Chọn giống cà phê
I,Giá trị cây cà phê:
I.1, Giá trị kinh tế
Thành phần phần trăm tính theo trọng lượng chất
khô:
Cafein 2,8-3,0%
Đường saccaro 5,3 -7,95%
Đường khử 0,3 -0,44%
Protein hoà tan 5,15 -5,23%
Protein không hoà tan 5,02 -6,04%
vitamin B1,B2,B5,B6
hợp chất tạo hương thơm Gần 300 hợp chất
I.1, Giá trị kinh tế
Ngoài phương pháp sử dụng cà phê như
một thức uống cao cấp thì người ta còn
sản xuất khá nhiều sản phẩm từ hạt cà
phê như bánh, kẹo, rượu,…và ngày nay,
người ta còn sử dụng cà phê như một
thức uống phổ thông( với nhóm cà phê có
hàm lượng cafein thấp)
I.2, Giá trị kinh tế
Cà phê là một cây trồng đem lại gía trị kinh tế khá cao cho
người dân:
+Cà phê là sản phẩm xuất khẩu có giá trị
Năm 2007 xuất khẩu 1 209 000 tấn, đạt kim ngạch 1 878
triệu USD
Năm 2008 sản lượng giảm nhưng giá cao nên kim ngạch
xuất khẩu ước tính tăng 12% so với 2007, ước đạt 2 tỷ
USD.
+Giải quyết việc làm cho người nông dân,là cây trồng xoá
đói giảm nghèo.
VD: Đồng Nai nếu đạt 36 000đ/kg với năng suất 2 tấn/ha sẽ
thu lãi 50 triệu đồng/ha.
+Góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc,chống xói mòn,lũ
lụt.
I.3, Giá trị văn hoá
Cà phê hiện nay đã trở thành một thức uống
phổ thông. Ở phương tây, cà phê có vai
trò giống như chè ở phương đông; nó đã
đi vào đời sống của từng người như một
nét văn hoá và đã hình thành rất nhiều
cách pha chế cũng như thưởng thức khác
nhau đặc trưng cho từng nước, từng giai
cấp, từng sở thích…
II, Nguồn gốc, xuất xứ
•
Xuất xứ: Làng capfa- Etiopia khoảng 1000
năm trước.
•
Du nhập sang châu Âu từ khoảng thế kỷ
16 do sự bành chướng của đế quốc Thổ
Nhĩ Kỳ.
•
Du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1857
ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị .
III, Phân loại, tình hình sản xuất
III.1, Phân loại
Các giống café trồng hiện nay thuộc :
-Bộ cà phê: Rubiales
-Họ cà phê: Rubiaceae
-Chi cà phê: Coffea
Trong tự nhiên có khoảng 70 loài thuộc 4 chi phụ:
Para coffea M., Argo coffea P.et..Pit., Mascảo
coffea Cheav. và Euro coffea K.Schumb. Trong
đó chỉ có chi Euro coffea là có chứa cafein và
được trồng.
III.1, Phân loại
Trong chi Euro coffea có 4 loài chính:
-
Cà fê chè: C. arabica L.
-
Cà fê vối: C. canephora Pierre
-
Cà fê mít: C.excelsa Chev.
-
Cà fê mít dâu da: C. liberia Bull
Đây là những loài cà phê chính đang được
trồng và được sử dụng trực tiếp trên thế
giới.
III.2, Tình hình sản xuất
* Trên thế giới:
•
Theo FAO có khoảng 80 nước trồng cà phê
tập trung chủ yếu ở vành đai nhiệt đới.Tập trung
chủ yếu ở một số nước sản lượng xuất khẩu cà
phê lớn nhất Thế giới lần lượt có :Brazil,Việt
Nam,Colombia.
•
Chủ yếu là sản xuất cà phê chè Arabica
chiếm 70% sản lượng Thế giới.
•
Dự báo sản lượng cà phê TG năm
2008/2009 đạt 137 triệu bao trong đó Brazil đạt
48 triệu bao .
III.2, Tình hình sản xuất
*Ở Việt Nam
•
Cà phê được đưa vào trồng từ 1857 tại một
số nhà thờ lớn ở Quảng trị ,Quảng Bình.
•
Hiện nay ,diện tích 500 000 ha chủ yếu là
robusta,chỉ có 20 000 ha là Arabica.(Có phương
hướng giữ nguyên diện tích,chuyển đổi tăng
diện tích trồng cà phê chè lên 100 000 ha).Trong
đó,các tỉnh Tây Nguyên chiếm 465000 ha.
Đăklăk có diện tích chiếm ½ diện tích cả nước.
IV, Đặc điểm thực vật học:
IV.1, Đặc điểm chung:
a, Rễ:
Rễ cây cà phê là rễ cọc, cắm sâu vào lòng
đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa
ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh
dưỡng nuôi cây. Vì vậy, cây cà phê cần
yêu cầu tầng đất canh tác khá sâu.
Phân bố bộ rễ cây cà phê chè 7
năm tuổi:
Tầng sâu (cm)
Trọng lượng rễ
(g)
Trọng lượng rễ
trong 1 dm
3
đất
(g)
% tổng số
0-30 1175 4,86 94,1
30- 60 63 0,61 5,07
60- 90 8 0,32 0,07
90- 120 0,67 0,17 0,05
Rễ cà phê gồm:
1- Rễ cọc
2- Rễ trụ
3- Rễ ngang
4- Rễ tơ
b, Thân, cành
b, Thân, cành
•
Trên thân có nhiều đốt, các đốt sắp xếp thành
từng cặp đối nhau; tại mỗi đốt có 1 lá và 3-4
mầm ngủ, trong đó chỉ có duy nhất một mầm
cho cành ngang là cành cho quả sau này, còn lại
các mầm khác đều có khả năng phát triển thành
chồi vượt.
•
Cành ngang có thể mang quả hoặc được phân
thành nhiều cấp cành con tuỳ thuộc vào phương
pháp tạo tán.
c, Lá cà phê:
Lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval, mọc đối, mép lá hình
lượn sóng. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh
nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm.
c, Lá cà phê:
Hình dạng và kích thước của lá là một chỉ tiêu
quan trọng để phân biệt các dạng cà phê khác
nhau:
d, Hoa
•
Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và
côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh
sản của cây
•
Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường
mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và
hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài.
Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian
thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng
thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Vài hình ảnh về hoa:
e, Quả cà phê:
Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ
cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như
quả anh đào. Trong thời gian chín, màu
sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng
rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi
đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái
lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần
một năm trời và có thể xảy ra trường hợp
trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Vài hình ảnh về quả cà phê:
Vài hình ảnh về quả cà phê:
•
Có thể thấy cách ra quả, hình dạng và màu sắc
của quả cà phê khá đa dạng.
•
Quả cà phê có thể đâm ra ở trên cành ngang
cấp 1 hoặc các cành thứ cấp, quả thường mọc
thành từng chùm, khoảng cách giữa các chùm
dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào giống.
f, Hạt cà phê:
Mô hình hạt cà phê:
Đặc điểm của hạt:
•
Hình dạng: hình tròn hoặc dài
•
Màu sắc: lúc còn tươi có màu xám vàng,
xám xanh hoặc xanh, khi khô có màu xám
trắng.
•
Cấu tạo: mỗi hạt được bảo vệ bởi hai lớp
màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt
lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn
bọc ở bên ngoài.