Ngày soạn: 15/2/2011
Ngày dạy: 22/2/2011
GVHD: NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
GSTT: THIÊN CẨM TÚY
BÀI 30:
TRUYỀN TIN QUA XINAP
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm của xinap.
- Mô tả được cấu tạo của xinap
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xinap
2. Kĩ năng:
- Quan sát hình ảnh, phát triển kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, làm việc với sách giáo khoa
- Phân tích khái quát, kiên kết nội dung kiến thức
3. Thái độ:
- Hiểu được bản chất của điện tế bào, là cơ sở giải thích hiện tượng sinh lí.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM:
- Cấu tạo xi nap hóa học.
- Cơ chế truyền tin qua xinap hóa hoc
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh các loại xinap
- Tranh phóng to sơ đồ cấu tạo xinap, hình 30.2
- Tranh phóng to sơ đồ truyền tin qua xinap, hình 30.3
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin khác có bao
mielin như thế nào?
- Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao mielin theo cách nhảy
cóc?
3. Đặt vấn đề:
- Ở bài 29, các em đã biết lan truyền xung thần kinh dọc sợ thần kinh. Trong 1 cung
phản xạ xung thần kinh được truyền qua sợi thần kinh đến cơ quan thực hiện. Như
vậy có sự dẫn truyền xung thần kinh từ sợi thần kinhn sang sợi cơ, qua một bộ
phận nối tiếp đó là xinap. Vậy xinap là gì?
4. Tiến trình dạy học
A. Khái niệm và cấu tạo của xinap
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khái niệm
Cho HS quan sát một số hình ảnh của
xinap.
+ Xác định vị trí của xinap?
GV dẫn: xinap nằm giữa 2 tế bào, giữa tế
bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế
bào thần kinh với tế bào cơ, hay là tế bào
tuyến.
- Có những kiểu xinap nào?
- Xi nap là gì?
GV dẫn: Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào
thần kinh với các loại tế bào khác?
- Trình bày khái niệm xinap.
GV nhận xét và tổng kết.
Có 2 loại xinap là xianp điện và xinap hóa
học Xinap hóa học là phổ biến.
Xinap có cấu tạo như thế nào?
2. Cấu tạo
Quan sát hình 30.2, giới thiệu về hình ảnh.
- Mô tả cấu tạo hóa học của xinap hóa học
GV nhận xét:
HS tham khảo thông tin SGK và quan sát
hình ảnh
- Xinap nằm giữa 2 tế bào.
- Xinap thần kinh – thần kinh, xinap
thần kinh – cơ, xinap thần kinh –
tuyến.
- Tên gọi theo tế bào mà thần kinh
tiếp xúc.
- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào
thần kinh với tế bào thần kinh, giữa
tế bào thần kinh với các loại tế bào
khác như tế bào tuyến, tế bào cơ.
- Xinap gồm có:
Màng trước, màng sau, khe xinap, chùy
xinap
+ Màng trước: Phình to làm thành chùy
xinap ( cúc). Các túi nhỏ chứa chất môi
giới hóa học như: axetincolin, adrenalin,
một số ti thể.
+ Màng sau: có nhiều enzime, thụ thể nhận
chất trung gian hóa học.
+ Khe xinap:giữa màng trước và màng sau.
GV nhấn mạnh: Mỗi xinap chỉ có 1 loại
chất trung gian hóa học. Chất trung gian
phổ biến nhất ở động vật là axetincolin,
noradrenalin, Ngoài ra còn nhiều chất trugn
gian khác như dopamin, serotorin.
Nội dung:
I. Khái niệm và cấu tạo
1. Khái niệm xinap:
- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần
kinh với các loại tế bào khác như tế bào tuyến, tế bào cơ.
- Các kiểu xinap: Xinap thần kinh – thần kinh, xinap thần kinh – cơ, xinap thần kinh
– tuyến.
2. Cấu tạo:
+ Màng trước: Phình to làm thành chùy xinap ( cúc). Các túi nhỏ chứa chất trung gian
hóa học như: axetincolin, adrenalin, một số ti thể.
+ Màng sau: có nhiều enzime, thụ thể nhận chất trung gian hóa học.
+ Khe xinap:giữa màng trước và màng sau.
- Chất trung gian phổ biến nhất ở động vật là axetincolin, noradrenalin, Ngoài ra còn
nhiều chất trugn gian khác như dopamin, serotorin
B. Quá trình truyền tin qua xinap.
Thông tin truyền dưới dạng Xung thần kinh khi đến xinap tiếp tục được lan truyền
qua xinap. Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra như thế nào?
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Quan sát hình 30.3. GV giới thiệu chung
về hình ảnh.
- Quá trình truyền tin qua xinap diễn
ra như thế nào?
GV nhận xét: Xung thần kinh truyền đến
tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các
chùy xinap sẽ làm thay đổi tính thấm của
màng đối với Ca
2+
=> Ca
2+
tràn từ dịch mô
vào dịch bào ở chùy xinap => các bóng gắn
vào màng trước và giải phóng chất trung
gian hóa học vào khe xinap => chất trung
gian hóa học đi đến màng sau xinap => làm
thay đổi tính thấm màng sau xinap tạo
thành xung thần kinh truyền đi tiếp.
Vậy rõ ràng: thông tin được truyền qua
xinap nhờ chất trung gian hóa học.
- Tại sao tin được truyền qua xinap
chỉ theo 1 chiều, từ màng trước qua
màng sau mà không theo chiều
ngược lại.
Mở rộng:
- Tại sao chất trung gian hóa học
không bị ứ đọng lại ở màng sau
xinap.?
Nguyên nhân là do: màng sau có enzime
axetincolinsteraza phân hủy axetincolin
thành axetate và colin. Hai chất này qua
HS tham khảo thông tin SGK trang 122
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy
xinap, làm Ca
2+
đi vào trong chùy
xinap.
- Ca
2+
vào làm cho các bóng chứa
axetincolin gắn vào màng trước và
vỡ ra, giải phóng vào khe xinap.
- Axetincolin gắn vào thụ thể trên
màng sau và làm xuất hiện điện thế
hoạt động lan truyền đi tiếp.
- Vì phía màng sau không có chất
trung gian hóa học để đi về phía
màng trước. Ở màng trước không có
thụ thể nhận chất trung gian hóa
học.
màng trước, di vào chùy xinap và được tái
tổ hợp thành axetincolin chứa trong các
bóng xinap.
- Cơ chế truyền tin qua xi nap được
ứng dụng trong thực tế như đối với
thuốc atropin giúp giảm đau, thuốc
tẩy giun sán dipterex ở lợn.
GV giải thích cơ chế trong phần mở rộng
này để giúp học sinh hiểu thêm.
- Trong cơ thể còn có loại xinap điện, ít
phổ biến. Có cấu tạo từ kênh ion nối giữa 2
màng tế bào cạnh nhau nên xung thần kinh
có thể lan truyền thẳng từ noron này sang
noron khác.
Nội dung:
II. Cơ chế truyền tin qua xinap:
- Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn sau:
+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap, làm Ca
2+
đi vào trong chùy xinap.
+ Ca
2+
làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước vỡ ra .
Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap đến màng sau.
+ Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất hiện điện thế
hoạt động ( xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.
5. Củng cố:
Hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm:
1. Túi xinap bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào :
A. Dịch mô
B. Dịch bào.
C. Màng trước xinap.
D. Khe xinap
2. Nơi có các bóng chứa các chất trung gian hóa học đó là:
A. Chùy xinap
B. Dịch bào
C. Khe xinap
D. Ti thể.
3. Xung thần kinh chỉ được chuyển giao từ màng trước xinap qua màng sau
xinap theo 1 chiều nhờ:
A. Các chất trung gian hóa hoc
B. Ion Ca
2+
C. Xuôi chiều gradient nồng độ.
D. Sự chênh lệch về điện thế.
C. DẶN DÒ
- Đọc SGK và mục “ Em cần biết”
- Chuẩn bị bài mới:
+ Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
+ Cho 1 vài ví dụ về các loại tập tính.