhà kinh doanh mua được yếu tố sản xuất như tư
liệu sản xuất, sức lao động, có vốn để sản xuất kinh doanh. Ngược lại người có tư
liệu sản xuất, sức lao động, vốn, thực hiện được việc bán hàng , có thu nhập để táI
sản xuất ra các yếu tố đó.
Thị trường hàng tiêu dùng , dịch vụ hay thị trường “đầu ra” là nơI mua bán các
hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và dịch vụ. Nhờ thị trường này mà nhà kinh doanh
bán được hàng hóa, dịch vụ, có được thu nhập để tiếp tục quá trình táI sản xuất .
Đồng thời người tiêu dùng có được hàng hóa cần thiết để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng cá nhân.
Rõ ràng, thông qua việc mua bán hàng hóa trên thị trường , các chủ thể kinh tế có
thu nhập .Lượng thu nhập của mỗi chủ thể nhiều hay ít, thể hiện sự phân phối có
lợi cho ai. Vì vậy thị trường thực hiện chức năng phân phối của quá trình sản xuất
.
Sự vận động , chuyển hóa của hàng hóa giữa hai loại thị trường trên đây thông
qua tiền tệ làm môI giới và các chủ thể kinh tế là người bán và người mua,người
sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng đảm bảo cho thị trường phát triển.

Trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ thị trường trong nước
có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoàI nước thông qua hoạt động ngoại
thương. Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ bảo đảm mở rông thị trường
các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước và đảm bảo sự cân bằng
giữa hai thị trường đó.
Thị trường là nơI kiểm tra về chủng loại, số lượng và chất lượng hàng hóa. Thị
trường kiểm nghiệm tính phù hợp của sản xuất đối với tiêu dùng xã hội. Trên ý
nghĩa đó, thị trường là nơI điều tiết sản xuất và kinh doanh thông qua thị trường,
hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng năng động, sáng tạo, đạt hiệu quả sản
xuất, kinh doanh cao hơn.
Thị trường là nơI cuối cùng để chuyển lao động tư nhân, cá biệt thành lao động
xã hội. Chi phí cá biệt có được xã hội công nhận hay không sẽ quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp.
Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay gắn liền với
việc phát triển các loại thị trường. Lịch sử phát triển kinh tế hàng hóa đã chỉ ra là
bước đầu xuất hiện thị trường hàng tiêu dùng, sau đó mở rộng đén thị trường tư
liệu sản xuất, sức lao động, tư bản, dịch vụ v.v… Ngược lại sư phát triển của các
loại thị trường có tác dụng tích cực đén sự phát triển kinh tế hàng hóa . Vì vậy để
phát triển kinh tế hàng hóa , cần phảI hình hành thị trường thống nhất và thông
suốt cả nước. Từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ các thị trường hàng tiêu
dùng, tư liệu sản xuất, dịch vụ, thị trường vốn và tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị
trường sức lao động…phát triển các hình thức thu hút vốn và đảm bảo chu chuyển
vốn nhanh. Xây dựng thí điểm thị trường chứng khoán khi có điều kiện.
Mở rộng giao lưu hàng hóa cả nước, chú trọng nông thôn và miền núi, xóa bỏ
triệt để mọi hình thức chia cắt thị trường theo địa giới hành chính. Gắn thị trường
trong nước với thị trường quốc tế, giảI quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản xuất nội địa.
1.4 / Các chức năng chủ yếu của thị trường
- Thực hiện giá trị hàng hóa.trong chức năng này, thị trường là nơI giá trị hàng
hóa có thể được thực hiện hoặc không được thực hiện; có thể thực hiện ca, bằng

và thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chức năng này gắn với mục đích của
sản xuất và khách hàng giữ vai trò quyết định đói với người sản xuất.
-Thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là người sản xuất và cung
ứng, qua các thông số như:quy mô nhu cầu cơ cấu, chất lượng, thời gian, không
gian và giá cả mà nhu cầu có thể chấp nhận được.
-Kích thích sản xuất và tiêu dùng. Thị trường không dừng lại ở chức năng thông
tin mà qua chức năng thông tin tác đọng đén các củ thể tham gia thị trường buộc
họ phảI có những ứng xử kịp thời về các điều kiện sản xuất và tieu dùng phù hợp
với các thông số của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích
hoặc hạn chế.
Thông qua các chức năng nói trên, thị trường có vai trò quan trọng điều tiết hoạt
động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, thông qua thị trường nhà nước có
thể điều tiết vĩ mô hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
2. Sự cần thiết phảI phát triển đồng bộ các loại thị trường:
Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thừa nhận sản
xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Sản xuất
hàng hóa, lưu thông hàng hóa và thị trường đó được khẳng định về lý luận và tồn
tại ở Việt Nam, song vấn đề đặt ra là phát triển thị trường như thế nào ? Sự đồng
bộ các loại thị trường có phải là tất yếu không ? Bản chất và nội dung phát triển
đồng bộ các loại thị trường là gì ?
Mọi sự vật, hiện tượng chỉ có thể phát triển trong trạng thái cân đối ; phá vỡ sự
cân đối này phải hình thành sự cân đối mới tích cực hơn. Nền kinh tế quốc dân là
một chỉnh thể thống nhất. Để nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định, bền vững
các bộ phận cấu thành nên nó phải đồng bộ với nhau. Đó chính là điều kiện cần

×