Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đề tài: Nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ từ phế thải thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.5 KB, 27 trang )

Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 1
I. TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
TỪ PHẾ THẢI THỦY SẢN

Nhóm sinh viên thực hiện
- Lê Công Toàn (Nhóm trưởng).
- Hoàng Thò Kim Chung.
- Mai Thò Thùy Dương.
- Lê Hồ Thủy.
- Võ Thò Bích Ty.

II. NỘI DUNG
1. Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng xử lý phế thải thủy sản ở khu công
nghiệp (KCN) dòch vụ thủy sản Thọ Quang.
2. Cảnh báo mức độ ảnh hưởng đến môi trường của khu vực.
3. Nghiên cứu, lựa chọn phương án xử lý.
4. Xây dựng mô hình ủ phân theo phương án chọn.
5. Xây dựng mô hình trồng rau thử nghiệm.
6. Kết luận và kiến nghò.







Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 2
MỤC LỤC



Nội dung Trang
Tên đề tài ........................................................................................................ .......1
Mở đầu............................................................................................................. .......3
Chương 1:Đối tượng nghiên cứu, hiện trạng khu vực và đònh hướng xử lý
1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ .......4
1.2. Hiện trạng khu vực .................................................................................... .......5
1.3. Đònh hướng xử lý ....................................................................................... .......9
Chương 2: Mục tiêu đề tài và phương pháp tiếp cận ................................... .......10
2.1. Mục tiêu đề tài .......................................................................................... .......10
2.2. Các phương pháp tiếp cận ......................................................................... .......10
Chương 3: Nghiên cứu, lựa chọn các phương án xử lý ................................. .......11
3.1. Phân hữu cơ và các phương pháp ủ........................................................... .......11
3.2. So sánh lựa chọn các phương án xử lý ...................................................... .......11
3.3. Thực hiện quá trình ủ thử nghiệm............................................................. .......12
3.4. Xây dựng mô hình ủ phân theo phương án chọn....................................... .......16
Chương 4: Kết quả và kiến nghò ...................................................................... .......20
4.1. Kết quả phân tích ...................................................................................... .......20
4.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. .......21
4.3. Tính toán hiệu quả kinh tế- kỹ thuật......................................................... .......23
4.4. Đánh giá kết quả ....................................................................................... .......24
4.5. Kết luận và kiến nghò................................................................................ .......24
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... .......25
Phụ lục ............................................................................................................. .......26

Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 3
MỞ ĐẦU
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung, là đòa phương khá
thành công trong mô hình lấy khu công nghiệp làm động lực phát triển kinh tế với

nhiều ngành nghề khác nhau. Chế biến thuỷ sản là một trong năm ngành mũi nhọn
của chiến lược phát triển kinh tế Thành phố Đà Nẵng với giá trò xuất khẩu đạt 38
triệu USD (năm 2004) và đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy
nhiên, các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình chế biến thuỷ sản đã và đang ảnh
hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
Theo thông tin từ trang web “Đầu tư chứng khoáng online” (ngày
20/07/2007), tại khu vực phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà người dân đang kêu
ca vì mùi hôi rất khó chòu mà nguyên nhân là do lượng nước thải và chất thải rắn từ
các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Thọ Quang xả thẳng vào Âu Thuyền Thọ
Quang. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghò lên các cơ quan chức năng để giải quyết bài
toán môi trường này nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tónh gì.
Là những sinh viên ngành môi trường, trước vấn đề bức xúc của người dân,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực này.
Từ đó chúng tôi đã đưa ra phương án nhằm giảm thiểu phần nào lượng chất thải
thải ra môi trường. Đây chính là cơ sở để chúng tôi hình thành đề tài “Nghiên cứu,
sản xuất phân hữu cơ từ phế thải thuỷ sản”.
Qua việc thực hiện đề tài trên, chúng tôi đã cảnh báo mức độ ảnh hưởng đến
môi trường của khu vực. Sau quá trình nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ các
phế thải gây ô nhiễm chúng tôi mong rằng có thể giảm thiểu phần nào tình trạng ô
nhiễm tại khu công nghiệp và vùng phụ cận, đảm bảo điều kiện làm việc cho các
doanh nghiêp đồng thời tạo ra được sản phẩm có ích cho nông nghiệp.
Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 4
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU, HIỆN TRẠNG KHU VỰC
VÀ ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước ta là nước nhiệt đới với hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển
dài 3200 km kéo dài từ Nam chí Bắc, Đà Nẵng lại là thành phố tiếp giáp với biển
Đông. Với vò trí đòa lí và khí hậu thuận lợi như vậy nên việc đánh bắt thủy sản đã

trở thành một trong những ngành nghề chính của nhiều người dân tại thành phố
này. Nhờ đó ngành khai thác và chế biến thủy sản đã phát triển rất nhanh, ngày
càng nhiều công ty chế biến thủy sản được hình thành và phát triển.
Khu Công nghiệp Dòch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng được thành lập theo Quyết
đònh số 5210/-UB ngày 04/9/2001 (Giai đoạn 1) và Quyết đònh số 10939/-
UB ngày 31/12/2002 (Giai đoạn 2) của Chủ tòch UBND thành phố Đà Nẵng với
tổng diện tích là 77,3 ha, nằm tại Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung
tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km, cách Cảng biển Tiên Sa 2,5km, cách Cảng biển
Liên Chiểu 18,5 km và có giới hạn khu đất:
- Phía Tây giáp : Khu dòch vụ Âu Thuyền
- Phía Bắc giáp : Khu tái đònh cư phía Đông đường Yết Kiêu
- Phía Đông giáp : Khu tái đònh cư Thọ Quang 2, Thọ Quang 3, Mân Thái
- Phía Nam giáp : Khu dân cư
Dự án do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp Đà
Nẵng (Daizico) trực thuộc Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà
Nẵng thực hiện.


Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 5


Hình 1: Sơ đồ quy hoạch KCN dòch vụ thuỷ sản Thọ Quang - Đà Nẵng
1.2. Hiện trạng khu vực
Hiện nay trên đòa bàn thành phố có 14 doanh nghiệp chế biến đông lạnh với
công suất 47 tấn/ngày. Tổng dung lượng kho bảo quản lạnh khoảng 8.500m
3
. Hầu
hết sản phẩm đều được xuất khẩu và thò trường xuất khẩu đang được mở rộng sang
các nước có yêu cầu chất lượng sản phẩm cao như Mỹ, EU, Nhật. Quy trình sản

xuất của các nhà máy thủy sản tương đối giống nhau với công nghệ cao. Bên cạnh
thủy hải sản đông lạnh, các doanh nghiệp cũng chú ý phát triển sản phẩm hải sản
sấy khô. Tuy còn chế biến bằng phương pháp thủ công và bán cơ khí song sản
Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 6
phẩm cũng đạt yêu cầu xuất khẩu. Năm 2000 đã sản xuất hơn 1.500 tấn và xuất
khẩu hơn 80 % đi các nước.
Sơ đồ qui trình công nghệ:














Cùng với sự tăng nhanh về sản lượng cũng như chất lượng thì khối lượng các
chất thải rắn từ quá trình chế biến thủy sản đưa ra ngày càng nhiều. Chất thải rắn
sản xuất bao gồm: các phụ tạng, đầu, vỏ, xương, vảy của cá, mực, tôm loại ra trong
quá trình chế biến.
Số lượng phế thải thủy hải sản thường biến động theo nguồn nguyên liệu,
chủng loại sản phẩm và công nghệ chế biến. Theo số liệu của WHO, đònh mức
phát thải trung bình như sau:
Nước thải, CTR

Nước thải, CTR
Nguyên liệu
Sơ chế, rửa
Chế biến
Rửa sạch
Phân cỡ
Cấp đông
Đóng thùng
Bảo quản
Nước
Nước
Nước thải
Nước thải
Nước
Nhiệt
Bao bì hỏng Bao bì
Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 7
- 280 Kg/tấn sản phẩm cá, mực.
- 570 Kg/tấn sản phẩm cua, tôm.
- Như vậy với tổng công suất của Khu Công Nghiệp là 47 tấn/ ngày thì tổng lượng
chất thải ra dao động khoảng 13,16
÷
26,8 tấn/ ngày.
Chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt tại các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu là
các hợp chất hữu cơ dễ bò phân hủy bởi các vi sinh vật, các chất khoáng vô cơ. Các
tác động môi trường gây ra do chất thải rắn chế biến thủy sản:
- Làm mất mỹ quan.
- Chất thải rắn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật truyền
bệnh nguy hiểm như ruồi, muỗi...

- Các chất thải rắn này dễ dàng bò phân hủy bởi các vi sinh vật, gây ô nhiễm không
khí, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm.
Trong quá trình làm đề tài chúng tôi có quan sát và tìm hiểu thì từ năm 2006
đến nay hầu hết các nhà máy thủy sản không còn hợp đồng với Công ty Đô thò môi
trường thu gom và xử lý chất thải và bùn thải tại nhà máy. Đa số các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp đều chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng hoặc có
thì cũng chỉ mang tính đối phó nên nước thải được chảy chung vào cống thoát nước
mưa và thải trực tiếp vào Âu Thuyền. Toàn bộ các phế thải thuỷ hải sản sau quá
trình chế biến, sản xuất được đựng trong các thùng nhựa, xô ... có nắp hay không
có nắp, cuối mỗi ngày thì được đổ thẳng ra Âu Thuyền Thọ Quang, ra sông Hàn.

Hình 2: Phế thải sau chế biến
Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 8
Chính vì điều đó, mà mặc dù các doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu
chỉ mới được tập trung về Khu Công Nghiệp dòch vụ thủy sản Thọ Quang, Đà Nẵng
vài năm trở lại đây nhưng hầu hết người dân khu vực phường Nại Hiên Đông
(quận Sơn Trà) đã bắt đầu phản ánh vì mùi hôi rất khó chòu có xuất xứ từ phía Âu
Thuyền Thọ Quang, nhất là khi có gió Nồm thì mùi hôi lại hành hạ người dân dữ
dội hơn. Mặt nước của Âu Thuyền Thọ Quang như đặc sánh lại, rác rưởi nổi lềnh
bềnh, mùi hôi bốc lên nồng nặc không ai còn dám đặt chân xuống nước vì có thể
gây ngứa toàn thân, nổi ghẻ... Môi trường ô nhiễm nặng, ruồi muỗi nhiều, dòch
bệnh phát triển nhanh, ngư dân trên tàu thường bò các loại bệnh như: sốt cao, viêm
phổi, viêm phế quản và dò ứng khắp cơ thể. Người dân ở ngay cạnh sông, cạnh
biển nhưng không bao giờ được hưởng không khí trong lành.
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên - Môi trường Thành Phố Đà
Nẵng thực hiện cho thấy, nước thải tại khu vực Thủy sản Thọ Quang bò ô nhiễm
hữu cơ nghiêm trọng, nồng độ BOD
5
vượt 12,6 lần, COD vượt 10,48 lần, tổng Nitơ

vượt 2,17 lần, tổng Photpho vượt 2,76 lần, lượng coliform vượt 1,5 lần...
TT Chỉ tiêu Đơn vò NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
1 PH 7,6 7,2 5,2 7,31 6,58
2 SS Mg/l 121 71 85 142,2 50,8
3 COD Mg/l 312 88 179 420 95
4 BOD
5
Mg/l 198 49 142 265 55
5 Nitơ tổng Mg/l 25,6 5,5
6 Photpho tổng Mg/l 63,4 14,0
7 Coliform MNP/100ml 1000
Nguồn: Báo cáo ĐTM - Dự án ĐTXD hệ thống HTKT KCN dòch vụ thuỷ sản
Đà Nẵng.
NT1: Nước thải công ty Danifood trước xử lí.
NT2: Nước thải công ty Danifood sau xử lí.
Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 9
NT3: Nước thải công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang sau xử lí.
NT4: Nước thải công ty TNHH Phước Tiến chưa xử lí.
NT5: Nước thải công ty TNHH Đại Thuận chưa xử lí.
Từ thực tế đó, để bảo vệ sức khoẻ của người dân đòa phương, đảm bảo mỹ
quan khu vực nói riêng và thành phố nói chung, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp thì một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là bằng cách
nào đó phải giải quyết được lượng chất thải phát sinh này.
Cùng với tình trạng gia tăng dân số nước ta hiện nay làm cho diện tích đất
canh tác bình quân đầu người trong vòng 65 năm qua đã giảm từ 2548 m
2
xuống
còn 732 m
2

, tương ứng với mức độ giảm 1,1%/năm. Vì vậy, sử dụng đất nông
nghiệp sao cho hiệu quả là thật sự cần thiết. Ông cha ta có câu ”Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống” cho thấy được tầm quan trọng của phân bón đối với việc
làm tăng năng suất cây trồng.

Phân bón cung cấp cho cây trồng những dinh dưỡng
cần thiết mà đất không đủ khả năng cung cấp, duy trì độ phì nhiêu trong quá trình
canh tác.
1.3. Đònh hướng xử lý
Đặc trưng của ngành chế biến thủy sản là lượng chất thải phụ thuộc vào mùa
vụ khai thác, chất lượng và số lượng nguyên liệu sử dụng dẫn đến có lúc quá nhiều
chất thải, lúc lại rất ít, là khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp muốn xây dựng
cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp. Nhưng nếu thải
bỏ ra bên ngoài thì vừa gây ô nhiễm môi trường lại vừa lãng phí vì thành phần chủ
yếu của phế thải thủy sản là các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, photpho…là những
chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sống. Bằng nhận đònh chủ quan, nhóm chúng
tôi hình thành và thực hiện ý tưởng sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải này. Biện
pháp này vừa giúp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường vừa làm tăng giá trò phế liệu
thu hồi.
Đề tài tham dự cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2007”
Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải thủy sản Trang 10

CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
2.1. Mục tiêu đề tài
- Giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu công nghiệp dòch vụ Thủy sản Thọ Quang -
Đà Nẵng và các vùng phụ cận.
- Tận dụng các phế phẩm gây ô nhiễm để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho
nông nghiệp và trồng cây cảnh.
2.2. Các phương pháp tiếp cận

1. Phương pháp khảo sát thực đòa
- Tiếp cận, khảo sát, tìm hiểu đối tượng.
- Lấy mẫu chất thải.
2. Phương pháp mô hình
- Xây dựng mô hình ủ phân.
- Xây dựng mô hình trồng rau.
3. Phương pháp phân tích
- Phân tích các thành phần dinh dưỡng và các chỉ tiêu vi sinh trong sản phẩm.
4. Phương pháp đánh giá kết quả
- Kết quả phân tích ở phòng thí nghiệm.
- Kết quả phân tích của Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 2
- Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng.






×